Bức chân dung của cả một tập thể anh hùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong văn xuôi nguyễn thi (Trang 35 - 51)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.1. Bức chân dung của cả một tập thể anh hùng

Là một nhà văn chiến sĩ cách mạng đứng vững trên vị trí một người Việt Nam yêu nước chân chính, Nguyễn Thi đã đem toàn bộ cuộc đời mình đặt vào cuộc chiến đấu giải phóng, cùng vui, cùng buồn, yêu ghét với nỗi niềm chung của đồng bào, đồng chí. Ông sống gắn liền với mồ hôi, xương máu, với nhân dân, nhất là với bộ đội và người nông dân. Nguyễn Thi đã xây dựng thành công nhân vật chính diện của mình là những con người cách mạng mang phẩm chất khí phách anh hùng. Anh hùng trong tác phẩm Nguyễn Thi là những con người dung dị,bình thường trong cuộc sống. Ở đó là cả một thế giới trẻ con, là những cán bộ chiến sĩ, là những người mẹ, người chị, những ông bà nội ngoại, những chú, những cô nghe như rất thân thuộc với mỗi chúng ta vậy.

Viết về chiến tranh, viết về miền Nam và về người lính đã có hàng trăm, hàng nghìn người đã viết và đang viết. Với cảm hứng hào sảng, mang đậm màu sắc sử thi anh hùng ca lãng mạn thật không khó khi nói hình tượng người chiến sĩ là một trong những hình tượng đẹp nhất, rực rỡ nhất, có sức lay động nhất mà văn xuôi đã xây dựng được. Cũng trên tinh thần đó, hình tượng người lính đi vào trong văn xuôi Nguyễn Thi trở thành hình tượng trung tâm với vẻ đẹp của một tâm hồn trẻ trung, hóm hỉnh, tinh thần lạc quan, đậm chất lính. Họ biết tạo ra niềm vui từ những khó khăn, gian khổ; ngang tàng trong cách nhìn những thiếu thốn, hiểm nguy.

Ở truyện ngắn Làm việc, ta gặp Cần, một tiểu đội trưởng bộ binh, đúng như cái tên gọi của mình, anh rất chăm chỉ học làm giáo án, làm động tác, làm chỉ huy, rất có ý thức trách nhiệm và cầu tiến. Rồi các chiến sĩ: Hân chín chắn; Đường sôi nổi; Vẽ xốc xác. Họ là những đại diện cho những mẫu người trẻ măng chỉ với độ tuổi hăm năm, hăm sáu, luôn hài lòng về cuộc đời nên rất dễ yêu mình và yêu tất cả chung quanh, yêu ánh “nắng chiếu trong mắt bò óng ánh” và “khi xung phong quê hương cùng đi theo”[40, tr.53-54]. Những người lính trẻ trung đó mang vào trong trận chiến cả cái nét

đáng yêu đúng như độ tuổi của mình, đó là chiến sĩ Đường mới chỉ mười chín tuổi với niềm đam mê đá bóng thì không ai bằng “trên thế gian này, nhất quả bóng rồi tới đường, không một cái gì có thể chen được vào giữa. Hở ra là đá, đá với Vẽ, rồi đá một

mình”. Cả khung cảnh sinh hoạt bình thường của một đơn vị bình thường giữa miền

quê dã ngoại, dưới trời thu êm đẹp đều được ngòi bút Nguyễn Thi tái hiện lại một cách chân thực nhất. Có người tiếp thu cái mới chậm nhưng trong hành động lại nhanh nhẹn, hăng hái. Có kẻ hẹp hòi đôi chút, người kia chừng mực hơn, nhưng tất cả đều học tập chăm chỉ, giữ gìn kỉ luật, thương yêu nhau như anh em một nhà.

