Then bộc lộ tâm tư, nguyện vọng của người Tày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) then tày ở định hóa, thái nguyên (Trang 34 - 37)

7. Bố cục của luận văn

2.2.2. Then bộc lộ tâm tư, nguyện vọng của người Tày

Là một trong những thể loại trường tồn của văn học dân gian nói chung, Then cũng giống như những thể loại văn học dân gian khác là tiếng nói phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Ước vọng này được thể hiện qua những bài Then trong các nghi lễ: Then mừng thọ, Then cúng tạ, Then chữa bênh, tống tiễn, Then kỳ yên, Then trong các lễ hội… Từ những mong muốn bình dị nhất như: thóc gạo đầy bồ, gà vịt đầy nhà, trâu bò đầy chuồng…tới những ước vọng cho cha mẹ được trường họ, con cháu đầy nhà, gia đình hòa thuận, quanh năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu… Một cuộc sống no đủ về vật chất và tinh thần luôn là cái đích để con người hướng tới. Trong Then Tày ở Định Hóa, những ước vọng đó được thể hiện lúc rõ nét, lúc lại tế nhị, kín đáo, gián tiếp thông qua vạn vật để nói lên ước nguyện của con người. Những ước nguyện này được thể hiện chủ yếu qua lời cầu khấn và nội dung từng nghi lễ cụ thể, lẩu Then tạ ơn hay còn gọi là Khao Sluông và Khai Bjoóc là những nghi lễ tạ ơn của thày Then đối với các thần linh đã độ trì. Trước buổi làm lễ, mọi người trong nhà của Then được làm lễ quét dọn lại nhà cửa, trang trí lại bàn thờ, chuẩn bị bột nếp làm bánh, om để ủ rượu, gạo, giấy màu, đèn, hương,…và thông báo cho dân bản biết, mời mọi người đến chung vui. Gia chủ đi mời thầy cả, các bạn tràng, con tràng đến làm lễ. Ngoài ra, gia chủ còn cần thêm 2 người phục vụ việc châm hương, rót rượu. Đó phải là những người có cuộc sống gia đình hạnh phúc, con

cái chăm ngoan, hiếu thảo. Các bà Then chuẩn bị đồ nghề, quần áo, đàn tính, …Đây là dịp để đại gia đình sum họp, làng xóm đến chung vui, mỗi người một việc để chuẩn bị cho cuộc Then. Đồ lễ dâng cúng cũng là những sản vật của mùa xuân đầy tinh khiết thể hiện được lòng thành của các Then dưới hạ giới dâng lên chúa trời. Lễ vật mà họ mang lên cúng tiến mường trời là những sản vật họ tự nuôi trồng, săn bắt hoặc hái lượm được mà qua đó đã phản ánh được phương thức lao động sản xuất của họ với thịt lợn, gà, xôi, bánh, hoa quả…

Thông thường, lễ Then được tiến hành trong 3 ngày và tùy theo khả năng và điều kiện của thầy Then mà 3 năm thực hiện 1 lần và trước 7 hoặc 21 ngày làm Then, thầy Then phải ăn chay, giữ cơ thể sạch sẽ, tâm hồn thanh bạch để gặp thần linh. Khi chuẩn bị tiến hành lễ, thầy Then phải thực hiện những quy định kiêng khem rất khắt khe như: không được đi qua dây phơi quần áo của phụ nữ; không ăn thịt trâu, bò, chó, mèo vì quan niệm những con vật này là bẩn thỉu, uế tạp; Không được nói tục…Mở đầu, thầy then cầm chén nước, lá đào, cây than thảo để tiến hành giải hết các uế tạp trong bàn thờ Then, trong nhà để mọi thứ thanh sạch: “Giải đi bàn thờ hướng, bàn sơn thờ việc, giải (tẩy) quạt che hương, dàn ngâm khúc nhạc, giải ngựa 9 dây, giải hương cây thúc, giải mọi thức, giải đủ, giải mọi thứ đi”. Con đường lên mường trời của họ được ước lệ, hiện lên như mường đất nơi mà họ sinh sống như là sự lộn ngược của thế giới trần gian. Nó cũng bao gồm cảnh vật, rừng núi, chim muông, sông suối, chợ búa buôn bán làm ăn. Nhiều chương đoạn trong lời hát Then đã miêu tả khá sinh động về một không gian miền núi đầy chất hoang dã thuở trước: Núi rừng thâm u rậm rạp nhiều thú hoang, rắn rết, ve kêu vượn hót, đường đi khúc khuỷu, lên thác xuống ghềnh.

