Hài hòa giữa miêu tả trực tiếp và gián tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong văn xuôi nguyễn thi (Trang 70 - 75)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.2. Hài hòa giữa miêu tả trực tiếp và gián tiếp

Nguyễn Thi miêu tả ngoại hình nhân vật không phải để tạc những bức tượng về nhân vật ấy mà thông qua ngoại hình nhân vật nhà văn còn thể hiện được ý đồ nghệ thuật của mình. Qua ngoại hình người đọc sẽ thấy được hoàn cảnh xuất thân và quan trọng hơn là tính cách của nhân vật.

Ngoại hình nhân vật được Nguyễn Thi miêu tả trực tiếp thông qua người kể chuyện, có khi đó là nhân vật “tôi” trong câu chuyện. Như hình ảnh cô gái miền Bắc

được nhà văn miêu tả trực tiếp: “Mận năm nay mười chín tuổi, chắc người, hai má lúc

nào cũng như trong bếp mới ra”[40, tr.139] (Về Nam). Nét hồn nhiên, đáng yêu của

tuổi mười chín của Mận thể hiện ở cái tính còn ngại ngùng, mắc cỡ khi gặp những anh bộ đội. Cô gái ấy cũng đảm đang quán xuyến mọi việc nhà, chăm lo cho đứa em và cũng giúp đỡ các anh bộ đội. Người ta cũng dễ hình dung ra một cô gái sắc sảo, lanh

lẹ và đáng yêu qua lời miêu tả trực tiếp của nhà văn: “Con mắt lá răm, lông mày lá

liễu, đáng trăm quan tiền, ấy là cô Tình! Lạy chúa, cô là người Công giáo, nhưng đôi mắt cô còn sắc hơn cả những lời nào sắc sảo nhất trong Kinh thánh. Tuy nhiên, đôi

môi cô lại nhỏ, trong rất hiền từ.”[40, tr.103] (Lao động là quang vinh).Nhân vật Tình

qua ngòi bút của Nguyễn Thi là một cô gái dễ để lại ấn tượng cho người đọc. Cô có một nét đẹp có sự pha trộn, đan xen giữa sắc sảo và dịu dàng, lanh lẹ và hiền từ.Đằng sau vẻ đẹp đó lại là một bản lĩnh vững vàng, mạnh mẽ hơn bao giờ hết, cô chỉ huy dân quân, diễu hành, thao tác đại liên, tham gia mọi công tác xã hội, tự nâng mình lên ngang

đặt xuống nhắc lên, răm rắp theo mệnh lệnh….Cô đang lăn mình ra ngoài khoảng

trống, nhường mô đất cho cây đại liên tiến lên, nhằm về phía trước, bóp cò”[40, tr.115].

Cũng như Tình, cô Lý trong truyện ngắn Làm việccũng được tác giả miêu tả trực tiếp:“Cô Lý hiện ra ngoài cổng. Hiện ra như một cô tiên hiện đại dưới bóng trăng xanh: áo trắng gài kín cổ, khăn đội hơi lệch một bên, mái tóc mai trải ngược có mùi

thơm hoa bưởi, cái thắt lưng màu mỡ gà óng ả bên hông.”[40, tr.67].Một vẻ đẹp của

sự tươi trẻ, hóm hỉnh nhưng cũng rất mực dịu dàng đan xen vào câu chuyện dường như làm giảm đi cái không khí ngột ngạt, căng thẳng của những ngày tập luyện đem lại cảm giác tươi vui, thư thái khi cô gái ấy cất tiếng hát ghẹo đôi câu. Nhân vật Sương trong

truyện ngắn Xuống núi:Sương trùm khăn vuông kín mít, chỉ để hở đôi gò má hồng và

cặp mắt lồ lộ như người chơi ú tim. Trên khuôn mặt nửa kín nửa hở ấy, đôi mắt cô đã bắt người ta có những cảm giác hơi kỳ lạ: nó như đang rình mò để nuốt lấy đằng trước, và như sẵn sàng như một thế chịu đựng, chiến đấu nắm lấy phần thắng. Trên nét mặt