Khắc họa hình tượng của người lính, ngòi bút của Nguyễn Thi lại dịch chuyển

sang một hướng tiếp cận mới, đối tượng mới là những anh nuôi quân. Ở truyện ngắn Lao

động vinh quang là hình ảnh của một tổ anh nuôi trong phong trào pháo thủ toàn

năng.Trong câu chuyện được kể, Hàm là người lớn tuổi nhất được giao nhiệm vụ làm anh nuôi chăm lo từng bữa cơm cho anh em trong đại đội. Anh nuôi quân rất giỏi. Giỏi vì anh đã dồn hết sức lực, tâm trí vào việc này, bàn tay anh đã từng làm ra tương ớt, dấm tỏi, dưa cải, dưa kiệu; óc anh từng nhiều đêm suy nghĩ biến xương cá đáng lẽ vứt đi thành chả chiên, thành nước mắm, nuôi từng đàn bò, đàn heo để cải thiện đời sống cho đại đội. Diễn biến của câu chuyện tiếp tục khi Hàm không muốn tập pháo, anh đưa ra những lý lẽ chắc như đinh đóng cột. Anh nói sức người có hạn, chẳng nên bắt cá hai tay: hoặc làm anh nuôi, hoặc làm pháo thủ, hãy để anh làm tốt một việc, còn hơn làm nhiều mà bôi bác. Thế nhưng thực tế cách mạng lúc bấy giờ đòi hỏi còn người phải phát huy triệt để khả năng của mình, không chỉ làm tốt một nhiệm vụ mà phải cáng đáng thêm nhiều nhiệm vụ mới mẻ và phiền phức khác. Bởi lao động là quang vinh khi nó khai thác mọi khả năng còn ẩn giấu chưa chịu bộc lộ ra hết ở mỗi người.

Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình, chúng ta bắt gặp hình tượng

của Việt, anh lính trẻ bị thương còn rất ngây thơ, vừa thoát ly khỏi xã đi bộ đội, lần đầu

gặp “Những con đường sắt chỉ có hai cái ngoe thôi, coi thiệt ngộ, chân người bước lên

còn té, vậy mà xe chạy được” [41, tr.62]. Nhưng anh cũng từng biết thế nào là mù trời

khói đạn, trực thăng nhào tới, đã tự tay bắn phát bá đỏ góp lửa với du kích để chính

mắt nhìn thấy thằng Mỹ: “Ở trần, cái nón có tai bay mất, một lỗ đạn bằng cái khu tô

tr.62]. Chính tên đồng bọn với lũ giặc đã lã đại bác giết mẹ anh, kéo dài tội ác lúc giặc Pháp chặt đầu cha anh. Cho nên chẳng lấy làm lạ khi Việt lâm trận liền lao vào cuộc đọ lê, dồn căm hờn diệt tên lính Mỹ, lăn xả quật ngã đứa khác đúng lúc nó bổ báng súng xuống đầu mình, đã ghim đau đớn, quên tính mạng chông chênh để không chịu buông tha chiếc xe bọc thép, nhảy bám theo, thả thủ pháo nổ gọn, đốt xe cháy bùng. Tối sầm mặt mày, hai mặt bị thương túa máu, Việt mơ hồ thấy mình làm tròn lời hứa, không bỏ lỡ cơ hội bấy lâu chờ đợi, sẵn sàng hy sinh cho hận thù cần trả, hạnh phúc phải giành. Việt đi lính khi tuổi mới chỉ mười tám, nên trong sinh hoạt hằng ngày, tính nết anh còn trẻ thơ. Nhưng lại rất người lớn trong tình cảm và ý thức giết giặc. Bằng hành động bất ngờ, những phút giây kì lạ giáp mặt với cái chết, Việt vượt qua ranh giới tuổi thơ, tạo nên chiến tích. Cả khi bị thương một mình còn sót lại trên trận địa thân xác tê dại, khắp người đang rỉ máu, miệng muốn la lên nhưng đã tê cứng; xung quanh toàn mùi tanh lạnh xác chết, các hố bom, tấm tăng cháy dở, vỏ đạn tanh máu, sắt thép ngổn ngang và đặc biệt là sự im lặng, im lặng ngoài trời và cả trong tâm nhưng chiến sĩ Việt không hề nao núng, không hề run sợ, trong suy nghĩ của Việt vẫn mang nét vô tư, hồn

