Biểu tượng hoa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) then tày ở định hóa, thái nguyên (Trang 64 - 92)

7. Bố cục của luận văn

3.3.3. Biểu tượng hoa

Hoa trong Then là hình ảnh ẩn dụ của các cô gái Tày. Hoa được gọi là các nàng, hoa được ví như những cô gái Tày xinh đẹp. Mỗi loài hoa một vẻ đẹp riêng như mỗi cô gái Tày mang trong mình một nét đẹp riêng. Hoa gần gũi, gắn bó với đồng bào Tày, vừa tô đẹp cuộc sống, đồng thời còn là nguồn thực phẩm hằng ngày cho con người cũng như những cô gái Tày luôn gắn bó với bản làng, chăm chỉ cần mẫn, chăm chỉ lao động, làm đẹp cho bản làng.

Nói đến hoa trong Then Tày không thể không kể đến Bách Hoa. Trong Bách Hoa Bjoóc mặn (hoa mận) có đặc điểm nở trắng, kín đáo nàng đẹp gái mê lòng nên

nhận thứ nhì bách hoa. Nàng tứ vi (dâm bụt) tự nhận mình là con Then Báo được trời sinh xuống ở chùa để ăn chay nên xin cai khắp rừng ngàn hoa, xin lên thiên la chầu Bụt. Đến lượt mình, Bjoóc pục (hoa bưởi) xinh đẹp, nết na cũng xin cai quản rừng đẹp núi ngàn…vv. Tất cả các loài hoa được liệt kê trong Then đều có vẻ đẹp riêng, không hoa nào chịu lép vế nên loài hoa nào cũng nhận quyền lực về mình. Cuối cùng vị trí vị trí thống trị cái đẹp được trao cho Bjoóc khấu (hoa gạo) bởi hoa gạo vừa đẹp vừa đem đến sự no ấm cho người dân:

Tiếng Tày

Khói so ca thơn hạ bách hoa Thiên hạ mọi cần sa đảy dủng Đức chúa dú cửu tùng chắng khan Phong hứ nàng rong nhan bjoóc khấu

Cai bách hoa tu tấư thế rân Bjoóc khấu nẳng téo ngần tượng vàng

Kình nủng tứa lụa loàn đào đan Cai bách hoa thế gian tu tấu.

Dịch nghĩa

Tôi xin cai thiên hạ bách hoa Thiên hạ mọi người tìm để dùng Đức chúa tại cửa tùng mới thưa Phong cho nàng dung nhan hoa lúa

Cai bách hoa cửa dưới cho dân Hoa gạo ngồi ghế bạc tượng vàng

Thân mặc áo lụa đẹp đào đan Cai bách hoa thế gian cửa dưới.

[28, Tr.48]

Bách Hoa khiến cho câu Then mang giá trị và ý nghĩa lớn trong lòng người đọc. Bởi lẽ, họ yêu cái đẹp, coi trọng vẻ đẹp của người con gái Tày.

Theo nghiên cứu của chúng tôi, Bách Hoa là một trong các chương của bộ tứ “Then tứ bách” trong nội dung then kỳ yên. Tứ bách gồm: Bách Hoa (trăm loài hoa);

Bách Điểu (trăm loài chim); Bách Cốc (trăm loài lương thực); Bách Thú (trăm loài thú vật). Những đối tượng được kể ra trong tứ bách đều là những thứ, những loài hiện hữu hằng ngày, có trong cuộc sống, trong thiên nhiên xung quanh nơi đồng bào Tày sinh sống, đều là những thứ quen biết gắn bó gần gũi, mật thiết với đồng bào. Đơn cử như trong Bách Hoa, loài hoa được nhắc đến đầu tiên là hoa lúa. (Đồng thời cũng là loài được nhắc đến đầu tiên trong Bách Cốc). Hoa lúa tuy không đẹp nhưng được đứng đầu các loài, vì nó cho hạt nuôi sống con người. Trong lúa lại có lúa nếp, lúa tẻ, mỗi thứ có đến vài chục loại cụ thể khác nữa. Đây là trích đoạn của một chương then dài và hấp dẫn trong then Bách Hoa:

Bàn cổ phân đặt cho hạ giới Lấy bông lúa xuống vãi núi rừng

Lúa lạo cùng lúa nếp, lúa tình (chụ) Lúa gà cùng lúa ngựa, lúa chiêm Lúa lào vang bon chen Nhau mọc

Lúa piên cùng lúa noóc, lúa pài

[Sưu tầm] Tiếp đến là các loài hoa đào, hoa mận, mẫu đơn, hoa chanh, hoa khảo quang, hoa lê, hoa sim… Mỗi thứ một vẻ đẹp thanh tao, tinh khiết, dịu dàng, nền nã… Chúng gần gũi, gắn bó với đồng bào Tày, vừa tô đẹp cuộc sống, đồng thời còn là nguồn thực phẩm hằng ngày cho con người.

