5. Bố cục của luận văn
1.2.2. Bài học kinh nghiệm đối với Thành phố Việt Trì thông qua
nghiệm các địa phương
Từ kinh nghiệm thực tiễn quản lý vốn đầu tư XDCB của Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc và thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, chúng ta có thể rút ra một số bài học về công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN như sau:
Một là, quản lý vốn đầu tư xây dựng từ NSNN cần phải được quy
hoạch hợp lý, tập trung, có trọng điểm, nghiêm túc và khoa học. Quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, quy hoạch chi tiết phải phải đồng bộ, gắn kết, phù hợp, tránh chồng chéo. Quy hoạch phải đi trước một bước, phải có tầm nhìn xa, có tính chiến lược, đánh giá hết các yếu tố khách quan của sự phát triển. Đây là nội dung hết sức quan trọng, để các cơ quan quản lý triển khai thực hiện có hiệu quả công tác quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN, góp phần hạn chế đáng kể đầu tư dàn trải, thất thoát, lãng phí tại các dự án đầu tư.
Hai là, quy hoạch phải gắn với kế hoạch bố trí vốn, nâng cao hiệu quả
quản lý sử dụng vốn bằng nhiều biện pháp trong đó có phân cấp đảm bảo tỉnh tự chủ cho địa phương, đồng thời có cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ đến từng khâu của quá trình đầu tư; góp phần tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng và nâng cao hiệu quả KT-XH của các dự án đầu tư xây dựng từ NSNN, giảm thiểu những rủi ro trong quá trình triển khai thực hiện các dự án.
Ba là, gắn đầu tư trọng điểm, hiệu quả các dự án lớn, quan trọng để có tăng
trưởng cao với các dự án, chương trình mang tính chất phát triển bền vững có tính xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng, xóa đói giảm nghèo vùng sâu vùng xa… sẽ thu hút được sức mạnh cộng đồng, được lòng dân và chính quyền cơ sở do vậy loại đầu tư này sẽ mang lại hiệu quả rất cao trong quản lý sử dụng vốn.
Bốn là đảm bảo tuân thủ nghiêm túc các quy định của Nhà nước về
quản lý sử dụng nguồn vốn NSNN. Thực hiện đúng chủ trương và chiến lược, quy hoạch ĐTXDCB. Chủ trương, chiến lược và quy hoạch đầu tư XDCB có vai trò định hướng đầu tư rất quan trọng, tác động đến đầu tư của thành phố, từng vùng, ngành, lĩnh vực và thậm chí từng dự án đầu tư và vốn đầu tư. Các chủ trương ĐTXD tác động đến cơ cấu đầu tư và việc lựa chọn hình thức đầu tư. Đây là vấn đề tương đối lớn về học thuật và liên quan đến thông tin và
nhận thức của các cấp lãnh đạo nhất là khi vận dụng vào thực tế. Nói cơ cấu đầu tư là nói phạm trù phản ánh mối quan hệ về chất lượng và số lượng giữa các yếu tố của các hoạt động đầu tư cũng như các yếu tố đó với tổng thể các mối quan hệ trong quá trình sản xuất xã hội.
Năm là, quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN phải gắn kết chặt chẽ với việc
thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Các mục tiêu quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN được có vai trò quan trọng trong việc định hướng đầu tư nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong mỗi giai đoạn nhất định. Trên cơ sở chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực triển khai mới và các dự án chuyển tiếp của từng năm kế hoạch, triển khai thực hiện các dự án đã xác định, sử dụng chức năng quản lý của mình tác động đến hoạt động tại các dự án đầu tư XDCB từ NSNN để đạt được mục tiêu trên thực tế.
Sáu là, đảm bảo đúng trình tự cấp phát, thanh toán nguồn vốn NSNN đối
với từng lĩnh vực cụ thể, hài hòa các lợi ích. Việc ghi kế hoạch vốn hàng năm tuân thủ các quy định của Nhà nước về quản lý, thanh toán vốn đầu tư từ nguồn NSNN, ngăn ngừa những vi phạm, hạn chế sai sót trong quản lý vốn đầu tư từ nguồn NSNN. Việc cấp phát, thanh toán nguồn vốn NSNN đúng thời điểm, sẽ đáp ứng đúng tiến độ thực hiện dự án có tác dụng thúc đẩy kịp thời chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, thúc đẩy theo mục tiêu của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Bảy là, đáp ứng yêu cầu phòng, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí vốn đầu tư
XDCB từ NSNN. Tham nhũng, thất thoát, lãng phí vốn đầu tư XDCB từ NSNN xuất phát từ đặc điểm vốn đầu tư XDCB đã trình bày ở trên. Nguồn vốn NSNN chủ sở hữu là Nhà nước, khi cấp phát đến các dự án dễ dẫn đến tham nhũng, thất thoát, lãng phí. Phòng, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí vốn đầu tư XDCB từ NSNN có hiệu quả góp phần quan trọng vào việc tiết kiệm nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực NSNN, thực hiện có hiệu quá các mục tiêu đặt ra. Vì vậy, đáp ứng yêu cầu phòng, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí vốn đầu tư xây dựng từ NSNN là một yêu cầu quan trọng của QLNN trong lĩnh vực này.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU