7. Cấu trúc của luận văn
2.2.1. Một không gian đậm chất Nam Bộ
Dường như là một sự sắp đặt của số phận, ngã rẽ của đường đời đã đưa Nguyễn Thi vốn là một người con đất Bắc đến với miền Nam, mảnh đất hào hùng của một thời đánh Mỹ. Cảnh sắc thiên nhiên và con người nơi đây đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của ông. Mảnh đất ấy nằm ở vùng Cực Nam của Việt Nam, nổi tiếng với hệ thống kênh rạch chằng chịt, mạng lưới sông ngòi dày đặc là nơi bắt nguồn của văn hóa sông nước, văn hóa miệt vườn. Mảnh đất tươi đẹp và trù phú đã đi vào trang văn của Nguyễn Thi một cách chân thực và tự nhiên nhất, mang lại cho người đọc cảm giác gần gũi, như được sống, được tận hưởng bầu không khí trong lành, xanh mát của cỏ cây, hoa lá, dòng nước mát chở nặng phù sa. Và chỉ có tình yêu, sự am hiểu sâu sắc thì Nguyễn Thi mới khắc họa được bức tranh thiên nhiên với kênh rạch, bãi đước, rừng tràm, xuồng ghe, tiếng chày giã bàng,…một cách sâu sắc, tinh tế, chân thực vốn là của riêng Nam Bộ.
Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình, người đọc như được dẫn dắt
vào một thế giới mang những dấu ấn rất riêng. Đó là không gian của những dòng sông, ruộng đồng, bờ bãi. Xuyên suốt dòng hồi tưởng miên man, đứt nối của người chiến sĩ
giải phóng quân tên Việt khi anh bị thương nặng, bị lạc đồng đội, nằm lại giữa chiến trường, ấn tượng sâu đậm trong anh không chỉ là hình bóng những người thân yêu mà đó còn là hình ảnh một quê hương Nam Bộ đã trở thành một vùng kí ức rất đỗi thiêng liêng trong tâm hồn người lính trẻ. Việt nhớ tới những dòng sông mà con sông nào cũng "nhiều phù sa, lắm nước bạc. Ruộng đồng phì nhiêu cũng sinh ra từ đó. Lòng tốt
con người cũng sinh ra từ đó" gắn liền với những câu chuyện về cuộc đời chèo ghe
mướn nhiều vất vả mà cũng lắm kỉ niệm buồn vui của chú Năm, người thân yêu còn lại của hai chị em Việt và Chiến. Tâm thức Việt còn nhớ về những cánh đồng lắm phù sa với cánh cò bay mải miết mà trong những đêm mưa rả rích ngoài vàm sông, Việt cùng chị Chiến đi soi ếch, cười vui từ lúc đi cho tới lúc về. Có thể nói, không gian, bối cảnh mà hằng ngày hai chị em Việt và Chiến "hít thở" đều là khung cảnh đậm đặc sắc màu Nam Bộ. "Bầu không khí" ấy có những dòng sông mà thuở bé, hai chị em đã từng đi theo du kích bắn tàu Mỹ trên sông Định Thủy; có những vườn cây trái sum suê mà Việt đã từng in dấu chân trong những lần đi bắn chim bằng chiếc ná thun của mình và cũng là để thực hiện nhiệm vụ cảnh giới cho các cô chú cán bộ. Tất cả đều mang một sắc màu rất riêng biệt. Những vàm sông, những cây xoài mồ côi, những buổi đi soi ếch hay những lần đi bắn chim đã trở thành bầu trời cổ tích tuổi thơ mà Việt không bao giờ quên. Cái dấu ấn của ruộng đồng, bờ bãi ấy còn theo Việt vào những kỉ niệm về hình ảnh người má thân yêu. Trong dòng chảy kỉ niệm, người má hiển hiện trong tâm thức người lính giải phóng quân trẻ tuổi không chỉ ở sự đảm đang, tần tảo; ở lòng yêu thương chồng con; ở một cuộc đời đau thương mà rất đỗi hiên ngang, bất khuất mà đó còn là mùi của bùn đất, của rơm rạ, của lúa gạo, của ruộng đồng, bờ bãi toát lên từ thân hình người má. Mùi vị của mồ hôi tần tảo, mùi của ruộng đồng, rơm rạ đã trở thành một cái gì đó rất đỗi thân quen mà thiêng liêng đến lạ lùng, chiếm một phần rất quan trọng trong đời sống tâm hồn của Việt. Đó thực sự trở thành một nét rất riêng của những con người được sinh ra trên mảnh đất miền Nam - thành đồng Tổ quốc. Dòng hồi tưởng đã đưa Việt trở về không khí của buổi sáng hai chị em sửa soạn mọi việc trước lúc lên đường ra mặt trận. Trong cái linh thiêng của hành động khiêng bàn thờ ba má sang gửi nhà chú Năm, hai chị em Việt và Chiến vẫn lại tiếp tục đi qua dãy đất cày trước cửa, men theo chân vườn thoang thoảng mùi hoa cam, con đường mà hồi trước má Việt vẫn
đi để lội hết bưng này qua bưng khác. Khu vườn, cánh đồng, mùi hoa cam thoang thoảng thực sự là những hình ảnh thấm đẫm chất thơ, in đậm dấu ấn Nam Bộ mà nhà văn Nguyễn Thi đã tạo dựng thật thành công và đầy ấn tượng!
