Mục tiêu phát triển phát triển kinh tế xã hội của Thành phố Việt Trì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 90 - 94)

5. Bố cục của luận văn

4.1.3. Mục tiêu phát triển phát triển kinh tế xã hội của Thành phố Việt Trì

Thành phố Việt Trì phải xác định các mục tiêu, định hướng, danh mục chương trình, dự án đầu tư công; cân đối nguồn vốn đầu tư công, phương án phân bổ vốn, các giải pháp huy động nguồn lực và triển khai thực hiện.

Thành phố cần xác định phương hướng phát triển đầu tư xây dựng cơ bản để xác định các dự án trọng tâm, trọng điểm, các dự án liên quan bức thiết đến đời sống sinh hoạt của nhân dân, đóng góp quan trọng vào việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo môi trường thuận lợi góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân và tăng cường đảm bảo an ninh quốc phòng của địa phương để tập trung đầu tư, tránh dàn trải, hiệu quả đầu tư kém, gây phân tán và lãng phí nguồn lực của Nhà nước, giảm nợ đọng xây dựng cơ bản, bảo đảm an ninh tài chính, dư nợ công ở mức cho phép.

Trong thời gian tới thành phố phải chỉ đạo nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, vùng. Rà soát, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của, trong đó xác định các luận cứ khoa học để định rõ hướng ưu tiên chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong giai đoạn đến năm 2020 và các năm tiếp theo. Từ đó Việt Trì cần xác định mục tiêu đầu tư phát triển:

Đầu tư phát triển mạng lưới giao thông, ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng giao thông để đảm bảo trong bất cứ tình huống nào giao thông không thể bị gián đoạn. Cần tập trung đầu tư, ưu tiên phát triển các luồng tuyến vận tải liên. Nâng cấp các công trình giao thông đường bộ hiện có; đầu tư mới những công trình trọng điểm để nâng cao năng lực vận tải, hoàn chỉnh mạng lưới giao thông đường bộ, đường thủy.

Đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng Nông, lâm nghiệp, thủy sản có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, vừa đảm bảo an ninh lương thực, nhu cầu thực phẩm vừa là nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất công nghiệp. Khu vực phát triển nông nghiệp có diện tích khoảng 3.000 ha (bao gồm các xã: Chu Hóa, Thanh Đình, Thụy Vân, Tân Đức và một phần diện tích xã Kim Đức), sẽ phát triển theo mô hình “Nông nghiệp - Đô thị”.

Đầu tư phát triển công nghiệp, xây dựng trung tâm logistics cấp vùng có quy mô khoảng 100 ha ở khu vực phía Bắc nút giao thông đường cao tốc

(IC7), tại xã Phượng Lâu, tiếp tục xây dựng hoàn thiện khu công nghiệp Thụy Vân; xây dựng: cụm tiểu thủ công nghiệp và làng nghề Phượng Lâu 2 khoảng 98 ha, cụm công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản, cơ khí, đóng tàu Nam Bạch Hac khoảng 80 ha.

Đầu tư phát triển thông tin liên lạc. Phát triển mạng lưới bưu chính viễn thông theo hướng hiện đại và đồng bộ. Mở rộng hệ thống chuyển mạch, truyền dẫn, ngoại vi. Đầu tư xây dựng các tuyến cáp quang đến các khu, cụm công nghiệp, khu du lịch, khu tập trung đông dân cư. Duy trì tỷ lệ phủ sống phát thanh và truyền hình đạt 100%, tỷ lệ phủ sóng thông tin di động đạt 100%.

Đầu tư phát triển các ngành dịch vụ và hệ thống thương mại. Xây dựng trung tâm thương mại cấp vùng và khu hội chợ Hùng Vương ở phía Nam khu Di tích lịch sử Đền Hùng; xây dựng chợ đầu mối tại khu vực phía Nam quảng trường Hùng Vương với quy mô 10 ha; cải tạo chợ Trung tâm thành phố hiện nay thành trung tâm thương mại đa năng; xây dựng trục thương mại dịch vụ dọc tuyến đường Nguyễn Tất Thành, dọc tuyến đường Phù Đổng và hình thành các tuyến, khu phố ẩm thực ven sông Lô. Tại các phường đều bố trí các chợ phục vụ nhân dân. Ngoài ra, bố trí các khu trung tâm lễ hội khu vực phục vụ du khách. Khu vực nông thôn: cải tạo và nâng cấp các chợ truyền thống; xây dựng cụm đổi mới để hỗ trợ phát triển nông nghiệp gắn với phát triển du lịch.

Bảo tồn và phát huy giá trị khu Di tích lịch sử Đền Hùng là khu du lịch về văn hóa lịch sử cấp quốc gia và là Thành phố Lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam. Phát triển du lịch cảnh quan sinh thái ven sông Lô, vùng du lịch sinh thái nông nghiệp, di tích lịch sử làng nghề.

Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị. Phát triển hệ thống đô thị phải tiến hành đồng bộ cả phát triển kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật. Xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật phải đi trước một bước đồng thời ưu tiên cho các ngành sản suất công nghiệp và dịch vụ. Xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt đô thị; hệ thống thoát nước đô thị. Thành phố Việt Trì được phát triển theo mô hình cấu

trúc “Ba trục đồng hành và Một vành đai xanh sinh thái”. Trục chính là Trục không gian lễ hội kết nối không gian đô thị từ ngã ba Bạch Hạc qua khu trung tâm đến khu Di tích lịch sử Đền Hùng; trục hành lang dọc tuyến cao tốc Hà Nội - Lào Cai và trụ hành lang dọc tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai.

Về hệ thống giáo dục đào tạo: Cải tạo chỉnh trang nâng cấp các cơ sở hiện nay, hệ thống trường phổ thông và mầm non của thành phố phát triển theo hướng chuẩn quốc gia. Nâng cấp xây dựng trường Đại học Hùng Vương quy mô khoảng 70 ha. Xây dựng mới trường Cao đẳng Y tế với quy mô khoảng 15 ha tại phường Vân Phú. Xây dựng khu trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ cấp vùng với quy mô 40 ha tại khu vực phường Vân Phú và xã Phượng Lâu. Tăng cường nguồn lực, chăm lo xây dựng cơ sở vật chất trường học đảm bảo đủ cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn xây dựng trường chuẩn quốc gia; gắn việc xây dựng trường chuẩn quốc gia với chương trình kiên cố hóa trường học, xây dựng và nâng cấp hệ thống trường lớp khang trang, có đầy đủ trang thiết bị đồ dùng dạy học.

Về hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng: hoàn thiện hệ thống công trình y tế ở khu vực đô thị và các điểm dân cư nông thôn theo tiêu chuẩn đô thị loại I. Tiếp tục đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị khám chữa bệnh, đặc biệt là Bệnh viện đa khoa tỉnh để phục vụ khám chữa trị cho nhân dân các tỉnh trong vùng trung du miền núi phía Bắc. Xây dựng trung tâm y tế cấp vùng. Hoàn thiện đầu tư xây dựng cụm bệnh viện: phụ sản, nhi, mắt và các khu điều dưỡng.

Về văn hóa, thông tin, thể thao: hoàn chỉnh mạng lưới thiết chế văn hóa của thành phố. Thiết lập hệ thống quảng trường văn hóa, không gian lưu cộng đồng, các không gian đi bộ gắn kết với các khu công viên, cây xanh, không gian công cộng thành phố. Cải tạo xây dựng các sân vận động hiện có theo tiêu chuẩn đô thị loại I và xây dựng mới Khu Trung tâm thể dục thể thao cấp vùng tại phường Vân Phú.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)