nhiên: “Chết là gì nhỉ? Chắc là đau gắp mấy lần bị thương. Hay chết tức là người thật

biến lên trên nóc nhà, còn người giả thì nằm lại đó? Việt chưa bao giờ nghĩ tới cái chết, mà cũng chưa nghe ai nói rõ nó ra sao, nhưng nếu chết mà không còn được ở chung với anh Tánh, không còn được đi bộ đội nữa thì buồn lắm. Việt không sợ chết chỉ sợ cái đó

thôi” [41, tr.73]. Tuy bị thương như vậy nhưng Việt vẫn mạnh mẽ, gan lì luôn muốn đối

đầu với kẻ thù: “Tao sẽ chờ mày! Trên trời có mày, dưới đất có mày, cả khu rừng này

còn có mình tao, mày có bắn tao thì tao cũng bắn được mày” [41, tr.73]; khắp cơ thể là

thương tích, bàn tay chỉ còn ngón tay cái là có thể cử động được nhưng cây súng của Việt vẫn sẵn sàng nã đạn vào kẻ thù. Chính điều ấy đã chứng minh cho sức sống mãnh liệt của người chiến sĩ.

Chân dung người lính trong thời đại chống Mỹ dường như kết tinh tập trung lại ở hình tượng những người chiến sĩ dân quân du kích Nam Bộ mang vẻ đẹp của lí tưởng cách mạng: gan dạ, mưu trí và kiên cường chiến đấu đấu đến hơi thở cuối cùng để bảo

vệ mảnh đất quê hương. Với câu nói nổi tiếng của chị Út Tịch “còn cái lai quần cũng

Nguyễn Thi mô tả như một tính cách phát triển có quá trình từ khi còn nhỏ, đi ở đợ đến lúc lớn khôn, có con, tham gia đánh Pháp, tham gia đánh Mỹ. Chị vừa là một người mẹ, người vợ và là một người chiến sĩ cách mạng. Bị áp bức từ nhỏ nên trong chị đã chất chứa nỗi căm thù từ ngày đó. Khi được giác ngộ lý tưởng cách mạng, nghe và tin đi theo tiếng gọi của Đảng chị trở thành nữ du kích đánh Mỹ anh hùng. Với chị, công

tác cách mạng là: “Cái công việc mà nếu phải ngừng lại một lúc nào đó thì cả hai vợ

chồng sẽ cảm thấy lẻ loi, trơ trọi, buồn khổ không biết chừng nào?” [41, tr.161]. Riêng

với anh Tịch - chồng chị tuy là nhân vật phụ, được phác họa qua vài nét nhưng vẫn rõ tính cách. Anh không chê Út dù cô gái đó có đá banh, vật lộn như con trai. Rất tin vợ, anh để vợ tùy ý làm những điều “kỳ cục”, miễn sao hạ được bót. Anh bằng lòng cho vợ mang thai bảy tháng đi đánh bót Đường Trâu; khi địch âm mưu phản vận, anh vẫn

kiên quyết đánh, mặc dù giặc có thể giết lũ con anh, nên bảo vợ “em đang mang thai,

còn gà mái thì còn gà giò, cứ đánh!” [41, tr.175]. Vợ nào chồng đó, tính khí anh Tịch

tuy trái với Út, anh trầm tính hơn nhưng cũng là người rất quyết liệt, ham mê đánh giặc, lăn vào đất chết tìm lẽ sống. Chân dung người anh hùng Nguyễn Thị Út đã hòa lẫn vào trong cái tập thể lớn của xã Tam Ngãi. Tên của chị đi liền với những tên khác như anh Tịch - chồng chị, chú Chín Luông, cán bộ Đảng, ông Chín Đà, cán bộ mặt trận, ông Sáu Hò… tất cả tạo nên một tập thể anh hùng toát lên vẻ đẹp của lí tưởng cách mạng. Quan hệ giữa chị Út và nhân dân xã Tam Ngãi là quan hệ giữa người anh hùng mới với tập thể quần chúng sản sinh ra nó, là quan hệ giữa chủ nghĩa anh hùng cách mạng và cơ sở quần chúng rộng rãi của nó. Và đâu chỉ có một nữ du kích mang tên Nguyễn Thị Út, để sau

này chúng ta có cả một tiểu đội nữ du kích mang tên Nguyễn Thị Hạnh trong Ước mơ

của đất, hay chị Chiến trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình…. Dù ở hoàn

cảnh nào thì trong họ cũng sáng ngời, mang vẻ đẹp đậm chất lính kiên trung, dũng cảm. Đến với thế giới nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Thi đâu chỉ có hình ảnh những người lính kiên cường trực tiếp cầm súng chiến đấu mà ở đó còn là hình ảnh của những phụ nữ nơi hậu phương cũng đang ngày đêm góp sức cho công cuộc giải phóng đất nước. Vậy nên không phải ngẫu nhiên mà hình ảnh trung tâm và cũng là hình ảnh thành công nhất trong tác phẩm Nguyễn Thi lại là hình ảnh người phụ nữ Nam Bộ, người mẹ, và là người mẹ cầm súng. Là vì, đối với ông, người mẹ - người

mẹ Việt Nam luôn là chỗ dựa cả về vật chất lẫn tinh thần cho tất cả những đứa con, lớn hoặc nhỏ, gần hoặc xa, trong gia đình hoặc ra ngoài xã hội. Người mẹ cũng là nhân vật có khả năng quy tụ vào mình nhiều mối quan hệ có ý nghĩa, và cũng là nguồn gốc sinh ra và là nguồn nuôi dưỡng những tình cảm lớn lao, đằm thắm ở con người.

Mỗi tác phẩm của Nguyễn Thi hầu hết đều có hình ảnh người phụ nữ xuất hiện, bằng những vai khác nhau như: người bà, người mẹ, người vợ, người chị…mỗi người mang một dáng dấp, một tính cách riêng biệt làm nên một hệ thống nhân vật nữ phong phú đa dạng. Mặc dù có những nét riêng khác biệt nhưng đặc điểm chung của những người phụ nữ trong tác phẩm Nguyễn Thi: họ là những nạn nhân của chiến tranh, là những người mẹ, người vợ mòn mỏi đợi con, chờ chồng. Đó là hình ảnh của người vợ bên bờ Bắc luôn mong mỏi chờ chồng với niềm tin mãnh liệt, có một mụn con để nâng niu yêu thương, để rồi phải đau xé lòng nhìn nó ra đi một cách quá dễ dàng trong câu chuyện của hai người phụ nữ không có tên riêng mà nhân vật “tôi” nghe được một cách tình cờ trên một chuyến xe khách từ Hà Nội vào giới tuyến Vĩnh Linh trong truyện

ngắn Quê hương. Đó còn là tình yêu thương của người mẹ già ở quê đối với cô con gái

“đi đông đi tây” có người chồng hy sinh trong chiến tranh, bà mẹ già luôn ngóng chờ

con về trong những ngày tết của quê hương trong câu chuyện Đôi bạn. Còn người vợ

trong truyện ngắn Cậu Huân thì lại tằn tiện nhịn ăn nhịn mặc để cùng chồng nuôi dấu

những người cán bộ hoạt động bí mật: “Mẹ tôi nhịn trầu, chỉ nhai tí bẹ cau cho chát

mồm. Cha tôi bỏ thuốc lào từ lâu, bù vào tiền chợ. Khéo chi ly, dưa mắm, mẹ tôi vá víu

cũng xong” [40, tr. 207-208].