ấy còn thoảng một màu da nâu, màu da của các cô gái siêng năng vùng biển” [40,

tr.86]. Cô mang làn da nâu của những cô gái vùng biển quê hương cô. Với ánh mắt biết nói, nét mặt, nụ cười của Sương đã cho ta thấy cô là một cô gái gan dạ, bền trí, một cô gái mang nét dịu dàng nhưng khi cần thiết thì cũng mạnh mẽ không thua kém một ai. Và đây là hình ảnh của một người phụ nữ phải chịu nhiều đau khổ và tủi nhục trong

truyện Im lặng:“Đôi mắt long lanh ươn ướt hình ảnh như vừa có ngấn nước. Trên gò

má cao cao, nó càng sâu thăm thẳm như đọng ở đấy nhiều đêm nghỉ ngợi. Tóc chị xõa xuống lắp nửa vừng trán, tôi nhìn thấy rõ một vết sẹo dài nằm ngang thái dương. Mái tóc chị càng làm tôi ngạc nhiên,chỉ ngắn như một người con trai để dài, chưa che hết gáy. Chị cử động nhanh nhẹn, hơi thở mạnh từng giây đứt đoạn, mệt mỏi. Tất cả đã

nói với tôi một con người chịu đựng và đang buồn”[40, tr.367]. Đó là một phụ nữ có

nhiều tâm sự, có nhiều xúc cảm. Chị có tên Nhãn cái tên gắn liền cuộc đời chị với quê hương thân thương bị bắt trong một lần đi liên lạc, chúng trói chị lại để làm chuyện đồi bại để rồi chị bị chúng truyền cho cái bệnh khốn kiếp. Hòa bình lập lại, chị mới được chữa khỏi nhưng nỗi đau không dừng lại ở đó mà chị lại phải một lần nữa đớn đau khi

anh ta đi lấy vợ. Hoàn cảnh như thế, đã tạo cho cô một tính cách “trầm lặng” nói đúng hơn đó là “im lặng”.

Nhưng có nhiều lúc nhân vật được nhà văn khắc họa gián tiếp qua cảm nhận của

nhân vật trong câu chuyện hay của những người xung quanh. Trong truyện ngắn Những

đứa con trong gia đình ta bắt gặp hình ảnh của chị Chiến được khắc họa qua dòng hồi

tưởng của Việt. Chị Chiến mang dáng dấp quen thuộc của Má nói riêng và của những người dân Nam Bộ nói chúng. Qua dòng hồi tưởng của Việt chị Chiến hiện lên với vóc

dáng của một con người lao động: "hai bắp tay tròn vo xạm màu đỏ cháy nắng, rồi

dang cả thân người to và chắc nịch của mình nhấc bổng bàn thờ má lên”[41, tr.86].

Đó là vẻ đẹp của con người sinh ra để gánh vác, để chống chọi, để chịu đựng và để chiến thắng. Tuy vậy, chị cũng rất ư là nữ tính. Đi đánh giặc còn mang theo gương, lược, giữa mỗi trận đánh lại đem ra soi mình. Cảm nhận của nhân vật “tôi” về người

đàn bà trong truyện Quê hương mang một nét rất riêng: “một khuôn mặt trái xoan mang

màu nâu của những người vùng biển tưởng như không có nét gì đặc biệt, khi nào cười thì hai gò má mới nhô lên đôi chút như thách thức, đôi mắt hơi thâm lại thoáng vẻ nghiêm trang, còn khi nói chuyện thì chị nhìn thẳng rất hiền lành, sự hiền lành của một người chân thực, câu chuyện dù buồn hay vui, giọng nói lúc nào cũng dồn giập và cởi

mở, nghe thánh thoát như buổi sáng mùa hè ở miền Trung”[40, tr.52]. Nét đặc trưng

