Những lí thuyết về điện ảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình dục trong điện ảnh pháp qua một số trường hợp tiêu biểu​ (Trang 35 - 37)

5. Cấu trúc luận văn

1.1.5. Những lí thuyết về điện ảnh

Trong cuốn sách Hướng dẫn viết về phim của tác giả Timothy Corrigan do Nhà xuất bản Tri Thức phát hành, dịch giả Đặng Nam Thắng dịch [55, tr.79-84] cĩ những chia sẻ mà người viết xin được trình bày theo cách hiểu của mình: Nghiên

cứu phim dưới gĩc độ lịch sử hay cịn được gọi là cách tiếp cận lịch sử được xem là một cơng cụ quan trọng trong nghiên cứu phim bởi phim cĩ thể để cho ta biết rõ hơn một xã hội và một thời kỳ lịch sử. Cĩ một lưu ý quan trọng đĩ là lịch sử là một cơng cụ nhạy cảm khi sử dụng nĩ càng cẩn trọng càng tốt. Qua những phim được khảo sát người viết thấy được những biến cố mâu thuẫn những hành động... của các nhân vật đang diễn ra trong phim rất nhiều, chính xã hội bấy giờ đã tạo nên. Lúc này cĩ bối cảnh lịch sử tử vi như một cơng cụ hỗ trợ cho việc giải thích những thao tác kỹ thuật và nghệ thuật nhà làm phim đưa vào. Cách tiếp cận này giúp cho người xem thấy được bộ phim phù hợp với khuynh hướng lịch sử hay đi ngược tiến trình phát triển của lịch sử.

Trong tập bài giảng những phương pháp tiếp cận hiện tượng nghệ thuật của PGS,TS. Phạm Xuân Thạch cĩ chia sẻ và người viết đã sử dụng như những cơng cụ hỗ trợ cho nghiên cứu. Để cĩ cái nhìn tổng quan khi phân tích phim, người viết phải phối hợp nhiều phương pháp. Thứ nhất “tính đa chiều kích của một văn bảng nghệ thuật”. Thứ hai khi nghiên cứu phim dưới gĩc độ thi pháp học PGS, TS. Phạm Xuân Thạch cĩ viết “Tiếp cận thi pháp và tiếp cận ngữ nghĩa là những tiếp cận đầu tiên, mang tính sơ khởi, cơ bản nhất và là điểm khởi đầu cho những tiếp cận tiếp theo đối với văn bản nghệ thuật”. Bên cạnh đĩ PGS, TS. Phạm Xuân Thạch cịn giúp người viết cĩ những bước cơ bản khi đọc bộ phim cũng cần bắt đầu như “bắt đầu bằng một loạt câu hỏi, về việc bộ phim được mở đầu như thế nào và kết thúc ra sao? Người làm phim đã kể câu chuyện của mình như thế nào? Trật tự các sự kiện được kể trong bộ phim ra sao? Máy quay đã chuyển động thế nào? Các phân chia bộ phim thành những cú bấm máy (shoot), cảnh (scence) hay trường đoạn (sequence) ra sao? Rồi cách nối các đoạn phim với nhau, cách quay phim, bố cục cảnh quay, các kiểu cảnh quay, cách bố cục cảnh quay và sự chuyển động của máy quay…”. Ngồi ra, PGS, TS. Phạm Xuân Thạch cịn chia sẻ phương pháp “Tiếp cận mang tính diễn dịch”. Văn tức là người. Thứ ba, tiếp cận mang “tính tâm lí học về nghệ thuật”. Văn chương, hội hoạ, nhạc… ngay cả điện ảnh thì rõ ràng nĩ là sản phẩm được tạo bởi cá nhân nên sản phẩm đĩ gắn liền với người sáng tạo ra nĩ. Thứ tư

“Tiếp cận mang tính diễn dịch. Nghệ thuật trong nhìn trong quan hệ với xã hội. Những tiếp cận mang tính xã hội học về nghệ thuật”. Dù tự do sáng tạo của người nghệ sĩ như thế nào chăng nữa thì rõ ràng khi sản phẩm điện ảnh đưa ra cơng chúng thì đều bị chi phối trên chính quy định xã hội. Trên đây là vài nét cơ bản về những cách thức mà người viết dựa vào tiến hành phân tích cho đề tài đã chọn để nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình dục trong điện ảnh pháp qua một số trường hợp tiêu biểu​ (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)