Trong Bách Hoa, duy nhất chỉ có hoa ngón là bị tẩy chay, Chúa (chính là đại diện cho con người) không hái, bởi hoa ngón độc hại giết người.

Chúa hái hoa trong rừng lấy hết Bỏ mặc cây hoa ngón không màng Hoa ngón ở một mình trên núi Mặc trâu bò giẫm đạp lại qua Nó hại người yêu nhau trắc trở.

* Tiểu kết chương 3

Then Tày ở Định Hóa, Thái Nguyênmang những đặc trưng nghệ thuật chung cơ bản của thơ ca dân gian và những nét riêng, độc đáo của người Tày.

Nghệ thuật Then là sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa âm nhạc, múa, hội họa và lời ca trong một môi trường diễn xướng đậm màu sắc tín ngưỡng linh thiêng của con người. Then được sáng tác theo các thể thơ bảy chữ hay theo thể thơ hỗn hợp không theo một quy định nào. Điều này đã tạo cho lời thơ có thể diễn đạt một cách sinh động và phong phú những khía cạnh khác nhau trong đời sống tâm tư, tình cảm của đồng bào Tày ở Định Hóa. Nó khiến cho Then không bị gò bó bởi tính chất nghi lễ mà thực sự là thể dân ca đậm chất trữ tình. Tìm hiểu ngôn ngữ, chúng tôi thấy có một sự ảnh hưởng khá rõ rệt giữa ngôn ngữ các dân tộc Tày, Kinh, Hán và sử dụng tự nhiên, sáng tạo các điển tích, điển cố Trung Hoa. Cùng với việc sử dụng các hình ảnh có tính biểu tượng như Chim Én, cây Thanh Táo và Hoa, Then đã cho thấy một nền văn hóa rộng lớn của dân tộc Tày trong sự giao thoa với các nền văn hóa của các tộc người khác, đồng thời bộc lộ tài năng, trí tuệ của người Tày.

Việc sử một số biện pháp tu từ khác như liệt kê, so sánh đã giúp cho lời Then trở nên bóng bảy, gợi hình, gợi cảm hơn. Bên cạnh đó chúng vừa góp phần thể hiện sinh động thế giới tâm linh vốn rất huyền bí, đa dạng và phức tạp của con người vừa tạo nên chất trữ tình của thể loại này. Với những đặc điểm nghệ thuật như vậy, Then giúp ta có cái nhìn khái quát toàn diện về những giá trị riêng của thể loại dân ca nghi lễ này của người Tày.

KẾT LUẬN

Trong khuôn khổ đề tài luận văn thạc sĩ, chúng tôi đã vận dụng một số tri thức văn hóa, ngôn ngữ và tư liệu điền dã thực tế để phân tích, làm rõ nội dung và hình thức của hát Then Tày ở Định Hóa Thái Nguyên. Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

1. Dân tộc Tày chiếm phần đông trong tổng dân số ở Định Hóa, Thái Nguyên. Người Tày nơi đây có rất nhiều nét văn hóa truyền thống tốt đẹp, trong đó có hát Then. Qua những bài Then cổ, ta thấy được cả một xã hội người Tày trong quá khứ với những phong tục tập quán, những lễ nghi và tín ngưỡng tâm linh rất đặc trưng. Song suy cho cùng, Then vẫn là một loại dân ca miền núi, nó không thể tách khỏi đặc trưng và phương thức lưu truyền của văn học dân gian nói chung. Nhìn từ góc độ này, có thể khẳng định: Then vừa gắn với nghi lễ cầu cúng vừa gắn với sinh hoạt văn nghệ quần chúng, do đó Then chỉ tồn tại trong môi trường diễn xướng mới phát huy hết giá trị và sức hấp dẫn của nó.

2. Then Tày ở Định Hóa, Thái Nguyên cũng như Then của nhiều địa phương khác có những giá trị sâu sắc về mặt nội dung. Mặc dù là một loại dân ca nghi lễ nhưng nội dung phản ánh của Then không chỉ dừng lại ở việc thể hiện tín ngưỡng tâm linh mang đậm màu sắc văn hóa của dân tộc Tày mà còn phong phú và sâu sắc hơn nhiều. Qua Then, người đọccòn có thể hình dung ra một bức tranh hiện thực sinh động về cuộc sống của người Tày trong quá khứ. Ra đời trong dân gian, gắn với đời sống sinh hoạt tín ngưỡng của dân gian nên lời hát Then là sự phản ánh chân thực cuộc sống của người dân miền núi mà trước hết là môi trường tự nhiên, xã hội của người Tày. Đó là môi trường miền núi với đặc trưng là nền kinh tế tiểu nông nghiệp tự cấp, tự túc được phản ánh khá rõ trong hành trình Then mang lễ vật lên mường trời. Có thể nhận thấy làng bản và cuộc sống sinh hoạt lao động sản xuất của người dân Tày hiện lên rất quen thuộc trong Then. Cuộc sống dẫu còn nhiều vất vả, cực khổ nhưng vẫn ngời lên những phẩm chất tốt đẹp của người dân lao động, đó là lòng lạc quan yêu đời, là những ước mơ thiết thực nhưng mang tính nhân văn sâu sắc, là những cách ứng xử đầy văn hóa giữa con người với con người trong cuộc sống. Đặc biệt bằng trí tưởng tượng phong phú cùng lòng yêu thiên nhiên tha thiết của của đồng bào nơi đây, người đọc còn được đến với những bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, đa chiều. Bên cạnh đó, do là dân ca nghi lễ và phục vụ chủ yếu cho tín ngưỡng tâm linh

nên ít nhiều Then còn mang tính duy tâm gây ra những hạn chế nhất định về mặt nội dung. Tuy vậy, Then vẫn là một loại dân ca tiêu biểu trong kho tàng văn học dân gian miền núi phía Bắc. Những nội dung của Then đã góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa, văn học dân gian nước nhà. Then Tày ở Định Hoá, Thái Nguyên còn có giá trị đặc sắc về mặt nghệ thuật. Then là một loại hình nghệ thuật tổng hợp có văn học, âm nhạc, múa, mỹ thuật... được lưu truyền rộng rãi trong quần chúng. Từ yếu tố cốt lõi là tín ngưỡng, Then đã sản sinh và tích hợp nhiều giá trị nghệ thuật, tạo nên một hiện tượng văn hóa dân gian tổng thể rất tiêu biểu của người Tày. Các yếu tố nghệ thuật này tồn tại trong một tổng thể nguyên hợp, đan xen, cái nọ là tiền đề cho sự tồn tại của cái kia, tạo nên một môi trường diễn xướng hài hòa, trọn vẹn.

3. Văn học trong Then được biểu đạt bằng ngôn ngữ Tày hoặc tiếng Việt. Thể thơ phổ biến là thể tự do (từ 7 chữ tới những câu dài hơn) tức là thể thơ không gò bó mà tùy thuộc vào nội dung bài hát để diễn đạt sao cho có vần điệu. Ngôn ngữ trong Then có sự kết hợp giữa hình thức biểu hiện trực tiếp với ngôn ngữ biểu tượng diễn đạt sắc thái tâm lý và lối tư duy của người Tày với nhiều ý nghĩa sâu sắc. Trong Then đã kết tụ những đặc điểm nghệ thuật tuyệt vời nhất của tiếng Tày, đồng thời vận dụng linh hoạt, tài tình ngôn ngữ nhiều dân tộc như Kinh. Qua ngôn ngữ, ta thấy sự giao lưu văn hóa giữa người Tày với các tộc người khác đã có từ lâu và Then có dấu ấn ảnh hưởng của giao lưu văn hóa ấy. Nhờ sự kết hợp tài tình các yếu tố nghệ thuật mà Then luôn mang bóng dáng, hơi thở của tộc người Tày.

4. Từ việc hiểu những giá trị về nội dung, diễn xướng và nghệ thuật lời ca của Then Tày ở Định Hóa, người đọc sẽ có kiến thức đối sánh các bài Then khác ở các địa phương trong khu vực miền núi phía Bắc để đi tìm hiểu sâu hơn nữa về giá trị đa tầng Then Tày. Theo chúng tôi, việc bảo tồn và phát huy Then Tày Định Hóa là việc làm cần thiết nhằm bảo lưu các giá trị văn hóa cổ truyền của tộc người Tày, đặc biệt là góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của then Tày. Việc định hướng và bảo tồn then Tày Định Hóa nói riêng và Then của đồng bào dân tộc thiểu số nói chung góp phần giữ gìn phát huy bản sắc tộc người trong xu hướng hiện đại hóa đã và đang diễn ra mạnh mẽ ở khu vực nông thôn miền núi nói chung và ở khu vực người Tày nói riêng. Đây sẽ còn là vấn đề mới mẻ và hứa hẹn những kết quả nghiên cứu thú vị trong những công trình tiếp theo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (1992), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Triều Ân (chủ biên), Hoàng Hưng, Dương Nhật Thanh, Nông Đức Chinh

(2000), Then Tày những khúc hát, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 3. Triều Ân (2008), Then Tày giải hạn, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

4. Nguyễn Chí Bền (2000), Tín ngưỡng và mê tín trong lễ hội cổ truyền, văn hóa dân gian Việt Nam những suy nghĩ, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

5. Phan Kế Bính (1977), Việt Nam phong tục, Nxb thành phố Hồ Chí Minh. 6. Dương Kim Bội (1975), Lời hát Then, Sở Văn hóa thông tin Việt Bắc.