Người phụ nữ thường nhẫn nhịn và im lặng nhưng sự im lặng của người vợ

trong truyện ngắn Im lặng không phải là sự sợ sệt hay hèn nhát. Người vợ chấp nhận

im lặng tha thứ cho kẻ đã làm nhục mình vì cô muốn bảo vệ cho kháng chiến một người trinh sát giỏi, nhưng khi kẻ ấy đã phản bội hàng ngũ cách mạng, khi nghe được câu nói

của người chồng: “Em hãy bảo vệ tình yêu như bảo vệ sinh mạng của mình. Thà chết

còn hơn chịu nhục” [40, tr.376], thì ở người đàn bà ấy bỗng trỗi dậy một sức mạnh ghê

gớm để chống chọi lại với kẻ thù,dù rằng cuối cùng phải đổi bằng cả tính mạng của mình.

Họ còn là những người phụ nữ có ý chí, có nghị lực, không chấp nhận cuộc sống ngột ngạt, u ám của thực tại; không chấp nhận kiếp người nô lệ, không thể đứng nhìn kẻ thù ung dung tàn phá đất nước, chia cắt non sông mà họ vùng dậy đấu tranh.Cũng như bao nhiêu người phụ nữ của mỗi thời đại,họ cũng mong muốn sống bình yên bên gia đình,nhưng trong hoàn cảnh giặc thù tàn bạo những ước mơ bình dị ấy trở thành xa xăm, không bao giờ có được. Cũng như bao người phụ nữ Nam Bộ kiên cường, bất khuất, yêu

chồng, thương con, hết lòng vì đất nước mà hy sinh, chị Út Tịch trong Người mẹ cầm

súng, đã mang trong mình bản tính gan góc, không sợ cường quyền ngay từ khi còn nhỏ.

Nhớ những ngày đi ở đợ chỉ mới mười hai tuổi, người ốm nhách bị áp bức, chị đã biết căm thù bọn áp bức từ ngày đó. Chị đã dám đánh lại vợ địa chủ: một lần Út liệng một cái chén vào mặt và lia một con dao vào tay mụ Hàm Giỏi, một lần nữa Út đã thủ sẵn nắm ớt bột chực sẵn đập vào mặt con gái hội đồng Thanh. Uống thuốc gì mà gan dữ vậy?

Có uống thuốc gì đâu! Bị đòn nhiều quá mà cứ phải ngậm ngậm ở trong lòng mới nảy

ra cái gan dữ vậy”[41, tr.153]. Năm ấy chỉ mới mười bốn tuổi mà Út đã biết rút ra một

điều có ý nghĩa phương châm cho suốt đời: “Đánh nó để nó không đánh được mình”[41,

tr.152].Thế rồi từ chỗ đánh địa chủ tiến lên đánh cả Tây, cả Mỹ, từ chỗ đánh cho mình,

cho thế hệ mình đến chuyện đánh cả cho lớp con cái về sau, đánh hoài, đánh mãi, “còn

cái lai quần cũng đánh”!.

Nguyễn Thi đã nâng hình ảnh người phụ nữ Nam Bộ lên trở thành hình tượng con người anh hùng, những nữ anh hùng ấy là những con người có thật của miền Nam, là những anh hùng gần gũi quen thuộc, bình dị mà phi thường.Đó là người con gái anh hùng của vùng Tháp Mười - Nguyễn Thị Hạnh, chị xin được ở lại vùng đất nhỏ hẹp đầy giặc để sống và chiến đấu, để phá cho bằng được ấp chiến lược. Chị như người cầm ngọn đuốc cách mạng để nhen lên ánh lửa sâu xa nhất trong lòng bà con nơi đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong văn xuôi nguyễn thi (Trang 35 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)