Ngôn ngữ độc thoại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong văn xuôi nguyễn thi (Trang 77 - 80)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.1. Ngôn ngữ độc thoại

Độc thoại nội tâm là “lời phát ngôn của nhân vật nói với chình mình, thể hiện

tiếp quá trình tâm lý nội tâm, mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con người

trong dòng chảy trực tiếp của nó” [11, tr.108]. Độc thoại nội tâm diễn ra trong suy

nghĩ của nhân vật và không phát ra thành lời. Trong độc thoại nội tâm, ngôn ngữ không bị cản trở bởi bất kì yếu tố nào bên cạnh, vì nằm trong dòng ý thức của nhân vật. Đây là một thủ pháp nghệ thuật độc đáo của nhà văn trong việc khám phá bề sâu tâm hồn con người. Qua đó bản chất, và tâm hồn con người được phơi bày một cách rõ nét nhất.

Khắc họa nội tâm của nhân vật, Nguyễn Thi đưa nhân vật vào những hồi ức và

suy tư. Những suy tư trong dòng hồi ức của nhân vật Việt trong truyện Những đứa con

lí, nội tâm của người tỉnh táo đã khó mà ở đây lại là tâm lí, nội tâm của con người luôn nằm trong trạng thái giữa mê và tỉnh, hiển nhiên nhiệm vụ nghệ thuật đặt ra càng khó bội phần. Nhưng nhà văn đã thể hiện một cách xuất sắc trạng thái “chập chờn cơn tỉnh cơn mê” đó của nhân vật. Bốn lần Việt “tỉnh dậy ” trên trận địa, mỗi lần Việt nhớ gì, nghĩ gì đều được nhà văn miêu tả rất cụ thể, tinh tế và chính xác. Thông thường, mạch hồi tưởng của nhân vật trong bước khởi đầu phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố dẫn dụ của ngoại cảnh. Tác giả hiểu điều đó rất rõ, tâm lí con người tuy phức tạp nhưng vẫn diễn biến một cách có lôgic. Lần thứ hai Việt tỉnh dậy, nghe tiếng ếch nhái kêu dậy lên, Việt

tự nhiên nhớ về những đêm đi soi ếch, nhớ “khi đổ ếch vào thùng, chú Năm thế nào

cũng sang”. Thế là hình ảnh chú Năm hiện lên với những câu hò và cuốn sổ gia đình

cùng ý nghĩa của nó. Lần thứ ba Việt tỉnh dậy, tiếng cu rừng nhắc Việt nhớ tới chiếc ná thun, rồi chiếc ná thun nhắc tới hành trang trong chiếc ba lô ngày nhập ngũ, ngày nhập ngũ là ngày má Việt vừa mất, thế là nỗi nhớ “chuyển vùng” sang hình ảnh của người má thân yêu. Việt tỉnh dậy lần thứ tư trong tiếng súng thôi thúc. Sự thôi thúc ấy khiến Việt liên hệ tới ý nghĩ thôi thúc ngày đi bộ đội, liên hệ với chuyện chị em giành nhau nhập ngũ trước, sau đó là chuyện mang bàn thờ má đi gửi bên nhà chú... Nhìn chung nhà văn nắm rất chắc quy luật diễn biến tâm lí con người. Nguyễn Thi đã khéo léo tạo cho tác phẩm một hình thức kết cấu độc đáo tương đồng với “kết cấu” của những giấc mơ chập chờn, từ đó cứ mở rộng dần đối tượng được miêu tả và đi mỗi lúc một sâu vào đời sống nội tâm của nhân vật.Đó còn là cái suy nghĩ của người phụ nữ

tin tưởng vào chồng mình nhưng lại có chút giận dỗi vì lời bông lơn của chồng: “Bây

giờ, ngồi một mình, nỗi ấm ức không chân, không cẳng bỗng lù lù kéo đến…Ơ cái người đàn ông hay lăng nhăng! Ai người ta gửi lòng, gửi dạ cho riêng eng mà eng hay làm rộn lên. Eng đùa với chúng bạn nhưng eng không nghĩ tới vợ Eng. Những

lúc ngồi ngẫm một mình như ri”[40, tr.129] (Trăng sáng). Đến những thắc mắc trong

lòng cô gái muốn làm cái gì đó cho cách mạng, cho các anh bộ đội khi bộ đội đóng

khắp cả xóm, nhưng không đóng ở nhà mình: “Bao nhiêu nhà khác điều ở, duy có

nhà Mận là anh em chừa ra, trơ trọi như nhà hoang. Mận nghĩ mãi. Tại thành phần Mận có nặng nề gì chăng?... Gia đình Mận không có gì đáng ngại. Hay tại Mận có điều tiếng ngang tắt gì chăng? Hay Mận không có chồng nên các anh ấy sợ, không

ở? Các anh bộ đội gì còn chẳng sợ, lại sợ người chưa có chồng, lẩn thẩn!”[40,

tr.140](Về Nam). Suy nghĩ của cô cũng chỉ là ý nghĩ đời thường, một thắc mắc của

những người dân thương yêu bộ đội, ủng hộ cách mạng muốn góp một phần nhỏ sức lực của mình vào cuộc cách mạng của cả đất nước.

Suy nghĩ giản đơn trong thế giới nội tâm của trẻ thơ cũng hồn nhiên, đáng yêu và trong trẻo như dòng nước mát trên con sông quê hương mà ngày ngày chúng thường hụp lặn. Đó là ý nghĩ thằng Mỹ không có cổ vì cậu bé thì thấp mà thằng Mỹ cao nhòng

cứ cúi đầu xuống trong truyện Trên đường xóm. Cái ý nghĩ trong tâm tưởng của con

Bé rằng thấy má nó đánh bót, mà xung phong khi trèo lên ngọn dừa trước nhà: “Dường

như má đang xung phong, chụp súng, vọt qua mương rượt giặc”[41, tr.99]. Suy nghĩ

của trẻ thơ cũng trong veo như đôi mắt tròn xoe của chúng: “Nó thương má lắm vì thằng Mỹ chưa chịu chết nên má còn phải đi đánh chúng, má vắng nhà hoài nên cứ

thương hoài”[41, tr.109](Mẹ vắng nhà). Tình thương của đứa con dành cho người mẹ

cũng được nói lên cụ thể trong suy nghĩ của Bé.Trẻ con có những suy nghĩ hồn nhiên vô tư, nhưng trong suy nghĩ ấy trẻ con vẫn có ý thức về kẻ thù, về việc phải đánh kẻ thù. Đây là suy nghĩ của cậu bé Cần lúc mới năm tuổi mỗi khi tưởng tượng về thằng

Tây: “Cần lại nghĩ rằng thằng Tây tựa một thằng chạy rất nhanh, có đến bốn chân, tay

dài như cây trúc, lúc nào cũng có thể nắm cẳng trẻ con xách lên được”[41, tr.227].

Dần dần thằng Tây biến đổi hình tượng trong óc Cần: Đó là những thằng còn dữ tướng hơn cả lão thầy pháp Cỏn, chỉ có hai chân thôi, tay cỡ đòn gánh, nhưng mặt có lông, chúng mổ bụng thím Tư hay hát đưa em như mổ gà và đánh bà già, ông lão tóc đã bạc trắng, còn đau hơn cả người lớn đánh trẻ con. Tội ác của thằng Tây hiện lên trong suy nghĩ Cần ngày càng cụ thể hơn bằng những việc làm tàn ác của chúng mà Cần đã thấy. Và cuối cùng thằng Tây trong óc Cần là thằng đã bắn chết chị hai của Cần, cụ thể hơn đã trở thành một mối thù trong lòng Cần, thành nỗi đau đớn khi mất đi người thân

(Những sự tích ở đất thép).

Nhân vật trong tác phẩm Nguyễn Thi luôn có những suy nghĩ, băn khoăn về bản

thân mình, về con đường mình đã chọn. Đó là suy nghĩ của chị Út Tịch trong Người

mẹ cầm súng khi được kết nạp vào Đảng: “Chị tự giận mình sao hôm đó run quá không

lời thề ấy chị đã được giảng dạy và có làm rồi”[41, tr.211] và suy nghĩ của chị trước khi lên dự đại hội: “Nghĩ mình dốt, lên đại hội không biết nói gì, khóc”[41, tr.214]. Đó

là suy nghĩ của Gần trong Những sự tích ở đất thép khi lần đầu tiên ra vành đai công

tác: “Ta sẽ là con trai, ta không sợ bom đạn, nhất định ta sẽ bắn được một thằng

Mỹ”[41, tr.271].Đó là nỗi lo lắng băn khoăn của Hạnh khi mất liên lạc với các anh bộ

đội: “Làm sao nối công tác được với các anh? Hạnh viết thư gởi cho ai, gởi đi

đâu?”[42, tr.312](Ước mơ của đất). Đó là nỗi lo lắng của Ba trong truyện Cô gái đất

Ba Dừa, khi đứng trước bà con họp xóm: “Từ hôm về tới nay chưa ra mắt đồng bào

lần nào. Họp xóm như thế nào, Ba không biết. Nghe tiếng mấy chú kêu loa, Ba rối lên,

nói cái gì đây thưa cô bác. Làm sao…”.[42, tr.41]. Cái bỡ ngỡ của lần đầu lãnh đạo

người khác. Ba suy nghĩ về công việc lãnh đạo của mình: “Lãnh đạo chắc là như vậy.

Ai làm không đúng thì mình lại mình nói cho họ biết”[42, tr.45].

Không chỉ suy nghĩ về bản thân mình, nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Thi còn suy nghĩ cho những người thân của mình. Như cô thanh niên được đi tân binh

sắp phải xa mẹ, cô đứng ngoài hé cửa dòm mẹ mình: “Tóc má vẫn còn đen nhưng mắt

kém lắm, phải nghiêng người, nheo mắt sát ngọn đèn thử bột”[41, tr.25], đó là cái

tinh ý của đứa con gái sắp phải xa mẹ để đi làm nghĩa vụ với đất nước trong truyện

Mùa xuân. Trong Người mẹ cầm súng lại là những suy nghĩ của chị Út khi chị phải

bông lơn trước kẻ thù để giựt bót, hạ đồn: “Mình hy sinh thân mình thì được rồi,

nhưng anh ấy là chồng…Làm sao xẻ được nỗi đau lòng ấy của anh để Út xin gánh

chịu một mình”[41, tr.167-168]. Chính những suy nghĩ ấy đã thấy được sự cảm thông,

thấy được tấm lòng của chị đối với chồng. Những lúc đánh trận, xung phong chị chỉ nghĩ đến làm sao giết được kẻ thù nhưng khi trở về với gia đình chị mới giật mình

nhớ đến đàn con: “Nếu mình hy sinh thì nó sẽ ở với ai đây? Nó ở với nhân dân! Bây

giờ nó cũng đã ở với người dân rồi. Đời mình cực thì đời sau nó sướng. Giặc còn thì giặc cũng giết cả đời con mình. Nghĩ đến cảnh đàn con phải đi ở đợ như mình ngày

xưa, Út không chịu nổi – Còn cái lai quần cũng đánh!”, Út dạy con như vậy.”[41,

tr.196-197].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong văn xuôi nguyễn thi (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)