7. Dương Kim Bội (1978), “Những yếu tố dân ca, ca dao trong lời Then Tày - Nùng”, Tạp chí dân tộc học.

8. Nông Quốc Chấn (1977), Một vườn hoa nhiều hương sắc, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

9. Lô Việt Chang (2006), Văn hóa dân tộc Tày ở huyện Hòa An, Cao Bằng, Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. 10. Lương Thị Đại (2014), Hát Then lên chợ mường trời (Khắp Then pay ỉn dương

cươi), Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

11. Vũ Cao Đàm (1999), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

12. Cao Huy Đỉnh (1974), Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

13. Nguyễn Thị Hoa (2002), Khảo sát nghi lễ Then “hát khoăn” (giải hạn) của người Tày huyện Đình lập tỉnh Lạng Sơn, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

14. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2007), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

15. Nguyễn Thị Hiền (2000), “Người diễn xướng Then, nghệ nhân hát dân ca và thầy Shaman”, Tạp chí văn học (số 5).

16. Kiều Thu Hoạch (1998), “Các vấn đề nghiên cứu văn hóa dân gian trong chỉnh thể văn hóa dân gian”, Tạp chí Văn hóa dân gian, Hà Nội.

17. Vi Hồng (1979), Si lượn Dân ca trữ tình Tày - Nùng, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 18. Vi Hồng (1993), Khảm hải - vượt biển, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.

19. Vi Hồng (2001), Dân ca trữ tình Tày - Nùng, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. 20. Quang Hùng (2006), Từ điển Tiếng Việt, Nxb thống kê, Hà Nội.

21. Vũ Ngọc Khánh, Phạm Minh Thảo (1997), Kho tàng diễn xướng văn hóa dân gian Việt Nam, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.

22. Nhiều tác giả (1974), Từ điển Tày - Nùng - Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 23. Nhiều tác giả (1978), Mấy vấn đề Then Việt Bắc, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. 24. Nhiều tác giả (1993), Văn hóa truyền thống Tày - Nùng, Nxb Văn hóa Dân tộc,

Hà Nội.

25. Nông Thị Nhình (2000), Âm nhạc dân gian các Dân tộc Tày, Nùng, Dao Lạng Sơn, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.

26. Nông Thị Nhình (2004), Nét chung riêng của âm nhạc trong diễn xướng Then Tày - Nùng, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.

27. Nguyễn Thị Thùy Linh (2016), Then Tày ở Lam Vĩ, Định Hóa, Thái Nguyên - tiếp cận từ góc độ văn học dân gian, Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Sư Phạm Thá Nguyên.

28. Lục Văn Pảo (1996), Bộ Then tứ Bách, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.

29. Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng

30. Hà Đình Thành (2000), “Then của người Tày - Nùng với tín ngưỡng tôn giáo dân gian”, Tạp chí văn hóa nghệ thuật (số 5, tr 35 - 39).

31. Nguyễn Hữu Thu (1977), Diễn xướng dân gian và nghệ thuật sân khấu in trong

Kỷ yếu Hội nghị khoa học chuyên đề: Mối quan hệ giữa diễn xướng dân gian và nghệ thuật sân khấu, Viện Nghệ thuật - Bộ Văn hóa, Hà Nội.

32. Hà Anh Tuấn (2008), Văn hóa tâm linh của Người Tày qua lời hát Then, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Thái Nguyên.

33. Phạm Tuất (sưu tầm), Hoàng Hữu Sang (hiệu đình phần tiếng Tày) (2006),

34. Hoàng Tiến Tựu, (1997), Góp phần xác định khái niệm Diễn xướng dân gian và tìm hiểu những yếu tố có tính chất kích thích trong dân ca, Thông báo hội nghị khoa học, chuyên đề “Mối quan hệ giữa diễn xướng dân gian và nghệ thuật sân khấu”, Viện Nghệ thuật - Bộ văn hóa, Hà Nội.

35. Hoàng Tiến Tựu (2007), Mấy vấn đề phương pháp giảng dạy - nghiên cứu văn học dân gian, (tái bản lần 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) then tày ở định hóa, thái nguyên (Trang 64 - 92)