7. Bố cục của luận văn
2.2.3. Then bày tỏ niềm tin linh thiêng với thế giới tâm linh
Với người Tày ở Định Hóa, tín ngưỡng tâm linh thể hiện qua Then rất rõ nét. Hầu hết trong các lễ cúng của người Tày đều có hát then. Hát then không chỉ đơn thuần là một loại hình âm nhạc hay diễn xướng dân gian mà có sự gắn kết chặt chẽ với tín ngưỡng.
Thế giới tâm linh của người Tày nói chung và người Tày ở Định Hóa nói riêng là thế giới đa thần, qua đó phản ánh sự giao lưu hội nhập giữa yếu tố tôn giáo tín ngưỡng bản địa với các tín ngưỡng du nhập thuộc về Tam giáo.
Trước hết Then là sự sinh động hoá quan niệm về thế giới ba tầng của người Tày. Thông qua nhãn quan của những người làm nghề Then, Pụt thế giới ba tầng được hiện lên thật rành mạch với cõi trời, cõi đất và cõi nhân gian mà ở đó với tư cách là người thông quan được với thần linh, người làm Then, Pụt đã đi lại được một cách dễ dàng từ cõi này sang cõi khác. Thông qua thầy Then, cõi trời được cụ thể hoá, hiện thực hoá như là một hình ảnh lý tưởng của cõi trần gian. Hay nói cách khác Then đã nhân hoá cõi trời. Ngoài cung phủ nguy nga tráng lệ ra, cõi trời của Then cũng rất gần gũi với đời thường: có rừng rú, biển cả, có ruộng vườn, chợ búa, v.v... Điều đó phản ánh sự nhận thức một cách hồn nhiên thô mộc trong thế giới quan của người Tày qua các lời Then, chẳng hạn như qua bài Lên đến mường thành hoàng:
Tiếng Tày
Rộng cằm đeo chúa chai Nai cằm đeo chúa quá Hương sinh kéo lượt là oóc không Khám khứn chốn thơn lâm quảng hàn
Muôi mốc kéo lồng hàn tứ phương Bách điểu roọng ngàn thơn xao xác
Lình căng roạn kin mác rạ hoa Ong điệp kéo pây mà hộn hào Đôi hương khứn tam đào thượng thiên
Lọt khứn phủ đăng niên Quá khứn đền thái tuế Phủ nấy phủ đăng niên Đền nấy đền Hành khiến - thái tuế
Rộng cằm đeo chú chai Nai cằm đeo chú quá
Hương sinh kéo lượt là oóc không Lọt khứn tổng bướng toa
Mừa thâng rạo chin ngài Khám khứn khái kin yến Khái nấy khái vạc viền ná đăm.
Dịch nghĩa
Có lời xin chào qua Một lời chào để qua
Hương sinh kéo tập nập ra không trung Sang lên chốn thơn lâm quảng hàn Mưa tuyết rơiquảng hàn tứ phương Bách điểu gọi ngàn sơn xao xác
Khỉ, vượn gọi ăn quả chơi hoa Ong điệp bay nhộn nhịp Đôi hương lên tam đào thượng thiên
Lọt lên phủ đăng niên Sang đến đền thái tuế Phủ này phủ đăng niên Đền này đền Hành khiến - thái tuế
Gọi tới đó lời chào Chào rồi xin qua
Hương sinh kéo lượt là ra không Lọt lên đồng bên phải
Đi lên ruộng bên trái Ăn nơi này có yến Nơi này có hoa phong lan đen.