Đọc những trang văn trong truyện ngắn Mẹ vắng nhà chúng ta có cảm giác thân
quen như được sống, được hít thở, được đắm chìm trong cảnh sắc thiên nhiên. Mở đầu truyện là nắng, là gió của dòng sông Hậu vẫn thổi vào lồng lộng. Con Bé – con chị Út
Tịch leo lên cây dừa phóng tầm mắt ra xa, nhìn về phía đó, nơi trước đây có“những
đốm vàng của các rẫy khoai, những đường viền xanh của những viền cây mà nó biết rõ ở đó có những cây bưởi vẫn trổ bông trắng, những đám mía tây đánh lá, những
hàng dừa xiêm với tay đụng trái và những rặng mãng cầu trĩu quả”.“Xa hơn nữa là
lằn sông Cái, mây như từng tảng núi đá vỡ ra đang sà mình xuống đó.”[41, tr.94].
Trong tầm mắt của con Bé dường như không gian đã được mở ra hết cỡ bao trọn lấy những gì đặc sắc nhất, đẹp nhất của mảnh đất Nam Bộ đó là dòng sông Hậu lịch sử ghi dấu bao nhiêu chiến công của quân và dân ta, dòng sông chở nặng phù sa bồi đắp cho những vườn cây trái sum suê, trĩu quả…Thế nhưng bom đạn của giặc Mỹ đã tàn phá tất cả. Trong câu chuyện được kể hình ảnh cây dừa (một loại cây quen thuộc đặc trưng của xứ non nước Nam Bộ) xuất hiện trở đi trở lại nhiều lần, gắn bó với sinh hoạt của bà con xóm nhỏ. Thân dừa cũng là nơi ghi dấu tội ác của chiến tranh,biết bao nhiêu vết đạn ngang dọc của thằng Tây vẫn còn hằn sâu. Trong cuộc sống, sinh hoạt của bà con nơi đây, cây dừa đã trở thành một phần không thể thiếu: bóng lá dừa đu đưa trên đầu lũ trẻ, mặc cho tiếng bom đạn ngoài kia có dữ dội thế nào cũng không thể lấn át được cái không gian vốn đẹp đẽ này. Dưới gốc dừa là nơi ông Sáu hay ngồi “đương lọp”, rồi đọc thơ cho lũ trẻ nghe. Đây cũng là nơi các cô du kích hay dừng nghỉ chân
để kiểm điểm và ăn bánh. Nó mang bóng dáng của con người “thân dừa sứt sẹo lại
mang nguyên màu rám nắng của da người”[41, tr.104]. Mặc dù toàn thân chằng chịt
những vết thương xoáy sâu, mở toang hoác nhưng với sức sống mãnh liệt nó vẫn cứ vươn mình trong nắng, vươn bóng che mát khoảng sân trước nhà, ve vuốt trên lưng lũ trẻ. Gió từ sông Hậu mênh mông lại thổi về mang theo mùi cá biển hòa lẫn với mùi bom na pan. “Những con vồng màu phù sa hiện ra với nắng nhấp nhô như những
lượn sóng. Trên đầu những ngọn sóng ấy, đường xóm trải dài cùng với những bóng
tre, bóng dừa và bóng trẻ con qua lại”[41, tr.108].
Có lẽ mỗi nhà văn đều có một vùng đất riêng của mình để từ đó mở rộng cánh cửa đến với thế giới. Một không gian Nam Bộ thân quen, gần gũi, đậm chất thơ ta bắt gặp trên những trang văn của Nguyễn Thi là hình ảnh rất đỗi thân quen của những mái nhà san sát nhau, những rặng dừa, những vườn cây trái, từng bờ kênh, con rạch, rừng tràm, tiếng giã gạo, cả mùi gió biển, mùi đất mặn ùa về sống động trên những trang văn. Còn Nguyễn Trung Thành lại chọn dừng chân ở mảnh đất Tây Nguyên anh hùng. Chính mảnh đất Tây Nguyên là nơi đã nuôi dưỡng nhà văn, vì vậy mà dường như muốn
trả cái ơn sâu nặng ấy, ông viết Đất nước đứng lên, Rừng xà nu và những tác phẩm
khác đều mang dáng dấp Tây Nguyên. Ông đã đem hơi thở từ men rượu nồng nàn của
đất rừng Tây Nguyên thổi vào tác phẩm Rừng xà nu để người đọc càng gần gũi hơn và
yêu mến hơn một khúc ruột của quê hương mình. Cả một không gian núi rừng rộng lớn với những con người, cảnh vật, cả những nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc đậm chất Tây Nguyên dường như được thu nhỏ lại chỉ trong chục trang sách. Mở đầu tác phẩm là hình ảnh của một rừng xà nu bạt ngàn, đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài đồi xà nu nối tiếp tới chân trời. Chất Tây Nguyên còn thể hiện trong không gian sinh hoạt và không gian địa lí. Từ phía nhà Rông có ai đó đánh lên một hồi mõ dài ba tiếng, tất cả dân làng Xô Man kéo đến nhà cụ Mết. Nhà rông là nơi khí thiêng liêng của đất trời hội tụ lại để bảo trợ cho dân làng, là nơi thực thi các luật tục nhà Rông, là nơi già làng tập hợp dân làng để bàn luận việc quan trọng của buôn làng. Nguyễn Trung Thành đã đặt những con người Xô Man này ngồi nghe kể Khan về cuộc đời của T’nu, nơi không gian nghệ thuật là nhà Rông bên bếp lửa, đậm cái không khí Tây Nguyên. Khan là một loại văn kể chuyện của dân tộc vùng Tây Nguyên được kể trong các dịp đầu cúng, lễ hội dần dần trở thành một sinh hoạt văn hóa truyền thống bình thường của buôn làng. Chất Tây Nguyên còn được thể hiện qua bữa ăn với muối. Khi T’nu trở về sau những ngày tháng xa quê. T’nu được cụ Mết đãi những món ăn đặc biệt dành cho những người đi xa về đó là món canh tàu môn bạc hà nấu lạt trong ống nứa còn có thêm mấy con cá chua. Và muối chính là món quà quý với người dân Tây nguyên nó thể hiện
qua cách ăn muối của họ, không nêm muối vào canh ăn sống từng hạt, ngậm rất lâu trong miệng để nghe chất mặn đậm đà tan dần.
2.2.2.Tính cách những con người Nam Bộ
Đặt bút viết về những con người anh hùng nơi đây, nhà văn xứ Hải Hậu - Nam Định, Nguyễn Thi đã chứng tỏ vốn hiểu biết sâu sắc về tính cách của những con người miền Nam. Ông đã tạo dựng thành công những bức chân dung từ những người nông dân chất phác đến những người phụ nữ, thanh niên và cho đến trẻ con cũng có nét tính cách đặc trưng.Với những nét tính cách hết sức đặc biệt, không trộn lẫn nhưng tất cả đều gặp gỡ nhau ở sự bộc trực, thẳng thắn, trọng nghĩa khí, sâu nặng tình cảm với quê hương, gia đình và có lòng căm thù giặc sâu sắc. Đặc biệt đặt trong mối quan hệ với quốc gia, dân tộc, trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh thì những tính cách ấy càng trở nên vụt sáng trở thành những tính cách điển hình tiêu biểu của con người Nam Bộ anh hùng.
2.2.2.1. Người nông dân
Người nông dân Nam Bộ qua ngòi bút của Nguyễn Thi là những con người có tính cách chất phác, thật thà, mang dáng vẻ “chân quê”.Họ là những con người lớn lên trên đồng ruộng,ước mơ của họ là làm sao cho được cơm no áo ấm, sống trong một gia đình bình yên không có khói lửa chiến tranh.Đó là nét chân chất của chú Năm của chị
em Việt trong truyện ngắnNhững đứa con trong gia đình, cái chất phác ấy được thể
hiện qua cách chú viết cuốn sổ gia đình của Việt: “Ngày…quận Sơn dắt lính Mỏ Cày
về bao nhà, hỏi bà nội rằng chú Năm trốn đâu, bà nội nói không biết, quận Sơn bắt bà
nội cúi xuống giữa sân đánh bà nội ba roi…”[41, tr.70]. Cuốn sổ gia đình của Việt
được chú Năm viết rất cụ thể, chi tiết với một giọng điệu chân phương. Chú Năm cũng
là người hay hò nhất. Chú Năm hò không hay, bởi vì “giọng hò ấy đã đục và tức như
gà gáy”[41, tr.69], mỗi khi chú cất giọng thì chị em Chiến đều bịt miệng cười. Mỗi khi
cất giọng “đôi mắt chú mở to, đọng nước, nhìn thẳng vào mắt Việt, đầu chú lắc lư,
nhắn nhủ, làm như Việt chính là nơi cụ thể để chú gửi gắm những câu hò đó... Và chú chỉ cất giọng hò khi chú kể sự tích gia đình và cuối câu chuyện thế nào chú cũng hò lên mấy câu, những câu nói về cuộc đời cơ cực của chú và những chiến công của đất này”[41, tr.69]. Theo tiếng hò của chú, khi thì Việt biến thành “tấm áo vá quàng hoặc con sông dài cá lội của chú, khi thì Việt biến thành người nghĩa quân Trương Định.
ngọn đèn biển Gò Công hoặc ngôi sao sáng ở Tháp Mười”[41, tr.69]. Qua những hình ảnh như “tấm vá quàng”, “sông dài cá lội”... trong câu hò, người nghĩa quân Trương Định, ngọn đèn biển Gò Công ấy đã nhắc nhở con cháu nhớ về ngọn nguồn, về hồn thiêng sông núi của cha ông bốn nghìn năm nay.
Cái chất phát của chị Út Tịch khi lên diễn đàn của Đại hội ngày 2 tháng 5 năm
1965 với bộ bà ba màu đất, với giọng nói “mang những vần không cong lưỡi của quê
Trà Vinh”[41, tr.39]. Sự chất phác thật thà cộng với tấm lòng nhân ái sẵn có của họ nên
họ sẵn sàng đùm bọc, cưu mang những con người cần giúp đỡ. Đó là bà Sáu Hò hàng xóm mà chị em con Bé vẫn kêu bằng “nội”trong truyện ngắn Mẹ vắng nhà, bà cưu mang những đứa con của chị Út Tịch bằng những nồi khoai, bằng những bữa cơm khi mẹ chúng vắng nhà, khi nhà con Bé không còn lon gạo. Không chỉ bà Sáu Hò mà ai cũng thấy mình phải có trách nhiệm giúp đỡ gia đình chị Út. Dù là bà con người Kinh hay Khơ Me, dù là các mẹ chiến sĩ hay các cô gái trong đội văn nghệ đều làm một việc
giống nhau: “Nếu thấy chị em con Bé đi một mình thì người ta hiểu rằng cha mẹ chúng
đang đi đánh giặc. Và nếu lúc đó có pháo hoặc máy bay bắn thì bất cứ ai cũng có thể kéo chúng nó xuống hầm. Còn gặp bữa ăn thì khỏi nói, ai cũng cảm thấy mình có bổn phận ôm chúng vào nhà, cho chúng ngồi vào mâm… Sau khi đi đánh trận về, mấy mẹ
kêu chị vào bọc cho vài lít gạo”[41, tr.181] (Người mẹ cầm súng). Đó là mợ Tư, là
những người nông dân thân quen đã đùm bọc chở che Sáu trong những lần đi hoạt
động, khi Sáu bị bắt những con người ấy vẫn luôn dõi theo Sáu: “Ở đây có bác Mười
chạy xe đò nuôi Sáu hàng hai, ba tháng. Bác Tám Cờ chuyên môn đánh cờ tướng lấy bà mẹ Tám xưng tràng nhạc ở cổ, nhận Sáu làm con nuôi, lúc nào Sáu ra là dấu kín ở
trong buồng…”[42, tr.118]. Nét đặc trưng trong tính cách của con người Nam bộ là
thẳng thắn, bộc trực, nhất là người nông dân Nam bộ thì nét tính cách ấy càng được thể hiện rõ hơn. Họ là những con người thẳng thắn, bộc trực dám nghĩ dám làm. Đó là chị
Út Tịch dám thẳng thắn chửi vào mặt những tên phản bội: “Mầy ăn của tao còn dính
kẽ răng mà đã vội quẹt mỏ dắt lính bắt chồng tao!”[41, tr.158]. Trong truyện Cô gái
đất Ba Dừa là cái tính thẳng thắn của Ba khi nghĩ sao nói vậy về việc ai giới thiệu Ba
vào Đảng: “Anh Tự có dặn tôi là nếu ai có hỏi thì biểu anh ấy giới thiệu, nhưng riêng
tôi thì tôi nói anh Khương giới thiệu, vì anh Khương là người nói với tôi trước mặc
truyện Sen trong đồng là cái ý nghĩ của một cô con gái vừa mới lớn, muốn tham gia cách mạng, muốn góp vào cuộc chiến những công sức dù rằng là nhỏ bé của mình. Nghĩ là làm Sáu lao vào cuộc chiến với cả một tấm lòng, một nghị lực phi thường.
Người nông dân trong tác phẩm của Nguyễn Thi thật thà nhưng không khờ khạo, trong suy nghĩ nhận thức của họ luôn nhận ra được đâu là cái xấu, cái ác, đâu mới thật