riêng của người phụ nữ ấy là làn da nâu của vùng biển quê hương cô, là đôi gò má hơi nhô lên như thách thức, là đôi mắt nghiêm trang nhưng lại rất hiền lành tất cả điều đó tạo thành một nét vừa riêng của chị, vừa của tất cả những người phụ nữ vùng biển miền Trung, hơn thế còn có nét gì đó của người phụ nữ Việt Nam nói chung. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả đặt những lời nhận xét của nhân vật “tôi”ở cuối câu chuyện. Nếu đặt ở đầu câu chuyện sẽ chỉ để lại ấn tượng ban đầu về ngoại hình của một người phụ nữ bình thường, ngoại hình được đặt ở cuối câu chuyện để kết thúc câu chuyện mà người đọc vẫn có những ấn tượng sâu sắc nhất về nhân vật của mình, và có những nhìn nhận đúng nhất về nhân vật thông qua cái nhìn của nhân vật “tôi”. Còn khi viết về người nữ anh hùng Nguyễn Thị Út thì Nguyễn Thi đã để hình ảnh chị hiện lên qua cảm

nhận của bà con lối xóm: “Tại xã Tam Ngãi, huyện Cầu kè, tỉnh Trà Vinh có một người

và đôi mắt to, sáng. Cô bác lớn tuổi quen gọi chị là con Út Trầu, vì chị hay ăn trầu. Lại có người đặt danh chị là “Bà Hồng” vì chị đánh giặc rất giỏi. Xóm giềng theo tục

địa phương ghép tên chị với chồng, cứ kêu là Út Tịch”[41, tr.149](Người mẹ cầm súng).

Qua những lời của bà con về chị đã cho người đọc biết được nét ngoại hình của chị dáng hình nhỏ gọn, khuôn mặt tròn, đôi mắt to và sáng, nhưng không chỉ có bấy nhiêu mà qua đó người đọc còn biết thêm được quê hương của chị, biết chị đã là mẹ của sáu đứa con, biết được xuất xứ của những tên gọi của chị và quan trọng hơn là biết được đôi nét về tính cách của chị như hay ăn trầu và đánh giặc rất giỏi. Ngoài ra còn thể hiện những tình cảm của bà con dành cho chị, đó là những tình cảm vừa gần gũi thân thương vừa nể phục người phụ nữ anh hùng Trà Vinh. Hay đi vào miêu tả nhân vật Sáu trong

Sen trong đồng, Nguyễn Thi đã đặt ra câu hỏi “Ở con người Sáu có những gì đặc biệt

mà tất cả mọi người đều thương mến?”; và tự trả lời bằng những điều thật giản đơn:

Năm nay Sáu hăm nhăm tuổi, chưa có chồng, với dáng đi vội vã, đôi mắt hiền dịu gần

như lờ đờ, đôi môi nhỏ lúcnào cũng niềm nở và sẵn sàng nói những lời dịu ngọt, lúc vui cũng như lúc buồn, lúc vê hai ống quần lên tận đầu gối để dẫn bộ đội luồn hàng rào gai vào ấp chiến lược hoặc lúc ngồi tì cằm lên mép ván để cố viết tờ báo cáo gởi

về các chú Huyện ủy”[42, tr.57]. Sáu hiện lên với một dáng vẻ dịu dàng, cởi mở, chịu

thương, chịu khó, một con người đầy tình cảm và lại nhiệt tình hăng hái trong công tác, trong cuộc sống hằng ngày; tất cả những điều đó đã kéo mọi người lại gần cô hơn, thương mến cô hơn.

Bên cạnh những nhân vật hiền lành, lương thiện, kiên cường, dũng cảm, Nguyễn Thi không phải không thành công trong việc khắc họa chân dung những nhân vật phản diện xét từ góc độ ngoại hình. Thật không khó để nhận ra được cái bản chất tàn ác, xảo quyệt, lưu manh của chúng, bởi chỉ cần nhìn vào ngoại hình cũng đủ để nói lên tất cả. Nguyễn Thi đã không hề nương tay, tỏ rõ thái độ kiên quyết, cứng rắn cùng với thái độ mỉa mai, châm biếm sâu cay. Đó là khi miêu tả hình thù thằng địch từ thằng xếp bốt Bà Mi, sáu mươi tuổi, giả danh dì Phước đến thằng Mỹ vừa bị tóm “cao to gấp sáu lần chị Út”, mặt tái mét, há miệng nhìn cái ngón tay ngoéo cò của chị ngơ ngác không hiểu

thế này là thế nào, đến những cái xác của chúng nó sau trận đánh “mùi máu bốc lẫn với

nít chơi kêu roong roong là “ hoảng hồn, nhảy lung tung, rớt xuống hầm chông như

ếch tháng bảy” [41, tr.194]. Không chỉ tập trung miêu tả vẻ bề ngoài mà nhà văn còn

nói lên được cả con đường tiến thân của chúng “những kẻ cướp gặp thời” đó là thằng

