Tình yêu, tình dục từ quan niệm đến sự hiện diện trong đời sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình dục trong điện ảnh pháp qua một số trường hợp tiêu biểu​ (Trang 25 - 29)

5. Cấu trúc luận văn

1.1.1. Tình yêu, tình dục từ quan niệm đến sự hiện diện trong đời sống

nhân loại

Tình yêu là một vấn đề thiết thân với con người bởi đĩ là một tình cảm, một nhu cầu, một sinh hoạt cơ bản của con người. Tình yêu thường gắn liền với tình dục, như khi hai người yêu nhau, nhu cầu về tình dục sẽ xuất hiện nhằm gắn kết tinh thần và thể xác hai người đĩ với nhau. Nhưng khơng phải lúc nào tình dục cũng gắn liền với tình yêu và đem đến hạnh phúc, cĩ những khi vấn đề nhạy cảm và cấm kỵ này làm cho con người đau khổ. Vậy thực chất, tình yêu là gì? Tình dục là gì?

Trong tự điển Oxford Illustrated American Dictionary (1998) và Merriam - Webster Collegiate Dictionary (2000) theo người viết hiểu “Tình yêu, hay ái tình, là một loạt các cảm xúc, trạng thái tâm lý, và thái độ khác nhau dao động từ tình cảm

cá nhân đến niềm vui sướng. Tình yêu thường là một cảm xúc thu hút mạnh mẽ và nhu cầu muốn được ràng buộc, gắn bĩ”.

Tâm lý học là một ngành khoa học nghiên cứu tâm trí và hành vi, tìm hiểu các hiện tượng ý thức và vơ thức cũng như những cảm xúc và tư duy. Dưới gĩc nhìn Tâm lý thì tình yêu như một hiện tượng nhận thức của xã hội. Nhà phân tâm học Robert Sternberg tác giả của A triangular theory of love (1986) cho rằng “tình yêu cấu thành từ ba thành phần khác nhau sự thân mật, sự cam kết và niềm đam mê” [tr.119-135]. Theo ơng tất cả các hình thức của tình yêu đều được cấu thành bởi ba hình thức này.

Trong sách Dẫn luận về tình yêu, tác giả Ronald de Sousa chia sẻ những câu nĩi như “Tình yêu là nhận thức sắc bén về tính chất khơng thể sở hữu” hay tác giả Arnold Pernes với câu nĩi “Tình yêu thật ra hết sức bình thường, chẳng to tác gì, cũng chẳng phải là câu trả lời cho tất cả những vấn nạn của cuộc đời, và đơi khi cịn là tai ương”. Tác giả cịn phân tích dẫn chứng như thi sĩ, nhạc sĩ, triết gia… và giờ đây cịn cĩ sự tham gia các nhà sinh học, những nhà khoa học về não với những hứa hẹn sẽ cĩ thể giải thích tất cả, xua tan đi lớp sương mờ bí ẩn về tình yêu. Tác giả cĩ những câu hỏi “Chúng ta cĩ yêu vì lý lẽ?”, “tình yêu cĩ mù quán khơng?”, “tình yêu là tự do hay trĩi buộc?” hay “tình yêu cĩ làm hại trong sáng của tình dục?” Tác giả đã quay ngược dịng lịch sử với những tác phẩm kinh điển trước đĩ cĩ phân tích đề cập những vấn đề của tình yêu và tình dục cùng những dẫn chứng rất sinh động tăng thêm tính thuyết phục cùng những luận điểm khoa học hiện đại khi họ phân tích đánh giá tình yêu tình dục dưới gĩc nhìn khoa học. Người viết đồng tình với quan điểm cho rằng “Những lo lắng của khoa học đĩ là tình yêu khuấy động lên, nỗi sợ rằng tình yêu cĩ thể mất giá trị… khoa học thần kinh đã tiết lộ khả năng kiểm sốt hố học”. Vậy lúc này sẽ khơng cịn tính lãng mạn vốn cĩ trong quá trình phát triển con người. Nếu tình yêu khơng được dâng tặng tự do khơng thật sự là tình yêu, vậy tình yêu nhằm trao đổi lấy một lợi ích khác là sự tha hĩa tình yêu. Chẳng hạn tình yêu được dâng hiến chỉ như một phương tiện để cĩ tình dục thường bị xem là hồn tồn khơng đủ tư cách để gọi là tình yêu.

Theo quan điểm của người viết, tình yêu cĩ nhiều nghĩa và sẽ được hiểu khác nhau tùy vào từng đối tượng cũng như tùy bối cảnh khác nhau mà khi đĩ nĩ sẽ cĩ ý nghĩa phù hợp cho từng hồn cảnh. Tình yêu là sự hồ hợp tâm hồn, hiểu nhau, quyết định đến với nhau khơng toan tính. Và tình dục là sự hợp nhất tuyệt vời của thể chất và cả tinh thần những khối cảm mà cả hai mang đến và thích thú điều đĩ và hơn cả tình yêu là sự hịa quyện cả thể xác lẫn tâm hồn và trên tất cả là sự tơn trọng nhau. Và tình dục là một khuynh hướng tự nhiên nơi người nam và người nữ vận dụng giới tính để tìm kiếm, hiểu biết và thương yêu nhau, dù nam hay nữ.

Tình dục trước hết là sự tiếp xúc thể xác, trực tiếp hoặc gián tiếp. Trong sách

Dẫn luận về tình yêu, tác giả Ronald de Sousa cũng chia sẻ khái niệm tình dục như sau: “Tình dục được hiểu như một phương thức để mọi người cảm nhận cơ thể, lạc thú và khát khao của họ. Tình dục là một đối tượng văn hố. Sự khác biệt giữa đàn ơng và phụ nữ khơng thể chỉ quy định nhân tố sinh học mà cịn được hiểu theo những khái niệm về giới tính, ý nghĩa về mặt xã hội khác gán cho nam tính và nữ tính. Những ý tưởng định chuẩn về nam tính và nữ tính hay nĩi cách khác về những cách đúng đắn để người nam và người nữ ứng xử với nhau”. Tác giả Veronique Mottier trong sách Dẫn luận về tính dục [14] đã khái quát cho người đọc cĩ cái nhìn tổng thể về cội nguồn cũng như quá trình phát triển văn hố tình dục của con người từ thời Athen và Rome cổ đại. Nĩ bắt đầu từ truyền thống xã hội, hệ thống chính trị hiện hành. Từ chế độ nữ quyền chuyển dần sang chế độ nam quyền thì quan điểm phân biệt giới tính, phân chia giai cấp, quyền lực, địa vị xã hội dần hình thành theo. Người phụ nữ thời xưa phải sống lệ thuộc, khơng cĩ tiếng nĩi trong gia đình, xã hội. Thậm chí trong quan hệ chăn gối người nam thường ở thế chủ động, vì nam giới được quy về phái mạnh nên nhiều nền văn hĩa ảnh hưởng đến nam quyền.

Cĩ nhiều câu chuyện thần thoại được thêu dệt về nguồn gốc của lồi người trong đĩ nổi tiếng đĩ là Aristophanes và những câu chuyện trở thành một thần thoại sau này. Văn hĩa cổ đại khơng đề cao cho chủ nghĩa tự do tính dục. Hành vi đĩ được kiểm sốt chặt chẽ bởi những quy tắc luân lý và pháp luật. Cĩ thể thấy văn hĩa tính dục này khơng hề giống nhau trong thời kỳ này. Những hành động như

mơn trớn, hơn… chỉ là những hành động bày tỏ tình yêu. Phụ nữ Athens luơn phải chịu sự giám hộ pháp luật bởi người thân là đàn ơng với lý do người đàn ơng lúc này được khuyến khích sử dụng tình dục xâm nhập để chế ngự và kiểm sốt người bạn tình phụ thuộc.

Veronique Mottier, Dẫn luận về tính dục [14, tr.47- 87] cĩ đề cập thời Hy Lạp - La Mã cổ đại xem phụ nữ là sinh vật thấp kém hơn so với đàn ơng nên thiếu đi sự kiểm sốt của đàn ơng sự địi hỏi tình dục của phụ nữ sẽ làm cạn kiệt sức lực của đàn ơng và thậm chí cịn tệ hơn nữa. Xã hội bấy giờ cho rằng phụ nữ thực sự nguy hiểm. Sự khác biệt cơ bản nhất là ở chỗ nền văn hĩa La Mã, kẻ lừa dối trong tình yêu và tình dục bị xem là tội nặng nhất. Tiết chế tình dục là một phần trong cách sống, nĩ tập trung vào gia trưởng khơng riêng vợ mình mà cịn bất kỳ thành viên nào trong nhà phục vụ nhu cầu tình dục cho chính người đàn ơng đứng đầu trong gia đình đĩ.

Trong sách Dẫn luận về tính dục [14, tr.11- 60] đã cho thấy cái nhìn bao quát quá trình phát triển lịch sử nghiên cứu tính dục. Ở thế kỷ thứ V thuộc cơng nguyên, Cơ Đốc giáo cổ vũ sự trinh tiết và tiết dục cho cả nam lẫn nữ do quyền lực chính trị theo hướng tăng uy quyền cho nhà thờ, tơn giáo lúc này mạnh lên. Họ phản đối tình dục, giải thốt con người ra khỏi sự ham muốn, họ cho rằng độc thân và trong trắng được xem là cao quý, “tình dục và cuồng dâm được xem là kẻ thù của Thiên Chúa”. Nhìn chung, Cơ Đốc giáo đã đưa ra những quy định cũng như cĩ ảnh hưởng lớn về tình dục đối nghịch hồn tồn với Do Thái giáo. Tác giả Pierre Daco cĩ phân tích vấn đề tình dục, nỗi đam mê và thèm muốn tình dục đơi khi phức tạp vơ cùng. Cũng khơng quá khi nĩi vấn đề tính dục cĩ khi là “bệnh dịch tinh thần” người ta cĩ thể dám nghĩ như thế khi nhận thấy rối loạn tâm lý các dồn nén và sự lo sợ đang ngự trị trong thế giới hiện tại. Cơ Đốc Giáo đã đặt tình dục một cách chắc chắn vào trung tâm của đạo Cơ Đốc. Họ định nghĩa rằng “tình dục vừa là thứ đáng hổ thẹn khơng nên được nĩi ra, lại vừa như tội lỗi của mọi tội lỗi, phải được riêng nguyên khơng chỉ những biểu hiện thực tế mà cả những ham muốn bị chơn giấu sâu nhất của tâm thần. Cĩ thể thấy rằng họ khuyến khích thú nhận những sự thật riêng tư về tình dục.

Trong thời kỳ khai sáng đã chống lại những giáo điều tơn giáo mà Cơ Đốc Giáo đã xây dựng trước đĩ. Họ đề cao một văn hĩa tự do tình dục được hình thành ở Châu Âu với mốc thời gian được chú ý từ thế kỷ thứ 17 trở đi chúng được lan truyền rất nhanh từ những giới quý tộc, đáng lưu ý trong thời kỳ đĩ việc sử dụng bao tránh thai làm từ ruột cừu hay dùng dương vật giả cũng đã trở nên phổ biến. Những năm 1850, bao tránh thai bằng cao su đã xuất hiện. Tại Châu Âu thời kỳ tiền cơng nghiệp các hành vi tình dục đa phần được xem là vấn đề đạo đức và tơn giáo được bị xếp vào loại tội lỗi. Nhưng những thay đổi xã hội do quá trình phát triển hiện đại hĩa đem lại từ cuối thế kỷ thứ 18 trở về sau sau sau khi đã dẫn đến những suy nghĩ mới về hành vi tình dục biến nĩ thành đối tượng nghiên cứu trong khoa học. Sự ra đời mơn khoa học tình dục khoảng đầu thế kỷ thứ 20 tự bản thân tình dục thành đối tượng nghiên cứu đặc biệt trong y học học và khoa học xã hội. Thuật ngữ “tính dục” theo ý nghĩa đương đại là “sở hữu năng lực tình dục hoặc cĩ khả năng cảm nhận tình dục”. Đáng lưu ý khái niệm tính dục đã làm cho tình dục - gắn liền với lĩnh vực của nghiên cứu khoa học cũng như trải nghiệm cá nhân gắn liền với tự nhiên và sinh học. Những nhà tiên phong trong lĩnh vực tình dục học như Bloch, Krafft-Ebing... đã khám phá sự bất thường của tình dục thơng qua gọi tên và phân loại những sai lệch so với chuẩn mực. Những nhà khoa học này đã phát hiện một loạt những phân loại mới ngày càng kỳ dị về sự lệch lạc như sùng bái vật, khổ dâm, bạo dâm, thỏa mãn tình dục gắn liền với gây đau hoặc chịu đau. Qua đây cĩ thể nhìn lại dù ngày nay nhiều thành tựu phát triển trong đĩ cĩ y học với những phân tích hết sức thuyết phục về mặt khoa học, họ cĩ những cơng cụ đánh giá, máy mĩc tân tiến phục vụ cho nghiên cứu thì vấn đề tình dục vẫn cịn là bí ẩn, những thứ mà con người chưa giải thích được. Ngày nay tình dục của con người cần hướng đến sự hịa hợp nhất hồn hảo, sự phục hồi sức lực và cả những khối cảm mà tình dục mang lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình dục trong điện ảnh pháp qua một số trường hợp tiêu biểu​ (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)