5. Bố cục của luận văn
3.4.2. Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân trong công tác quản lý vốn đầu tư
được nâng lên, đi vào chiều sâu của công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN từ khâu lập kế hoạch phân bổ vốn, tạm ứng và thanh toán vốn, quyết toán vốn. Đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong hoạt động quản lý vốn, giúp cho hoạt động quản lý vốn được thực hiện theo đúng quy định.
Công tác thanh tra đã đánh giá và chỉ ra những tồn tại trong công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản như: việc thực hiện pháp luật về đấu thầu; việc lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế, dự toán; việc bố trí kế hoạch huy động và sử dụng vốn; thi công không đúng thiết kế - dự toán được duyệt, không đúng chủng loại vật tư, sai đơn giá vật liệu, nghiệm thu không chính xác khối lượng hoàn thành.
3.4.2. Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân trong công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN xây dựng cơ bản từ NSNN
* Hạn chế tồn tại
Trong những năm gần đây mặc dù công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản nói chung và công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN của thành phố Việt Trì đã có tiến bộ và đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN của thành phố còn nhiều hạn chế bất cập, đó là:
* Công tác lập kế hoạch vốn
Kế hoạch phân bố vốn còn mang tính ngắn hạn, một số dự án đầu tư, quyết định đầu tư còn thoát ly nguồn vốn, cơ cấu phân bổ vốn chưa hợp lý; kế hoạch vốn đầu tư cho các dự án còn dàn trải và kéo dài, không đảm bảo thời hạn để hoàn thành dự án theo đúng tiến độ, dẫn tới tình trạng dự án thi công kéo dài, không đảm bảo tiến độ theo quy định; công trình chậm đưa vào khai thác sử dụng làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Đối với nhiều dự án, việc kéo dài thời gian thi công đồng nghĩa với việc tăng chi phí cho dự án do trượt giá, do bổ sung chi phí nhân công, máy thi công theo mức tăng lương hàng năm.
Thông qua việc phân bổ cơ cấu vốn đầu tư trong một số lĩnh vực còn bất cập, chưa bám sát với nhu cầu thực tế. Trong lĩnh vực kinh tế ngân sách thành phố chủ yếu tập trung cho hệ thống giao thông và phát triển nông nghiệp mà phần lớn là đầu tư phát triển hệ thống thuỷ lợi (chiếm gần 80% vốn đầu tư). Việc đầu tư xây dựng những công trình phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học, công nghệ chưa được quan tâm; chưa thật sự có sự đầu tư một cách thoả đáng cho đối với những xã nghèo trên địa bàn thành phố. Việc phân bổ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN của thành phố Việt Trì còn mang tính chất manh mún.
Trong quá trình tổ chức thực hiện do nguồn thu ngân sách trên địa bàn không ổn định dẫn đến việc xây dựng kế hoạch thu chưa sát thực tế. Hàng năm Uỷ ban nhân dân thành phố thường xuyên phải điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản dẫn đến việc các chủ đầu tư không chủ động được nguồn vốn ngay từ đầu năm mà vẫn phải chông chờ kế hoạch bổ sung. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng xin, cho trong kế hoạch vốn đầu tư xây dựng.
* Công tác thanh toán vốn
Việc thanh toán vốn đầu tư trong những năm qua do hệ thống tổ chức Kho bạc Nhà nước thực hiện về cơ bản đã đảm bảo chế độ, quy trình thanh toán vốn do Kho bạc Nhà nước Trung ương quy định. Tuy nhiên, việc giải ngân vốn đầu tư nói chung còn chậm, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, tổ chức đấu thầu, hoàn chỉnh hồ sơ làm căn cứ thanh toán của chủ đầu tư cũng chậm. Có dự án được ghi kế hoạch song vẫn chưa đủ điều kiện theo quy định. Tình trạng phổ biến trong các năm qua là thanh toán vốn đầu năm đủng đỉnh, cuối năm dồn dập và chuyển nguồn vốn sang năm sau thanh toán tiếp quá nhiều.
* Công tác quyết toán vốn
Tình trạng chậm quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản vẫn diễn ra. Nhiều dự án đã đưa vào khai thác, sử dụng nhưng nhiều năm sau mới phê duyệt quyết toán. Năng lực, trách nhiệm của chủ đầu tư còn hạn chế; chậm trễ
trong giải quyết các vướng mắc khi lập báo cáo quyết toán và thiếu kiểm tra, đôn đốc của cơ quan chức năng (cơ quan Tài chính); thái độ xử lý vi phạm không cương quyết của người có thẩm quyền (thanh tra) là các nguyên nhân chính của tình trạng chậm quyết toán các dự án hoàn thành trong thời gian qua trên địa bàn. Công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán còn mang tính hình thức, chưa chuyên sâu do thiếu đội ngũ cán bộ chuyên môn.
* Công tác kiểm tra, thanh tra
Công tác kiểm tra, thanh tra chưa toàn diện, đầy đủ và hiệu quả không cao, chế tài xử phạt chưa nghiêm; chưa thực sự phát huy được hiệu lực trong việc phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai phạm trong hoạt động quản lý, chưa đánh giá được hiệu quả của vốn đầu tư.
* Nguyên nhân của các hạn chế trong công tác quản lý vốn XDCB từ NSNN của Thành phố Việt Trì
Một là, nguyên nhân từ cơ chế, chính sách.