đồn trưởng trong Ước mơ của đất:cái thằng vốn là dân du côn, nhân một hôm liều

mạng đi tìm được xác chiếc máy bay có chở thằng quan Mỹ bị ta bắn rớt, nên được

làm đồn trưởng” [41, tr.355]. Nhà văn cũng đã dùng giọng điệu giễu nhại để mỉa mai

bọn tay sai, bọn đầu hàng giặc:“Thằng cò hiến binh theo rằn ri cái gì ở trên vai. Nó

không có râu nhưng cằm nó xanh um như đít con nít có chàm” [42, tr.112] (Sen trong

đồng).Cũng bằng cách so sánh không cân đồng này mà chúng ta hiểu rỏ hơn thái độ

của nhà văn hay chính là của những người nông dân trong tác phẩm đối với những kẻ

bán rẻ nhân cách của mình để mưu cầu lợi danh. Ở tiểu thuyết Ở xã Trung Nghĩa

cái dáng vẻ bên ngoài của tên đại diện Hiếm được Nguyễn Thi lột tả hết sức “chân

thực”: “…Người hắn trông nhỏ choắt. Trên mặt hắn chỉ có hai cái tai và sống mũi là

không động đậy, còn thì toàn bộ đều nhăn nhó, kể cả cặp kính trắng trễ xuống như cũng đang chuẩn bị để nhảy ra ngoài. Vẻ công sở của hắn đập ngay vào mắt thiên hạ

bằng bộ bà ba trắng xác như giấy”.Vẻ bề ngoài của lão đại diện Hiếm đã trông khác

người đã vậy lúc nào cũng “ nhướn đôi lông mày, thổi tàn thuốc trên mặt bàn, tỏ vẻ

chờ sự trả lời. Hắn sinh ra để làm đại diện với mái tóc dài vuốt ngược ra đằng sau, một đôi mắt to và trũng vừa lờ đờ vừa ẩn náu một cái gì khao khát đến vô độ. Với

tuổi bốn mươi ngoài, hắn chưa để râu”. Không chỉ miêu tả vẻ bề ngoài của lão,

Nguyễn Thi còn cho chúng ta biết được đằng sau đó là cả những âm mưu đen tối, toan tính vụ lợi được che đậy hoàn hảo mà nếu như chỉ nhìn bề ngoài thì không thể

nào phát hiện được bởi: “Hắn tự nhận mình là không màng danh lợi, trừ phi danh lợi

do mình đi tìm mới có hoặc ra đường thình lình hắn bắt gặp….Nếu có bắt được quả tang lũ trẻ tinh nghịch vẽ những của bậy trên tường nhà hắn, hắn cũng chỉ rầy sơ, có

khi cao hững còn cho tiền” [42, tr.223-226].

Tóm lại, dù đi vào khắc họa hình dáng nhân vật chính diện hay phản diện, người lớn hay trẻ con thì Nguyễn Thi vẫn sử dụng một ngòi bút tinh tế, một khả năng quan sát, khả năng chọn lọc chi tiết nhạy bén của mình để khắc họa thật sắc nét hình tượng nhân vật. Cũng chính vì thế mà ngoại hình nhân vật hiện lên trọn ven, tạo được ấn tượng ban đầu cho người đọc, ngoài ra còn tạo được những dấu ấn riêng cho từng nhân

vật. Khắc họa hình dáng bên ngoài còn thể hiện được những góc độ khác của nhân vật như: xuất xứ, tính cách của nhân vật. Ngoài ra, thông qua đó còn thể hiện được tư tưởng, tình cảm của nhà văn đối với nhân vật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong văn xuôi nguyễn thi (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)