(Bài Lên đến mường thành hoàng) [45]
Ngoài ra Then còn là sự cụ thể hoá quan niệm hồn linh giáo trong tín ngưỡng dân gian bản địa của người Tày. Từ niềm tin dân gian, quả trứng và chim én đã trở thành công cụ và biểu tượng nghề nghiệp của Then. Tất cả các vị thần trong quan niệm dân gian khi vào trong Then đều đã được hình tượng hoá như những nhân vật có thật. Ngoài tổ tiên, tổ sư là những nhân vật có thực đã khuất, các vị thần linh khác
trong Then đều có những dáng vẻ riêng, nhiều vị được hiện lên qua phương thức nhập đồng trong các đám lẩu cấp sắc của Pụt như Thổ công, Táo công, các tướng nghề ..v.v... Cũng như vậy, khái niệm hồn vía cũng được cụ thể hoá trong Then. Trong những bài cúng cầu yên hoặc cúng giải hạn chữa bệnh, hồn vía được Then, Pụt hình dung như là một sinh linh mềm yếu, rất dễ bị cám dỗ, rất dễ bị tổn thương, muốn đưa hồn, vía về nhà thì phải vỗ về, dỗ dành đôi khi phải dọa dẫm, đe nẹt. Một số vị thần như Mẹ Hoa đã được biểu tượng hoá trong Then qua sự khắc họa tính cách nhân vật rất gần gũi với đời thực. Cũng như người Kinh, thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng cơ bản trong tín ngưỡng của người Tày được thể hiện khá rõ trong Then cấp sắc. Các nghi lễ chính do thầy Then (hoặc Tào) chủ trì đều được thực hiện trước bàn thờ tổ tiên từ mở đầu cho đến kết thúc với các thủ tục như trình báo tổ tiên, dâng lễ tổ tiên, tạ ơn tổ tiên, ví dụ như:
Tiếng Tày
Ngoắc ná khứn mừa rườn đắm Các chúa cú pác cạ ná nan Tàn te khấu gia than rườn đắm
Đắm ty đất rườn thó Đắm ty họ mộ….quan Đắm họ mộ…Đắm họ ngoại…
Quét ău toong xe lấu Quét ău toong xe châm Quét ău toong cộ péng chuầy ăn cái
Quét ău toong cộ péng tái ăn luông Quét ău toong cộ khấu nua khao
Quét ău toong cộ mao nua ón Quét ău péng to rô rằng ngoắng
Mịt, mơ, chuối, mía, mác cam, mác quýt, mác hồng, mác hạnh Quét ău toong ăn bôm cao cộ đầy
Quét ău toong cộ kim ngần phiêng phjác Quét ău toong cộ vàng bạc phiêng hua
Quét ău toong lọ lấu hoàng Quét ău toong quang lấu phất
Quét ău xuốn tằng cộ tạp tằng chay hoa, chè oản, khấu xiên cân, ngần xiên péng, chèn vạn quan
Lấu châm tuyết nấy tiến phủ đắm kim Đin đắm tổ họ mộ
Bướng pần đắm rặm pần tổ thư
Tàn quét lấu quét châm rườn đắm xong an.
Tạm dịch
Quay mặt lên bàn đắm Các chúa có lời bảo thế này Tàn te khấu gia than rườn đắm
Đắm ty đất rườn thó Đắm ty họ mộ…quan Đắm họ mộ…Đắm họ ngoại
Quét lấy hai xe rượu Quét lấy hai xe lễ
Quét lấy hai cỗ bánh dầy chiếc to Quét lấy hai cỗ bành dậm chiếc to
Quét lấy hai cỗ cơm nếp trắng Quét lấy hai cỗ nếp mới thu gặt về
Quét lấy bánh tô rô tổ ngoằng
Mít, mơ, chuối, mía, quả cam, quả quýt, quả hồng, quả hạnh Quét lấy hai mâm cao cỗ đầy
Quét lấy hai cỗ vàng bạc bằng trán Quét lấy hai cỗ vàng bạc bằng đầu
Quét lấy hai lọ rượu vàng Quét lấy hai quang rượu cay
Quét lấy hết cỗ tạp đồ chay, hoa, chè oản, thóc nghìn cân, bạc nghìn bánh, tiền vạn quan Rượu châm tuyết này tiến phủ đắm kim
Đất đắm tổ họ mộ…
Bàn nay vai đắm, bàn Then vai tổ thư Then quét rượu châm nhà đắm xong an.
(Bài Dâng rượu tổ tiên) [45]
Mặt khác, do nguyên tắc nối nghiệp tổ tiên nên đối với người Tày thì làm nghề thầy cúng nói chung và làm Then nói riêng trước hết là vì trách nhiệm với tổ tiên dòng họ và là vì sự bình an của bản thân và gia đình. Vì vậy đôi khi đối với một số người thì tham gia vào thế giới thầy cúng là một việc làm bất đắc dĩ không thể nào khác được. Và như vậy có thể coi lễ cấp sắc là một thông điệp để con cháu báo cáo với tổ tiên rằng họ đã làm tròn đạo hiếu nối nghiệp tổ tiên.
Then nói chung chịu sự tác động của Tam giáo mà chủ yếu là Đạo giáo thông qua giáo lý của thầy Tào, một dạng thầy cúng có gốc gác từ vùng nam Choang Trung Quốc. Điều này thể hiện rõ nhất qua lễ cấp sắc của các dòng Then, Pụt có sự tham gia chủ đạo của thầy Tào người được coi là thầy cha của đệ tử, thay mặt Ngọc Hoàng Thượng đế đứng ra cấp sắc cho đệ tử.
Sự tác động của Tam giáo đến Then Tày phản ánh sự giao lưu hội nhập các yếu tố bên ngoài vào trong tín ngưỡng của người Tày. Tuy vậy, khác với Đạo giáo chính thống là truyền đạo theo môn phái, các ngành thầy cúng của người Tày nói chung trong đó có Then lại truyền nghề theo gia tộc. Tính gia tộc được thể nhiều khía cạnh khác nhau, có thể là gia tộc tổ tiên của chính bản thân người thầy cúng, và cũng là gia tộc của ngành cúng mà ở đó người thầy cúng là một thành viên có ngôi thứ và địa vị nhất định trong mối tương quan với những thành viên khác. Một gia đình ngành Then sẽ có đủ thầy cha (thầy Phù thuỷ hoặc thầy Tào), thầy mẹ (Then hoặc Pụt) và cũng có các thứ bậc anh chị em, bác bá theo những quy định nhất định. Vì vậy điểm giống với thờ cúng tổ tiên là họ cũng phải thờ các thầy cha, thầy mẹ của mình khi các vị này quá cố gọi là thờ tổ sư. Tuy nhiên điểm khác với việc thờ cúng tổ tiên trong gia đình là người làm Then, Pụt có thể có từ một tới nhiều thầy cha, thầy mẹ trong trường hợp họ muốn tăng sắc mà chẳng may thầy cha, thầy mẹ của họ đã qua đời, buộc họ phải mời người khác thay thế. Thờ cúng tổ sư là đối tượng chủ yếu và quan trọng nhất, trở thành nguyên tắc hành nghề của Then. Nói cách khác thờ tổ
sư trong Then cũng là một hình thức thờ cúng tổ tiên. Điều này thể hiện rõ ở hầu hết mọi dòng Then ở chỗ mỗi người làm nghề Then đều phải nhớ đủ danh sách tổ tiên làm nghề của gia đình mình và thầy cha, thầy mẹ của mình để thờ phụng tại nhà cũng như khi đi hành lễ.
Trong thực tế, trong quan niệm của các thầy cúng người Tày thì tổ sư bao gồm những vị tiền bối có hành nghề cúng bái của gia đình qua các thế hệ và các vị thầy cha, thầy mẹ trực tiếp làm lễ cấp sắc, tăng sắc cho họ. Dòng Then khu vực Định Hóa, Thái Nguyên khi đi hành nghề phải mang theo bức tranh thờ tổ sư gia truyền của gia đình để treo trước đàn cúng biểu thị sức mạnh và binh lực của tổ sư - tổ tiên luôn luôn đi theo trợ giúp cho họ.
Vì vậy, trong lễ cấp sắc thầy Tào ở đây có trách nhiệm phải lập cho đệ tử toàn bộ danh sách các vị tổ sư trong gia đình của người đó. Như vậy có thể nói rằng, mặc dù chịu sự chi phối bởi giáo lý Đạo giáo qua các hình thức khác nhau nhưng về cơ bản tục thờ cúng tổ tiên mà cụ thể ở đây là thờ tổ sư nghề vẫn là cốt lõi trong thờ cúng của Then.
Ngoài ra, thế giới tâm linh của người Tày còn được thể hiện qua những lễ vật mang tính tượng trưng hồn nhiên, mộc mạc trong Then. Số mệnh con người được hình dung như một cái cầu, muốn trường thọ khoẻ mạnh thì phải sửa sang lại cầu cho chắc chắn. Tuổi thọ và sức khoẻ của người già được gắn với bồ gạo, muốn người già sống lâu thì phải bù cho bồ gạo đầy thêm. Các lễ vật trong Then đều ít nhiều được biến hóa theo trí tưởng tượng của họ: Quả bí xanh hình dung là con lợn, hoa chuối rừng là con gà trống; chiếc thuyền bẹ chuối là tượng trưng cho đoàn thuyền loan thuyền phượng; tảng bột nặn- thậm chí là một chiếc bánh chưng bọc giấy màu cũng được hình dung là quả núi Su-mi là quả núi thiêng của thần phật trên trời. Thậm chí, binh mã -một lực lượng khá điển hình lại được tượng trưng qua gạo (như hiện tượng chia gạo tượng trưng cho việc phân binh mã trong lễ cấp sắc), v.v... Đây là những hình tượng rất phổ biến trong Then.
Nói tóm lại, Then đã hiện thực hoá thế giới tâm linh của người dân Tày. Chính vì vậy mà Then đã trở nên gần gũi, gắn bó với đời sống tôn giáo tín ngưỡng của người dân Tày qua nhiều thế hệ. Người dân có niềm tin sâu sắc với thế giới tâm linh.
Theo quan niệm của người Tày ở Định Hóa, có ba tầng trời, trần sao thì âm vậy. Vậy nên khi vui người ta mời Then: Then mừng thọ, Then đám cưới,…Khi buồn người ta mời Then: Then tang ma, then tống tiễn… Khi nhà có chuyện người ta mời Then: Then cầu tự, Then chữa bệnh…Hay khi nói lên mong ước của mình, người ta cũng thể hiện qua lời Then: Then kỳ yên, Then lễ hội… Then không thể thiếu trong đời sống tinh thần và tâm linh của đồng bảo Tày ở Định Hóa, Then trở thành tín ngưỡng đặc thù của dân tộc Tày nơi đây.