Chân dung những nhân vật phản diện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong văn xuôi nguyễn thi (Trang 51 - 53)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.2. Chân dung những nhân vật phản diện

Miêu tả hình ảnh của nhân vật chính diện, nhân vật anh hùng, hay những người dân bình thường, Nguyễn Thi đã dành cho họ những trang viết thật đẹp, thật xứng đáng với họ. Tuy nhiên, khi đi vào miêu tả nhân vật phản diện, miêu tả kẻ thù thì Nguyễn Thi không hề nương tay với chúng, nhà văn sẵn sàng dùng ngòi bút châm biếm mỉa mai và tỏ rõ thái độ của mình.Nhà văn không viết, không nói nhiều về nhân vật phản diện, chỉ khắc họa được một số chân dung nhân vật tiêu biểu cho kiểu người mang bản

chất áp bức, bóc lột, ngu dốt. Trong truyện ngắn Chuyện xóm tôi Nguyễn Thi đã miêu

tả hình dáng của tên Tổng Phòng khét tiếng tàn ác:“Tổng Phòng còi cọc, lỏng ngỏng

như cây mía bị đuông”, “Nó có hai răng cửa lớn như cái bàn cào”[41, tr.10]. Hình ảnh

Phòng lại xấu xa, dị hợm bấy nhiêu. Trong Người mẹ cầm súng hình ảnh của mụ vợ

Hàm Giỏi cũng dị hợm không kém: “Vợ Hàm Giỏi cao mập. Ngay thằng chồng đứng

cạnh mụ chỉ như “lóc nói mà ôm cột dừa”. Uy thế của mụ cũng ghê gớm như cái thây của mụ. Mỗi lần ngồi ghe đi góp lúa, mụ ngã người ra sau, chỏi hai chân ra trước, hai

bên ghe chạm hai con khỉ bằng cây ngồi chầu”[41, tr.151-152]. Trong truyện Sen trong

đồng là hình ảnh bọn tay sai, bọn đầu hàng giặc:“Thằng cò hiến binh đeo rằn ri cái gì

ở trên vai. Nó không có râu nhưng cằm nó xanh um như đít con nít có chàm”[40,

tr.122]. Bằng cách so sánh không cân đồng này mà chúng ta hiểu rõ hơn thái độ của nhà văn hay là chính của những người nông dân trong tác phẩm đối với những kẻ bán rẻ nhân cách của mình để mưu cầu lợi danh. Sự căng thẳng giữa ta và địch càng được

đẩy lên đỉnh điểm hơn nữa với cuốn tiểu thuyết còn dang dở Ở xã Trung Nghĩa. Nhân

vật phản diện đã cụ thể, có tên gọi và có tính cách, cá tính riêng nhưng thật giống nhau về bản chất: đại diện Hiếm, cảnh sát Âu, vợ chồng chủ ấp Ba Sồi, Hai Mật…Trong công sở, đại diện Hiếm bé choắt trước cái bàn mặt đá to…như cái tham vọng của hắn, đôi mắt to trũng sâu vừa lờ đờ vừa ẩn náu một khát khao vô độ, mặt luôn nhăn nhó, với bộ bà ba trắng xác như giấy -manh khoác ngoài của con quỷ - chẳng phải đi với ma, y phải khoác áo giấy mà! Lời ăn tiếng nói tỏ ra uy quyền, nhưng bao giờ cũng cố ôn tồn, nhẹ nhàng. Nó là kết quả có tính toán của cách xử thế mày chủ trương. Bản chất bóc lột, ngu dốt của y còn được thể hiện qua cung cách làm việc của hắn trong cái nhà công

sở ấy. “Đã đem thân ra gánh vác (…) thì phải biết đối nhân xử thế, vũ không dũng thì

phải có mưu, tay không tinh thì miệng phải giỏi, có gan thì lợi nhuận mới đến nhà -

không có ai chìa tay ra mà của lại đến” [42, tr.226]. Khôn ngoan, cố tránh mọi sự mất

lòng, đổ mọi tiếng ác, tội ác, thù hằn cho cảnh sát Âu thô lỗ, cục cằn và các cấp khác. Bởi vì, dầu đang có quyền chức, y vẫn sợ tương lai bởi sự ám ảnh của áp lực quá khứ.

Nên y đã răn dạy người khác:“con người ở đời không có gì tốt bằng phải biết tùy thời

mà ăn ở” [42, tr.228]. Vừa muốn xác lập, khẳng định và thừa hành quyền thế để có thể

kiếm chác cho riêng y- mà y không giấu - cho bọn nhà giàu mà chính quyền y là công cụ: Cướp ruộng lại cho Bảy Kiệt, cho vợ chồng chủ ấp Ba Sồi, ra lệnh bắt giải bà Tư Trầm lên quận…Nhưng không phải chỉ một lần y có cảm giác sợ hãi, khi đang hung hăng quát nạt bà Tư Trầm, mẹ con chị Hai Khê, bỗng rợn người nghe câu hát vu vơ chị

Hai ru con:“Mai kia phượng đáo về dinh…”, hay khi đối mặt với ông Tư Trầm, cảnh sát Âu đang hung hăng bỗng cảm thấy một sự lạnh lẽo như mũi dao nhọn xuyên suốt mọi lớp rào tre đâm thẳng vào mặt mình, khiến y hoảng hốt, lên xe máy chạy. Hai tên tay sai đứa xảo quyệt, gian ngoan, đứa thô lỗ, hung hãn, đại diện Hiếm bé choắt thì cảnh sát Âu đứng cũng không cao hơn ngồi bao nhiêu, đứa đi xe đạp chậm mà bao giờ tới đích cũng nhanh, đứa đi xe máy tòng tọc nhanh mà bao giờ cũng tới chậm, đứa bàn tay nhung đứa bàn tay sắt. Chúng liên kết lại với nhau đe nẹt, trị dọa nhân dân, kẻ tung người hứng. Nguyễn Thi đã không ngần ngại đã phanh phui mọi cái lố lăng, kệch cỡm, tàn ác trong cách ăn ở, đi đứng, làm việc của bọn đại diện Hiếm, cảnh sát Âu, những tên nhãi nhép ngụy quyền ở xã nhưng lại mang đủ tính điển hình tay sai, hệt như Ngô Đình Diệm, hoặc bọn Thiệu Kỳ. Cái vẻ hào nhoáng, phồn thịnh tạm bợ cũng không thể nào che giấu được cái bản chất ti tiện, mọt rỗng của chúng. Càng tỏ ra lộng quyền bao nhiêu thì cái bản chất thối nát ấy càng phơi bày ra bấy nhiều, làm trò cười cho thiên hạ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong văn xuôi nguyễn thi (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)