Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm lix của công ty cổ phần bột giặt lix tại hệ thống saigon co op​ (Trang 26 - 29)

4. Kết quả thực tập theo đề tà

1.5.1 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Đó là các nhân tố mà Doanh nghiệp không thể kiểm soát và thay đổi đƣợc, nó ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và công tác tiêu thụ sản phẩm nói riêng. Các nhân tố này luôn tạo ra cơ hội cũng nhƣ nguy cơ cho mọi Doanh nghiệp, đó là các nhân tố:

Các nhân tố về mặt kinh tế luôn có vai trò quan trọng và quyết định đến việc hình thành và hoàn thiện môi trƣờng kinh doanh, ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp. Các nhân tố kinh tế cần phải đƣợc nghiên cứu, phân tích và dự báo cần phải có đó là:

 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP) tác động rất lớn đến nhu cầu tiêu dùng. Khi thu hập bình quân đầu ngƣời càng tăng sẽ kéo theo sự tăng lên nhu cầu số lƣợng lẫn chất lƣợng của hàng hóa và dịch vụ, khi đó tốc độ tiêu thụ hàng, hóa dịch vụ của Doanh nghiệp cũng sẽ tăng lên rất nhiều.

 Yếu tố lạm phát: một khi lạm phát tăng cao sẽ kéo theo giá cả các yếu tố đầu vào tăng lên, điều này dẫn đến giá sản phẩm dịch vụ tăng theo sẽ khiến mức tiêu thụ bị hạn chế. Ngƣợc lại khi thiểu phát cũng làm cho nền kinh tế bị trì trệ, ngƣời tiêu dùng cũng sẽ hạn chế chi tiêu. Chỉ khi lạm phát đƣợc duy trì ở mức vừa phải mới kích thích đƣợc thị trƣờng phát triển.

 Lãi suất ngân hàng: khi lãi suất ngân hàng không ổn định hoặc quá cao, sẽ khiến chi phí kinh doanh tăng đồng thời giá bán tăng sẽ kép theo khả năng tiêu thụ giảm.

 Chính sách thuế: với nhiều loại thuế và mức thuế cao sẽ khiến cho phí của Doanh nghiệp tăng lên, dẫn đến hàng hóa dịch vụ tăng giá, kéo theo tiêu thụ bị giảm sút.

 Chính trị, Pháp luật:

 Các yếu tố chính trị và luật pháp là nền tảng quy định các yếu tố khác của môi trƣờng kinh doanh. Khi có quan điểm, đƣờng lối chính trị nào, hệ thống luật pháp và chính sách nào sẽ có môi trƣờng kinh doanh đó, không có môi trƣờng kinh doanh nào thoát khỏi quan điểm chính trị và nền tảng luật pháp.

 Hệ thống Pháp luật, các chính sách, chế độ,... đồng bộ và hoàn thiện sẽ tạo khung khổ pháp lý đảm bảo quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp.

 Điều kiện tự nhiên:

 Các yếu tố thuộc môi trƣờng tự nhiên có thể tạo ra thuận lợi khó khăn ban đầu đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, của một ngành, hay

thậm chí cả một quốc gia. Thời tiết xấu sẽ gây khó khăn cho việc vận chuyển hàng hóa đi tiêu thụ và bảo quản hàng hóa gặp khó khăn hơn, dẫn đến ảnh hƣởng đến chất lƣợng sản phẩm cũng nhƣ khó đảm bảo yêu cầu của khách hàng.

 Tuy nhiên, các cơ hội hay bất lợi do các yếu tố tự nhiên gây ra chỉ trong giới hạn thời gian và không gian nhất định. Vƣợt quá giới hạn đó các yếu tố này sẽ không còn ảnh hƣởng lớn đến các hoạt động của nền kinh tế hay của doanh nghiệp nữa. Vì vậy Doanh nghiệp nên chú trọng đầu tƣ, nghiên cứu hệ thống giao thông thuận tiện để nối liền giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ để hàng hóa tiêu thụ an toàn hơn, từ đó sẽ hạn chế ảnh hƣởng của môi trƣờng tự nhiên gây ra.

 Văn hóa xã hội:

 Các nhân tố thuộc môi trƣờng văn hoá - xã hội có ảnh hƣởng chậm, song cũng rất sâu sâu sắc đến môi trƣờng kinh doanh. Xã hội cung cấp cho Doanh nghiệp những nguồn lực đầu vào, ngƣợc lại Doanh nghiệp sẽ đáp ứng đầu ra là sản phẩm, dịch vụ cho xã hội.

 Những tiêu chuẩn thuộc về phong tục tập quán, lối sống, trình độ dân trí, tôn giáo tín ngƣỡng,..vẫn có ảnh hƣởng sâu sắc đến cơ cấu của nhu cầu thị trƣờng. Đó cũng là các tiêu chuẩn mà Doanh nghiệp sẽ làm căn cứ để lên kế hoạch phân khúc thị trƣờng, hoạch định kế hoạch sản xuất, phân phối sản phẩm một cách hiệu quả hơn.

 Khoa học - công nghệ:

 Ngày càng có vai trò quan trọng và quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bởi vì tiến bộ khoa học và công nghệ ảnh hƣởng một cách trực tiếp và quyết định đến hai yếu tố tạo khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trƣờng, đó là chất lƣợng và giá cả của sản phẩm. Do vậy nó có tác động đến thị trƣờng, các nhà cung cấp, đến khách hàng, quá trình sản xuất và vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trƣờng.

 Sự phát triển của công nghệ thông tin tạo sự thuận lợi hơn trong việc trao đổi thông tin và giao dịch, đồng thời giúp Doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt thông tin thị trƣờng nhanh chóng và chính xác hơn.

Khách hàng là bộ phận không thể tách rời đối với sự thành công hay thất bại của bất kỳ Doanh nghiệp nào, họ là đối tƣợng mà Doanh nghiệp phải phục vụ. Việc định hƣớng kinh doanh hƣớng vào nhu cầu khách hàng để xác định thị trƣờng mục tiêu sẽ đem lại hiệu quả cho Doanh nghiệp.

 Đối thủ cạnh tranh:

Cạnh tranh chính là động lực để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Khi sản phẩm của Doanh nghiệp nào hoàn thiện hơn, thỏa mãn nhu cầu ngƣời tiêu dùng tốt hơn thì Doanh nghiệp ấy mới có thể tồn tại và phát triển. Vì vậy việc nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh để biết điểm mạnh, điểm yếu của họ là hết sức quan trọng để có thể cạnh tranh và mở rộng thị trƣờng. Cần nghiên cứu xem những chiến lƣợc, mục tiêu của họ là gì để xây dựng cho mình những chiến lƣợc kinh doanh hiệu quả để có thể vƣợt lên và phát triển bền vững.

 Nhà cung ứng

Nhà cung ứng có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp nguồn hàng, nguyên vật liệu,... cho các hoạt động của Doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đƣợc thƣờng xuyên và liên tục thì phải nhờ tới nhà cung ứng. Vì vậy để ổn định và phát triển tốt, Doanh nghiệp cần phải thiết lập các mối quan hệ thật bền vững với các nhà cung ứng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm lix của công ty cổ phần bột giặt lix tại hệ thống saigon co op​ (Trang 26 - 29)