Chân thực, gần gũi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong văn xuôi nguyễn thi (Trang 68 - 70)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.1. Chân thực, gần gũi

Mỗi nhân vật đều có những nét đặc trưng riêng về ngoại hình, Nguyễn Thi hiểu được điều ấy và đã vận dụng vào việc khắc họa hình tượng nhân vật trong tác phẩm. Tuy nhiên không phải nhân vật nào cũng được nhà văn miêu tả hình dáng bên ngoài mà luôn có sự chọn lựa sao cho việc miêu tả ấy thực hiện được ý đồ nghệthuật của mình. Ngoài ra khi nhà văn đi vào miêu tả ngoại hình nhân vật cũng không phải là tái hiện máy móc một chân dung nào đó, mà phải có sự chọn lựa một cách công phu một vài nét tiêu biểu nhất để khắc hoạ ngoại hình của nhân vật. Những nét có ý nghĩa nhất của một ngoại hình chính là những nét đạt giá trị điển hình của nhân vật. Ngoại hình của nhân vật trong tác phẩm Nguyễn Thi luôn là những gì gần gũi và chân thực nhất vốn đã trở thành những nét điển hình tiêu biểu của người dân Nam Bộ để lại ấn tượng khó quên trong lòng người đọc. Đôi khi khi đó chi là những ấn tượng ban đầu để độc

giả nhận diện nhân vật. Trong truyện ngắn Làm việc ấn tượng đầu tiên về anh chàng

Vẽ là một anh chàng có một tuổi trẻ tràn trề sức lực: “Vẽ mới hăm hai tuổi. Đen, ngực

nở như lườn chim cu”[40, tr.55], một chàng trai có sức vóc to lớn, mạnh mẽ với nước

da mang “màu”của những con người lao động. Ngoại hình nhân vật không chỉ là những ấn tượng ban đầu, đôi khi đó còn là những dấu ấn riêng mà người đọc không thể nhằm lẫn với bất kì nhân vật nào. Dấu ấn mà nhân vật Thi để lại cho người đọc là hay cười,thật

thà, nhưng rắn chắc: “Thi, một anh bạn hay cười. Lúc nào cũng cười mỉm như một cô

thích làm duyên. Anh em bảo anh thật thà như con gái. Nhưng có một điều trái ngược là thân anh lại cao lớn. Gót chân anh bước chắc nịch như muốn ra oai cả với mặt đất. Những lời anh nói đều có đôi mắt to và sắc đưa đẩy thêm, cảm hóa thêm người

nghe”[40, tr.80]. Trong con người Thi luôn có sự hài hòa giữa sự dịu dàng và mạnh

mẽ, người đọc sẽ nhớ mãi về anh bộ đội vui vẻ, dí dỏm nhưng khi lao động cũng có

chút máu nghệ sĩ: “Thi đã nhảy tới đầu dốc nứa. Anh ngồi xổm chân trước, chân sau,

lên như đánh nhịp một, hai, ba…rồi bỗng anh trượt người xuống như kiểu xe trượt

tuyết”[40, tr.81](Xuống núi).Viết về nhân vật cậu Huân trong tác phẩm cùng tên: “Vẫn

những nốt trứng cá dầy cộm trên hai má, đôi lông mày râm lồ lộ dưới cái trán thấp của khuôn mặt ngắn, đôi môi không hút thuốc lào đỏ chót như con gái, mặt bên trái có

một vết ve to, trong đến gan góc”[40, tr.206] (Cậu Huân). Nét đặc trưng riêng của một

người thanh niên đã để lại ấn tượng không bao giờ quên trong lòng người phụ nữ cùng chồng nuôi dấu cán bộ. Nguyễn Thi khắc họa được những diện mạo luôn để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc là vì nhà văn đã thật sự nắm bắt được những đặc điểm nổi bật của nhân vật và đi vào miêu tả một cách có nghệ thuật.

Nhân vật của Nguyễn Thi là những con người gần gũi,thân thuộc được Nguyễn Thi đưa vào trang viết rất chân thực vì thế nó luôn có sức sống, một sức sống tự nhiên.

Đó là hình ảnh thân thuộc, hồn nhiên của những đứa trẻ miền Nam trong Chuyện xóm

tôi: “Chiều chiều, nắng ngã ngọn, Đực phơi cái bụng chang bang, đội cái nón rộng

lểnh lảng của mẹ trông như một tai nấm…Cả hai lưng trần đỏ hỏn, quần cụt sệ

rốn…”[41, tr.7]. Hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu ấy chắc hẳn có nhiều người đã nhìn

thấy trên từng bờ đê, trên từng cánh đồng quê. Để miêu tả những nét chân thực gần gũi như thế ngôn ngữ trong tác phẩm Nguyễn Thi phải thật sự chân chất, mang những nét

phương ngữ, dễ hiểu, dễ gần như: “nắng ngã ngọn” “cái bụng chang bang” “rộng

lểnh lảng” “quần cụt sệ rốn”. Từ ngữ chân phương, gần gũi ấy để miêu tả hình dáng

cũng chân phương, gần gũi. Chiến tranh vẫn cứ ác liệt nhưng trẻ con vẫn là trẻ con, vẫn hồn nhiên, vẫn vui đùa cùng bè bạn. Hình ảnh trẻ con hiện lên qua ngòi bút của Nguyễn Thi còn nhận được sự cảm thông, lòng thương cảm trong lòng đọc giả vừa hiện thực lại vừa gợi tả, như hình ảnh của chị Út Tịch khi chị đánh lại địa chủ và bỏ trốn:

Một buổi sáng, các anh bộ đội thấy một em bé gái ốm tong teo mặc quần cụt, áo cánh

vải xe lửa vá chằng vết roi còn hằn trên cổ, đến nằn nì xin đi theo bộ đội”[41,

tr.153](Người mẹ cầm súng). Nghèo khổ, ở đợ từ đời này qua đời khác, áo chẳng được

lành cơm chẳng được no đó là hoàn cảnh của chị Út. Cuộc sống đói nghèo, bất công đã tạo cho Út một hình dáng như thế, cái chân thực ở đây còn cho người ta thấy hình ảnh trẻ con hồn nhiên đáng yêu nữa mà nó gieo vào lòng người đọc một nỗi xót xa, một nỗi đau làm lòng người ta nhoi nhói. Còn đây là hình ảnh của con Bé-đứa con lớn của chị

Út Tịch: “Con Bé mới mười tuổi. Nó bồng hết em này đến em khác. Hông nó lúc nào

cũng sần sượng, nổi chai.”[41, tr.182](Người mẹ cầm súng). Từng vết sần sượng, nổi

chai ấy là minh chứng cho những ngày tháng vất vả lam lũ của một cô bé phải thay mẹ mình chăm sóc cho những đứa em còn ngây thơ hơn cả tuổi lên mười của cô bé. Đây không chỉ là hình ảnh riêng của chị Út Tịch hay con Bé con chị mà khi đọc tác phẩm độc giả vẫn hình dung ra được: đó là hình ảnh của những kiếp người còn trong gông xiềng, hay những đứa bé phải lớn trước tuổi. Chúng hiểu được rằng phải tự biết lo cho bản thân, lo cho cả những đứa em nhỏ của mình để cha mẹ chúng có thể yên tâm cầm súng ra trận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong văn xuôi nguyễn thi (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)