Tiếp theo, nghi thức quét lẩu, quét tạm bjoóc (quét trạm hoa nhà Then) được thầy Then và các đệ tử tiến hành với việc sử dụng cầm cây mía - tượng trưng cho cây gậy thần thong, đi từ bàn thờ đến trạm binh mã (nơi để lễ vật bách gia trăm họ cung tiến) để quét, với mong muốn mọi thứ thanh sạch để lên Mường trời, khao binh khao mã nhà tướng. Thầy Then và các đệ tử thực hành hành trình tiễn lễ lên các cung cửa từ tổ công, thành hoàng trong tưởng tượng với các đồ vật tượng trưng, họ sẽ phải vượt qua rừng vầu, tre, trúc đến nơi rừng già, săn hươu nai, mua trâu ở xứ lạ để tế ông Khuông ông Khắc, vượt qua biển cả, lên Mường trời tiễn lễ vật lên nhà tướng ở cung

tiền, tiến hương hoa lên Phật tổ, Bồ tát, Tây Vương Mẫu, cuối cùng se đại trâm, đại kỳ lên thiên đình, vào cửa vua. Thầy Then tiến hành nghi thức cùng với lời then… Trong nghi lễ khao Sluông, thầy Then sẽ thỉnh ông Sluông Báo về nhập vào bản thân mình, bước đi uốn lượn như con thuồng luồng để trèo ghẹo, mua bán hoa - khai bjoóc với các khỏa ở dương thế. Những người tham gia lễ cùng thày Then sẽ nhập vai để đối đáp kiểu trò diễn bằng lời hát then.

Như vậy, đây là một cuộc diễn xướng nghệ thuật tổng hợp,có múa, hát, trò diễn,… Với giai điệu Then, lúc trầm lúc bổng, khi trang nghiêm, khi rộn ràng, khi thanh tao, khi lâm li, thống thiết đã phản ánh được trong nó nhiều nét đẹp trong truyền thống văn hoá của người Tày, thể hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” trong tâm lý người Việt Nam nói chung. Ở đó còn hội tụ những tài hoa nghệ thuật trong dân gian. Những thầy Then bằng công việc của mình đã góp phần đắc lực vào việc phổ biến và lưu truyền nghệ thuật biểu diễn thông qua các hình thức biểu diễn như múa, diễn trò, nhập đồng... Đặc biệt người xem được thưởng thức vẻ đẹp tinh tế, sự phong phú và cuốn hút của các điệu múa dân gian Tày. Những ước nguyện của người xưa được thể hiện chủ yếu qua lời cầu khấn và qua nội dung từng nghi lễ cụ thể, ví dụ qua các lễ kỳ an đầu năm, lễ chúc thọ cho cha mẹ, các lẩu Then, Pụt như:

Tiếng Tày

Mẻ ban hử chử thọ hiển vinh Liền ban hử chử thinh chử thạn

Ban hử chử vạn đại thế đa Tàng thọ thái bình ca rương thế Tiểu nhi đáy háo mát rương gian.

Dịch nghĩa

Mẹ ban cho chữ thọ chữ vinh Liền ban cho chữ sinh chữ sản

Ban cho chữ vạn đại đa đa Tàng thọ thái bình ca rương thế Tiểu nhi được mạnh khỏe dương gian.

Trên đây là một đoạn Then trong lễ Cúng tạ mẻ thinh (Bà Mụ), những lời Then phần nào thể hiện được ước mơ của người Tày đó là được sống thọ, đông con nhiều cháu, mọi người ai cũng có sức khỏe và được bình an. Những ước mơ của người Tày còn được gửi gắm qua các bài hát Then gửi đến tổ tiên. Người Tày luôn tin rằng cầu cúng cho tổ tiên thì họ sẽ phù hộ cho con cháu được an lành:

Tiếng Tày

Nhất tuần hưởng thịnh vượng bình an Nhị tuần hưởng bình an tằng tởi Tam tuần hưởng vạn đại bình an

Phù hộ hử lục lan mát mẻ Khấy chếp ná hứ chàng đâng đang

Cụm au lục mùa tan Cụm au lan mùa hấy

Dịch nghĩa

Nhất tuần hưởng thịnh vượng bình an Nhị tuần hưởng bình an cả đời

Ba tuần hưởng vạn đại bình an Phù hộ cho con cháu mát mẻ Ốm đau không rên trong mình

Phù hộ con trong các mùa gặt Phù hộ cháu các mùa sản xuất…

[40, tr.57]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) then tày ở định hóa, thái nguyên (Trang 34 - 37)