Ngôn từ, thể thơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) then tày ở định hóa, thái nguyên (Trang 53 - 62)

7. Bố cục của luận văn

3.1. Ngôn từ, thể thơ

3.1.1. Ngôn từ

Ngôn từ nghệ thuật trong Then Tày Định Hóa là những lời giản dị, đẹp đẽ, trong sáng, dễ hiểu, dễ nhớ, được chắt lọc qua nhiều thế hệ, giúp cho việc biểu lộ nội dung. Đó vừa là những câu thơ trữ tình, tự sự, giàu nhạc điệu, vừa là lời khuyên răn, khích lệ, vừa là những kinh nghiệm quý báu về đối nhân xử thế đa dạng, phong phú và tác động mạnh mẽ vào sâu thẳm tâm hồn của con người

Then có đặc trưng là giai điệu mượt mà, đằm thắm và mở đầu câu hát bao giờ cũng có từ "ới la" hay “hỡi ới la”; “hò oi la”. Lời then, mộc mạc, giàu hình ảnh, gần gũi với cuộc sống đời thường, sử dụng ngôn từ tượng hình, tượng thanh phong phú, lối so sánh, ví von. Nội dung các khúc hát then đều toát lên tư tưởng nhân văn sâu sắc giai điệu mượt mà, sâu lắng, âm hưởng mềm mại, đầm ấm, tạo cảm giác gần gũi, thiêng liêng, sức truyền cảm mạnh. Lời Then là các câu văn vần, theo thể thơ 7 chữ, 5 chữ, thậm chí có đoạn khá tự do kéo dài tới 8,9,10 hoặc 12 chữ. Trong diễn xướng Then, xen kẽ với phần hát chính, thỉnh thoảng lại xen vào các đoạn đối thoại giữa thần linh khi nhập đồng với những ông Then, bà Then khác, làm cho không khí buổi lễ thêm sinh động hơn. Nội dung lời ca trong hát Then là một trong những yếu tố quan trọng và thu hút nhiều người yêu thích hát Then. Nội dung trong một cuộc Then trước hết phản ánh tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng, ước mơ của người Tày, phản ánh hiện thực xã hội phong kiến xưa. Trong mỗi đoạn hát đều có cốt truyện, nhiều chuyện mang tính thần thoại, yếu tố tâm linh nên nó gần gũi với quần chúng nhân dân. Nhìn chung, lời ca trong hát Then còn mang tính ước lệ, phóng đại nhưng có thể bộc lộ được ý tứ của nó, cũng như lột tả được chính con người thật, con người lao động với canh tác ruộng nương ở miền núi.

3.1.2. Thể thơ

Thể thơ là yếu tố quan trọng chi phối kết cấu, nhịp điệu, vần điệu của các bài Then và làm nên đặc trưng riêng cho thể loại dân ca dân gian này.

Then Tày ở Định Hóa thường viết theo dạng văn vần và trình bày dưới hai hình thức: văn xuôi và thơ. Nhưng phổ biến nhất vẫn là hình thức thơ. Thể thơ của Then Tày ở Định Hóa không có sự quy định về thể thơ, nhưng thường gặp là bảy chữ (thất ngôn) và thể tự do. Trong đó, thể tự do là thể thơ được sử dụng nhiều nhất, tiếp đó là đến thể thất ngôn, và một số ít là ở thể ngũ ngôn. Đặc điểm cụ thể của từng thể thơ này như sau:

 Thể tự do

Thể thơ tự do được sử dụng phổ biến nhất trong các bài hát Then của người Tày ở Định Hóa. Ở thể thơ này, số lượng câu và số lượng tiếng trong câu không bị gò bó hay giới hạn. Trong một bài Then có thể có nhiều câu và độ dài ngắn của từng câu có thể khác nhau hết sức tự do. Cách gieo vần và ngắt nhịp cũng rất tùy tiện, không gò bó hay theo bất cứ quy luật nào, cách ngắt nhịp thường là 2/2 ở những câu 4 tiếng, nhịp 2/3 hoặc 3/2 ở những câu 5 tiếng, 2/4 hay 3/3 ở những câu 6 tiếng và 3/ 4 ở những câu 7 tiếng, ví dụ như:

Tiếng Tày

Cốc lấu dú/ nhọt khá Nga lấu dú/ mác men Nàng Nghi Địch/ tạo men

Vua thần nông/ tạo lấu Cột au khấu/ đâng giáo Ngạo au khấu/ đâng sang Vạ đét au óc chàn/ pây phjác

Vạ phân au khứn/ xá giáng Au lồng/ chộc pây choóng Au lồng/ loóng pây tăm

Pần rằm/ cỏi sâng phắt Mặt tắc/là khun mu Mặt vù/ là khun hán

Dịch nghĩa

Gốc rượu từ/ ngọn diềng Hương rượu/ từ men Nàng Nghi Đich/ tạo men

Vua thần nông/ tạo rượu Múc lấy lúa/ trong kho Vớt lấy thóc/ từ kho sang Trời nắng lấy/ ra sàn mà phơi

Trời mưa/ hong gác bếp Rồi lấy xuống/ cối mà giã

Có cám/ sẽ sàng sây Hạt gãy/ đem chăn lợn Hạt nổi/ đem chăn ngỗng

Hạt gạo lứt/ đem nấu.

(Mời ma dùng rượu-Tác giả sưu tầm từ các nghệ nhân Then ở Định Hóa) [Sưu tầm]

Thể thất ngôn

Về thơ thất ngôn trong Then của người Tày ở Định Hoá thì chủ yếu là ở thể thất ngôn trường thiên, mỗi câu 7 chữ và không giới hạn về lượng câu, ví dụ như bài Bách Thú gồm 526 câu, bài Bách Hoa 181 câu.

Thơ thất ngôn trong Then Tày không tuân thủ các quy định gắt gao về luật bằng trắc hay cách hiệp vần như trong thơ Đường. Các câu thơ được viết theo thể thơ bảy chữ thường gieo vần lưng, thông thường chữ thứ bảy của câu trên vần với chữ thứ năm của câu dưới và thường ngắt nhịp 3 / 4, chẳng hạn như:

“Về tiến lễ/ lẩu Then vua Hoàng Bách vật lên/ thượng đàng đêm nay Ai tài giỏi/ ngoan hiền vào sân Chúa ban chức/ ban quyền làm quan Cai quản hết/ sơn lâm bách thú”

Cách ngắt nhịp trong Then rất quan trọng vì nó thể hiện kĩ thuật tổ chức các đơn vị ngôn ngữ của các tác giả dân gian. Nhịp thơ trong Then tạo ra sức vang vọng về âm điệu và ngữ nghĩa. Nhất là khi Then lại luôn gắn với hình thức diễn xướng là hát thì nhịp thơ lại càng quan trọng, nó tạo nên sự trầm bổng của tiết tấu thơ. Về mặt nội dung, nhịp thơ bao giờ cũng có tính thống nhất bên trong bởi đó chính là nhịp điệu tâm hồn, thể hiện được nhưng tâm tư, tình cảm, cảm xúc của nghệ nhân hát Then.

3.2. Các biện pháp tu từ

3.2.1. Liệt kê

“Liệt kê là sự sắp xếp nối tiếp những đơn vị cú pháp cùng loại (cụm từ cũng như thành phần câu)” (Đinh Trọng Lạc - Phương tiện và biện pháp tu từ). Then Tày Định Hóa chủ yếu dùng biện pháp liệt kê về hình ảnh dùng để kể, tả những cảnh sinh hoạt, sản xuất sinh động của đồng bào Tày. Biện pháp liệt kê được sử dụng khá nhiều trong các lời Then, đặc biệt là trong Then Kỳ Yên, then lễ hội.

Phép tu từ liệt kê trong Then Tày thường không theo cặp và không tăng tiến, có thể là liệt kê theo tứ tự ví dụ như một là, hai là, ba là như đoạn Then dưới đây:

Tiếng Tày

Tai ết oóc cấu tàng bách lặp Tai toong oóc nam bác tiếng âm Tai tam oóc tiếng mèng to bjoóc Tai tí oóc tiếng sót ngụ canh Tai hả oóc tiếng Then tàng nặm Tai sốc oóc tiếng bjẳn ngụ âm Tai chất oóc than thân mai trúc Tai pét oóc cửu khúc lỉn khua

Dịch nghĩa

Giây thứ nhất chín đường trăm đón Giây hai nam bắc tiếng âm

Giây ba ra tiếng ong hái hoa Giây tư ra tiếng xiết ngũ canh

Giây năm ra tiếng Then đường nước Giây sáu ra tiếng giục ngũ âm

Giây bảy ra tiếng tiếng than thân mai trúc Giây tám ra cửu khúc vui cười.

[38, Tr.11] Hay liệt kê theo tuần tự của quá trình, quy trình, ví dụ như quy trình nấu rượu dâng cúng trong bài Mời ma dùng rượu dưới đây:

Tiếng Tày

Mặt vù là khun hán Mặt khao hoa pán lấu Au toong cả mà ròng Au toong choọng mà pán

Toong tam nâư chắng dất nặm ói Chất pét nâư chắng dất nặm thương Chắng pền lấu hoàng hương

Toong nàng dú tu thế khấu dâng Toong nàng dú rương đông khấu chậư Lấu phất mùi hom tá

Lấu ngả hom mùi hương

Mời người hiển hai ba tuần cỏi dá.

Dịch nghĩa

Hạt gạo lứt đem nấu

Mặt gạo như hoa đem nấu ủ Lấy lá mác cả để lót

Lấy lá choọng để ủ Hai ba sáng rỏ nước mía Bảy tám sáng giọt nước đường Rồi nên rượu hoàng hương thiết đãi Hai nàng tại trần thế vào dâng Hai nàng tại dương đông vào mời Rượu cay mùi thơm bỗng

Rượu tốt thơm mùi hương Mời người hiền ba tuần cho bõ.

[40, tr.136]

3.2.2. So sánh

So sánh là biện pháp tu từ nhằm đối chiếu sự vật, hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác có mặt tương đồng nhằm diễn tả sinh động, linh hoạt sự vật, hiện tượng. (Đinh Trọng Lạc - Phương tiện và biện pháp tu từ)

So sánh là biện pháp tu từ nhằm đối chiếu sự vật, hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác có mặt tương đồng nhằm diễn tả sinh động, linh hoạt sự vật, hiện tượng. Biện pháp so sánh trong Then Tày Định Hóa xuất hiện có vai trò lớn trong truyền tải nội dung, rõ nét nhất là khi so sánh các hình ảnh thiên nhiên, lao động của đồng bào. Qua biện pháp tu từ so sánh những sự vật hiện tượng được nói đến trong lời hát Then được hình tượng hóa một cách chân thực, sinh động mà gần gũi, thân quen, dễ đi vào lòng người như các hình ảnh so sánh như “đường bằng phẳng như tờ giấy”, “chân én đẹp như hoa phong lan”, “tiền bạc đắt khác nào như thả ba ba xuống nước”, hay “người đi về tấp nập như bướm”.

Hầu hết các hình ảnh được mang ra so sánh đều là những hình ảnh quen thuộc với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Người Tày ở Định Hóa thường chỉ dùng so sánh bằng hay còn gọi là so sánh giống nhau, so sánh tương đồng. Họ thường so sánh ví von cái này giống như cái kia - những thứ quen thuộc trong cuộc sống mà họ thường gặp bằng những từ ngữ so sánh “như”, “giống như là”, “cũng giống như”, “khác nào là”.

Chẳng hạn: Trong bài quan làng hát bài: Tâu rườn tướng họ mỗ Toong nàng têm như biến ná hang

Têm đáy cơi mjầu ngần mà hứ

Dịch nghĩa

Hai nàng têm như biến không lâu Têm được cả cơi trầu đã cho

[27] So sánh đã giúp câu Then trở nên sinh động, có hình ảnh của sự vật hiện tượng lồng ghép với hình ảnh hoạt động của con người. Điều đó lí giải khi câu Then vang

lên, lời hát Then lại tạo được ấn tượng cho người nghe là do vậy. Bện pháp nghệ thuật so sánh được sử dụng rộng rãi trong Then Tày. Nhờ so sánh hình ảnh thiên nhiên được nổi bật, trở lên sinh động hơn, phù hợp với tư duy của người dân tộc. Nghệ thuật so sánh làm cho sự vật trở nên gần gũi, dễ hiểu.

3.2.3. Điệp từ ngữ

Điệp (còn gọi là lặp) là biện pháp lặp lại có ý thức những từ ngữ, những bộ phận câu, những câu thơ trong một đoạn… nhằm mục đích nhấn mạnh ý, mở rộng ý, gây ấn tượng mạnh hoặc gợi ra những xúc cảm trong lòng người đọc, người nghe.(Đinh Trọng Lạc - Phương tiện và biện pháp tu từ)

Điệp từ ngữ bao gồm: điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc.

Điệp là việc lặp đi lặp lại một từ, ngữ, cấu trúc nhằm mục đích nhấn mạnh, mở rộng một quan điểm, đồng thời gây ấn tượng mạnh, tạo cảm xúc cho người đọc, người nghe.

Trong Then Tày ở Định Hóa, các biện pháp điệp được sử dụng khá nhiều và phổ biến góp phần tạo nên âm điệu, nhấm mạnh hình ảnh mà không gây nhàm chán cho người đọc, người nghe, ví dụ như trong bài giải uế, “nàng ở” được điệp đi điệp lại:

Tiếng Tày

Nàng dú rạo cầu luốc mường nưa Nàng dú rạo cầu ô mẻ pụt Thế gian cần cầu phúc khứn thâng

Mừa thâng chốn quán âm pụt ké Nàng là lục Hồng Vụ hoằn xưa

Vua thai hứ lồng cai pé

Dịch nghĩa

Nàng ở khu cầu cũ mường tiên Nàng ở khu cầu ô bà bụt Thế gian người cầu phúc lên đến

Về đến chốn quán âm pụt ké Nàng là con Hồng Vụ ngày xưa

Vua sai cho xuống cai biển. [38,Tr.36]

Hay trong bài Cốc Tính, cấu trúc ”giây...là....” được điệp đi điệp lại như sau:

Tiếng Tày

Tai ết oóc cấu tàng bách lặp Tai toong oóc nam bác tiếng âm Tai tam oóc tiếng mèng to bjoóc

Tai tí oóc tiếng sót ngụ canh Tai hả oóc tiếng Then tàng nặm

Tai sốc oóc tiếng bjẳn ngụ âm Tai chất oóc than thân mai trúc

Tai pét oóc cửu khúc lỉn khua Tai cẩu oóc muội câu pần nạo Tai típ oóc hộn háo đây chồm Tai típ ết như cằm tiên phuối Tai típ nhỉ như nhại toọng thương

Dịch nghĩa

Giây thứ nhất chín đường trăm đón Giây hai nam bắc tiếng âm Giây ba ra tiếng ong hái hoa Giây tư ra tiếng xiết ngũ canh Giây năm ra tiếng Then đường nước

Giây sáu ra tiếng giục ngũ âm Giây bảy ra tiếng tiếng than thân mai trúc

Giây tám ra cửu khúc vui cười Giây chín ra những câu buồn não

Giây mười ra tấp nập nên mừng Giây mười một như môt lời tiên nói Giây mười hai thấu đến lòng thương.

[43, Tr.11]

Có thể thấy, sự điệp lại cấu trúc của những lời then đã giúp cho lời hát then được nhấn mạnh. Sự nhấn mạnh không chỉ ở hình thức câu từ và nhạc điệu. Đó còn thể hiện ở nội dung phong phú, ”nhảy nhót” trong tâm trí mỗi người. Nếu sự điệp đi điệp lại trong

thơ lục bát hay thơ hiện đại thể hiện đặc sắc riêng thì trong then Tày, sự điệp câu từ, cấu trúc của bài hát Then lại mang giá trị văn hóa vùng miền riêng, đậm dấu ấn của người đồng bào dân tộc thiểu số.

3.2.4. Nhân hóa

Biện pháp nhân hóa là sử dụng những lời ca dùng sự vật, con vật để gián tiếp nói về con người. Nhân hóa được sử dụng không nhiều, chỉ tồn tại trong một vài bài Then. Song nó có giá trị lớn bởi nó giúp phê phán thực tại xã hội một cách tế nhị trong cộng đồng. Đồng bào Tày quan niệm vạn vật đều có linh hồn. Cỏ cây hoa lá, chim muông cầm thú, gốc cây, tảng đá, bến nước, mỏ nước…, đâu đâu cũng có linh hồn, có ma, có vía. Các loài đều có tính cách, số phận như con người.

Trong chương Bắt ve sầu (Pắt mèng nhỏi), sở dĩ tiếng ve sầu da diết, nẫu lòng, làm chùn chân, mỏi mệt đoàn quân binh mã nhà then, bởi theo truyền thuyết dân gian, đó là tiếng kêu than khóc của người con có hiếu ngày đêm đi tìm bố mẹ. Khi bố đi sứ nhà vua, mẹ đi tìm, cả hai bị giết dọc đường, người con cũng chết theo và hóa thành ve sầu. Nếu những ai đã từng đi qua các đoạn đường rừng heo hút ra rả tiếng ve trong tâm trạng cô đơn mệt mỏi mới cảm thông với đoàn binh mã nhà then. Muốn đoàn binh mã có sức lực đi tiếp thì chúa (thầy then) phải làm bùa phép cho quân tướng bắt hết ve sầu, cấm không cho chúng kêu.

Chúa làm phép biến hóa bắt ve Sai quân vào lùm cây bụi cỏ Làm phép vào rừng rú mọi nơi Cả khu rừng lối đi im ắng.”

[38 ,Tr.66]

Thủ pháp nghệ thuật nhân cách hóa đã giúp cho người thưởng thức then thấy được, sau màn khói hương là sự ẩn hiện của các thân phận, các số phận những con người gần gũi hằng ngày xung quanh mình. Điều này có lẽ là một điểm đặc biệt đáng chú ý khi nghiên cứu, tìm hiểu về then Tày - loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian độc đáo và hấp dẫn.

Phủ thổ công tỳ nẩy,

Thoáng nhìn mèng than thở tư lương Bấu chắc mèng dú puồn mền long

Dịch nghĩa

Chợt nghe tiếng bướm ong than thở Nghe buồn thương ong bướm gọi vời.

[27]

Ta thấy, nhân cách hóa để “nghe được tiếng ong bướm than thở là cả một nghệ thuật của nghệ nhân sáng tạo Then và diễn xướng Then.

Cũng là nhân cách hóa biến các sự vật hiện tượng cũng gần gũi và mang hình ảnh như cuộc sống con người, trong bài Tủa yêu tinh khảo tế tỳ nấy (Cửa yêu tinh khảo tế chỗ này)

Tu bôn giá đóng khóa Tu vạ giá đóng then

Dịch nghĩa

Cửa trời không đóng khóa Cửa trời chẳng cài then [27].

3.3. Biểu tượng

Biểu tượng là hình ảnh tượng trưng, là hình ảnh của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc khi tác dụng của sự vật vào giác quan đã chấm dứt hay biểu tượng là một phương thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc của một loại hình tượng nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) then tày ở định hóa, thái nguyên (Trang 53 - 62)