Nghệthuật khắc họa nội tâm nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong văn xuôi nguyễn thi (Trang 75 - 77)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2. Nghệthuật khắc họa nội tâm nhân vật

Thế giới nội tâm của con người là một thế giới mênh mông, đa dạng. Đi vào xây dựng hình tượng nhân vật, Nguyễn Thi luôn đi sâu vào miêu tả nội tâm của những nhân vật trong tác phẩm của mình: đó là những tâm trạng, những suy nghĩ, phản ứng tâm lý trong những hoàn cảnh, tình huống nào đó. Mạch vận động của câu chuyện cũng đi theo mạch nội tâm của nhân vật. Sự vận động nội tâm trong nhân vật của Nguyễn Thi phong phú nhưng không quá phức tạp, bởi họ là những con người bình dị, chân quê nên suy nghĩ, nội tâm của họ cũng bình thường, tự nhiên và chân thực. Nhân vật trong tác phẩm Nguyễn Thi hầu hết đều có một nội tâm đa dạng. Trong nội tâm nhân vật luôn có sự đấu tranh để nhân vật nhìn thật rõ lòng mình, để biết đâu là đúng, đâu là sai. Quá trình đấu tranh đó đã giúp nhân vật bộc lộ đúng bản chất của con người mình.

Đó là sự đấu tranh của Na trong truyện Trong xóm nhỏ về tình yêu đầu mới

chớm nở, đối với anh bộ đội Thông, về chuyện chồng con, về mẹ già: “Ra đồng bạn bè

bàn tán, thanh niên bóng gió, về nhà thì chị em tiếng bấc, tiếng chì, nước mặt mẹ như đè nặng hai vai. Na muốn bỏ nhà đi cho rảnh mắt nhưng nghĩ đi nghĩ lại, mình đi yên phận mình, mẹ ở nhà chẳng lẽ để người ta chửi? Bằng ấy tuổi đầu Na chẳng chịu cho ai làm xấu hổ mẹ mình cả. Na nhất định không thèm về với anh chồng trẻ con kia rồi

muốn ra sao thì ra”[40, tr.326]. Bao nhiêu nỗi lo toan cho cuộc đời vô định của mình

trước một cuộc hôn nhân không tình yêu, không cân xứng. Rồi sự xuất hiện của Thông, tình yêu của Thông làm Na hy vọng biết bao nhiêu, hy vọng vào một ngày mai thống nhất đất nước họ cùng nhau về Nam trên con tàu mơ ước. Nhưng những tàn tích phong kiến khốn nạn còn sót lại ở thôn quê trong việc ép duyên đã làm tan vỡ biết bao cuộc tình trong trắng giữa những cô gái nông thôn với các anh bộ đội,trong đó có Na và Thông. Na dứt khoát thoát ra khỏi tàn tích phong kiến ấy nhưng Thông thì không được, anh còn là bộ đội, anh là con của dân, là người phải đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho nhân dân chứ không thể làm xáo trộn tất cả lên, làm niềm tin vào cách mạng của nhân dân bị lung lay. Còn Sáu trong truyện dài Sen trong đồng, thì sự đấu tranh trong

nội tâm là những băn khoăn về Đảng, niềm tin đối với cách mạng. Khi bị giặc bắt dù

chúng có đánh đập chị đến đâu, chị vẫn giữ trọn lời hứa với cách mạng: “trung thành

với cách mạng đến hơi thở cuối cùng, dù có bị bắt cũng không được khai báo”. Trong

tù chúng bắt tù diễn kịch “Người mù vượt tuyến” hay “Máu rơi rừng Lý Thuận”, trong

suy nghĩ của Sáu đã có sự xáo trộn: “Trời ơi sao hồi đó đằng mình lại làm điều gì kì

vậy? Sáu hỏi mấy chị có thiệt vậy không?... Sáu kiểm lại kỹ coi mấy anh mấy chú hiền

lành có ai làm như vậy không?”. Nhưng những việc làm của chúng không làm Sáu

hiểu khác về cách mạng, Sáu vẫn giữ cho cách mạng tấm lòng trắng trong của một

người con gái dám hy sinh cả cuộc đời mình cho lý tưởng cách mạng: “Không có! Chỉ

có bọn Việt gian mới làm vậy thôi. Nghĩ vậy, Sáu yên tâm coi nó diễn kịch, một chút nữa là Sáu tin, lo hơn cả lo cha chết…Giận cái ngu của mình hôm trước, không bao

giờ Sáu coi nữa ”[42, tr.158-159]. Từ đó về sau Sáu biết cách mạng ở trong lòng mình,

luôn tồn tại, luôn chói sáng, còn “Đảng là tất cả anh chị em mình ở đây”. Sáu tự đấu

tranh với lòng mình để chị biết được tấm lòng của chị đã dành hết cho cách mạng, dành hết cho Đảng và cũng để biết được đâu là đúng đâu là sai. Qua đó đã bộc lộ được bản chất của người phụ nữ cách mạng ấy, trong sáng, tinh khiết như một đó hoa sen, “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.Miêu tả tâm trạng vợ chồng ông Tư Trầm trong tiểu

thuyết Ở xã Trung Nghĩa là nỗi lo nguy cơ bị cướp ruộng thì giọng văn của ông u uất

và đau xót: hai người già cả đơn côi, cô quạnh với tâm trạng nặng nề trong khung cảnh một đêm sâu với một không gian có vầng trăng đỏ tứa, có tiếng chó sủa rộ, tiếng mõ báo động...

Nội tâm nhân vật được dùng để lý giải hành động và lời nói của nhân vật. Những con người cách mạng như Sáu, Ba, suy nghĩ đúng nên hành động đúng. Suy nghĩ của tên trung úy đồn trưởng đồn số bốn trong truyện ngắn Tự do, cái tự do của hắn lệch lạc, hắn nghĩ rằng cái tự do của hắn có được là do ngài Tổng thống Diệm ban cho, tự do của hắn là: “Cứ để cho ai thích gì làm nấy, điều sang còn lại, sự hèn mất đi”[40, tr.217], cứ thế hắn tự do chén cơm rượu nhà mụ Cầm,tự do cưỡng bức người phụ nữ mà hắn muốn,và cuối cùng để trả giá cho sự tự do ấy là cái chết của hắn. Rồi đến những tên ngu dốt như Đinh Như Khoa, Phan Thanh Vân hay Phạm Văn Đăng chúng nghĩ có thể

tìm một cuộc sống yên ấm, cao sang khi đi theo gót giầy của kẻ thù để tàn phá quê hương, kết quả là sao? Là chúng thất bại, mất mạng, tù tội, bỏ vợ, bỏ con…

Nội tâm nhân vật còn bộc lộ rõ nét qua suy nghĩ của họ về cách mạng và Đảng.

Cách mạng trong suy nghĩ non nớt của cô bé Út trong Người mẹ cầm súng là các anh

bộ đội trả nợ cho gia đình Út, giúp gia đình Út thoát khỏi cảnh đi ở đợ từ đời này sang đời khác. Khi trưởng thành hơn thì cách mạng trong suy nghĩ của Út là đánh Tây, là niềm tin vào cách mạng, cách mạng có Bác nhất định sẽ thành công, và còn là câu nói

của anh Hai Tấn: “Cách mạng không ở đâu xa, ở ngay trong lòng mình”[41, tr.163].

Và Đảng chính ở trong con người như chị với câu nói: “Lớp mình có giàu hồi nào đâu

mà biết nghèo”. Còn cách mạng đối với Hạnh trong Ước mơ của đất là phải làm sao

giúp được ấp nhà, phải làm sao được cùng anh em mình đánh giặc.

Nguyễn Thi thành công trong việc khắc họa nội tâm nhân vật,từ việc đi vào khắc họa những cảm xúc tinh tế cho đến những suy tư sâu sắc trong nội tâm của nhân vật. Nguyễn Thi đã miêu tả hết sức sinh động thế giới nội tâm của nhân vật trong tác phẩm của mình. Hiểu được những suy nghĩ tâm tư của người nghèo khổ, trang viết Nguyễn Thi luôn có sức hút với độc giả, bởi Nguyễn Thi luôn lắng lòng mình để nghe tiếng lòng người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong văn xuôi nguyễn thi (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)