Hệ thống chính sách, pháp luật của nhà nước, các hướng dẫn của trung ương còn thiếu đồng bộ, chưa ổn định và nhất quán, đôi khi chậm thể chế hoá để thực hiện; một số chính sách qua thực hiện bộc lộ những hạn chế, bất hợp lý nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung. Một số cơ chế chính sách không còn phù hợp chậm được sửa đổi, bổ sung gây lên tâm lý chờ đợi mất thời gian, kéo dài. Quản lý vốn ĐTXD từ NSNN chưa theo yêu cầu, quy luật của cơ chế thị trường, như: quản lý chi phí và đơn giá xây dựng vẫn căn cứ vào định mức và đơn giá của cơ quan có thẩm quyền ban hành chứ không theo giá thị trường; phân bổ kế hoạch vốn từ NSNN vẫn mang tính xin cho.
Cơ chế chính sách luôn được sửa đổi bổ sung Nghị định số 42/2017/NĐ của chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều nghị định số 59/2015/NĐ- CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 thay thế Nghị
định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Luật đấu thầu số 40/2013/QH13 ngày 26/11/2013; Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu; Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 của Chính Phủ; Nghị định 207/2013/NĐ-CP ngày 11/12/2013 của Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 của Chính Phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng; Tiền lương thay đổi, chi phí nhân công, máy thi công có sự điều chỉnh tăng, giá cả nguyên, nhiên vật liệu tăng đột biến. Việc hướng dẫn chế độ chính sách về quản lý đầu tư của các Bộ, ngành Trung ương trong việc thực hiện còn chậm, do đó quá trình thực hiện ở địa phương chưa kịp thời, nhiều chủ đầu tư còn lúng túng trong việc được giao thẩm định, phê duyệt dự toán, dẫn đến dự án triển khai chậm.
Các sở, ban, ngành trong triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách về quản lý vốn đầu tư từ NSNN còn chưa nghiêm túc, lỏng lẻo; thẩm định các dự án đầu tư XDCB còn mang tính hình thức, chất lượng thẩm định, phê duyệt dự án chưa cao dẫn đến lãng phí nguồn vốn vào nhiều công trình chưa thực sự cấp thiết.
Khung khổ pháp luật, cơ chế, chính sách đối với XDCB từ NSNN chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, thường xuyên thay đổi, chưa thực sự phù hợp với nền kinh tế thị trường dẫn tới sự lúng túng, bị động trong xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch các dự án đầu tư XDCB từ NSNN. Hai là, nguyên nhân từ năng lực bộ máy, cán bộ.
Thực hiện giao vốn kế hoạch hàng năm còn dàn trải, thiếu tập trung, nhiều công trình kéo dài 3 đến 4 năm, công trình chậm đưa vào khai thác sử dụng, do vậy phát huy hiệu chưa cao.
Thứ hai là năng lực quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước còn bất cập về số lượng, chất lượng.
Cơ cấu không đảm bảo dẫn đến những sai phạm, sai sót trong quá trình thực thi nhiệm vụ theo chức năng.
Trình độ quản lý của cán bộ còn yếu, thiếu kinh nghiệm thực tiễn. Một số cơ quan được giao chủ đầu tư lại không có chuyên môn nghiệp vụ về quản lý ĐTXD. Ban quản lý dự án chuyên ngành thuộc các lĩnh vực vừa yếu về năng lực lại vừa thiếu về số lượng, cán bộ chưa ngang tầm với nhiệm vụ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thời kỳ của khoa học và công nghệ.
Phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ quản lý còn yếu kém, lợi dụng những kẽ hở của cơ chế, chính sách, lợi dụng vị trí công tác để tham nhũng, trục lợi bất chính, làm thất thoát, lãng phí vốn ĐTXD từ NSNN. Chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ ở cơ sở còn bất cập, nên chưa phát huy hết vai trò trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ.
Ba là, nguyên nhân trong việc kiểm tra, giám sát, xử lý các vi phạm trong quản lý, sử dụng vốn.
Thiếu chế tài đủ mạnh đối với các hành vi phê duyệt quy hoạch sai, quyết định đầu tư thiếu căn cứ, phê duyệt dự toán không khoa học, thiếu chính xác, quyết định đầu tư dàn trải, để tình trạng nợ đọng tại các công trình, dự án.
Công tác quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng được tăng cường, kịp thời uốn nắn, xử lý các chủ đầu tư vi phạm về chất lượng công trình xây dựng, đặc biệt từ khi thực hiện Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 6/2/2013 và Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng. Các chủ đầu tư đã cơ bản chấp hành báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư định kỳ 6 tháng, cả năm và đột xuất khi phải điều chỉnh dự án. Tuy nhiên, nội dung báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư một số đơn vị còn sơ sài, thiếu thông tin.
Nhận thức về vai trò, ý nghĩa của công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan thanh tra chưa thực sự đầy đủ dẫn đến tình trạng đối phó với hoạt động thanh tra, kiểm tra tạo cơ hội cho việc thất thoát vốn NSNN tại các công trình ĐTXDCB. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đánh giá đầu tư không thường xuyên liên tục và thực hiện chưa nghiêm. Việc xử lý các vi phạm về đầu tư và xây dựng chưa kiên quyết.
Một số cơ quan nhà nước, một bộ phận cán bộ, công chức chưa có ý thức thực thi các kiến nghị xử lý sai phạm của các cơ quan nhà nước đặc biệt là người đứng đầu các đơn vị này. Vẫn còn tồn tại tư tưởng nể nang, né tránh trong xử lý các sai phạm về quản lý vốn đầu tư xây dựng từ NSNN.
Chương 4
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG