4. Kết quả thực tập theo đề tà
2.1.4 Tổ chức bộ máy và quản lý
Hình 2.1 Cơ cấu bộ máy quản lý Công ty Lix (Phòng tiêu thụ)
2.1.4.2 Chức năng một số phòng ban
Hội đồng quản trị: Xây dựng chiến lƣợc và định hƣớng thực hiện chiến lƣợc sản xuất kinh doanh của Công ty. Thay mặt tất cả các Cổ đông để tiến hành chọn Ban Giám đốc, giám sát chiến lƣợc và kiểm tra hoạt động của Ban Giám đốc.
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT
TRƢỞNG PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÁNH TRƢỞNG PHÒNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRƢỞNG PHÒNG VẬT TƢ GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH LIX BÌNH DƢƠNG KẾ TOÁN TRƢỞNG TRƢỞNG PHÒNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH LIX HÀ NỘI QUẢN ĐỐC NHÀ MÁY LIX TP.HCM TRƢỞNG PHÒNG CƠ NĂNG ĐẦU TƢ TRƢỞNG PHÒNG KỸ THUẬT KCS TRƢỞNG PHÒNG TIÊU THỤ BAN TỔNG GIÁM ĐỐC HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Ban Kiểm soát: Có 3 thành viên do Đại hội Cổ đông bầu ra, thực hiện việc thanh tra, giám sát, đánh giá Hội đồng quản trị và những ngƣời quản lý, điều hành Công ty. Kiểm tra, thẩm định tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực trong hoạt động quản lý, báo cáo tài chính.
Ban Tổng giám đốc: điều hành hoạt động thƣờng ngày của Công ty theo mục tiêu, kế hoạch và các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm trƣớc hội đồng quản trị và Pháp luật.
Phòng tiêu thụ:
Thực hiện mọi hoạt động về bán hàng. Đảm bảo việc cung ứng sản phẩm thỏa mãn yêu cầu của khách hàng.
Lập kế hoạch sản xuất và điều độ sản xuất.
Thu thập thông tin khiếu nại, tổng hợp, đánh giá, đề xuất gửi ban lãnh đạo
Tổ chức đánh giá, lựa chọn nhà phân phối.
Quản lý tổ cơ xa, kho thành phẩm và tổ bốc xếp.
Thống kê, tổng hợp, phân tích dữ liệu liên quan cho cuộc họp.
Quản lý hồ sơ chất lƣợng liên quan. Phòng tổ chức hành chánh:
Tuyển dụng nhân sự.
Đào tạo nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên về quản lý, các kỹ năng, nhận thức,...
Quản lý công tác bảo vệ, phòng cháy chữa cháy.
Đề xuất, thực hiện các giải pháp cải tiến trong việc huy động nguồn nhân lực.
Thống kê, tổng hợp, phân tích dữ liệu liên quan cho cuộc họp.
Quản lý hồ sơ chất lƣợng liên quan. Phòng kế toán:
Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán và nội dung công việc kế toán.
Kiểm tra, giám sát các khoản thu chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.
Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mƣu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của Pháp luật
Quản lý hồ sơ liên quan. Phòng kỹ thuật KCS:
Đề xuất các tiêu chuẩn, chỉ tiêu kỹ thuật, quy trình, định mức.
Kiểm soát việc thực hiện định mức.
Nghiên cứu, đề xuất phƣơng án cải tiến sản phẩm, quy trình công nghệ hay giải pháp kỹ thuật mới.
Kiểm tra chất lƣợng sản phẩm từ nguyên liệu đầu vào cho đến thành phẩm.
Đảm bảo các thiết bị theo dõi và đo lƣờng kiểm nghiệm luôn đƣợc kiểm soát và chính xác.
Tham gia đào tạo, nâng bậc công nhân
Quản lý hồ sơ, thống kê, tổng hợp, phân tích các dữ liệu liên quan 2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013 – 2015
Chỉ tiêu (tỷ đồng) Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/2013 ±Δ ±% 2015/2014 ±Δ ±% Doanh thu 1.493,0 1.705,7 1.757,3 212,7 14,23 51,6 3,0 Lợi nhuận từ HĐKD 92,0 103,7 179,3 11,7 12,72 75,6 72,9 Lợi nhuận khác 0,0 0,5 53,7
Lợi nhuận trƣớc thuế 92,0 104,2 233,0
Lợi nhuận sau thuế 69,0 80,8 181,4 11,8 17,10 100,6 124,5
Bảng 2.1. Kết quả kinh doanh từ năm 2013-2015 (Phòng Tiêu thụ)
Ta thấy doanh thu của Công ty ngày một tăng trƣởng. Năm 2014 doanh thu đạt 1.705,7 tỷ đồng tăng 14,23% so với năm 2013 và lợi nhuận sau thuế tăng 17,1%. Năm 2015, doanh đạt 1.767,3 tỷ đồng, tuy chỉ tăng 3% so với năm 2014 nhƣng lợi nhuận tăng 75,6 tỷ đồng tƣơng ứng mức tăng 72,9%. Tổng lợi nhuận sau thuế của Công ty cũng tăng đến 100,6 tỷ tƣơng ứng với với tăng 124,5%. Điều này đã chứng minh tầm nhìn, chiến lƣợc và hoạch định mà Hội đồng quản trị đã vạch ra là rất đúng đắn.
2.2 Thực trạng tiêu thụ sản phẩm Lix tại hệ thống Saigon Co.op
2.2.1 Các yếu tố bên ngoài Công ty ảnh hƣởng đến hiệu quả tiêu thụ sản phẩm 2.2.1.1 Kinh tế
Môi trƣờng kinh tế đóng vai trò quan trọng trong sự vận động và phát triển của thị trƣờng, Có sức mua mới có thị trƣờng. Tổng sức mua phụ thuộc vào sự tăng trƣởng kinh tế, công ăn việc làm và thu nhập của ngƣời dân khu vực đó. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế đầu tàu của cả nƣớc, nơi quy tụ hầu nhƣ tất cả sản phẩm của cả trong và ngoài nƣớc.
Hình 2.2 GDP Việt Nam qua các năm (Tổng Cục thống kê)
Theo Tổng Cục thống kê, trong kế hoạch năm 2011- 2015, tăng trƣởng của Việt Nam không chỉ về đích mà còn vƣợt kế hoạch. Chỉ tiêu tăng trƣởng kinh tế mà Quốc hội đề ra cho năm 2014 là 5,8% thì cuối năm đã đạt đến 5,98%. Tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) năm 2015 tăng 6,68% so với năm 2014, cũng vƣợt so với mục tiêu đề ra từ đầu năm là 6,2%. Điều này cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang có dấu hiệu phục hồi,đời sống ngƣời dân ngày càng cải thiện rõ rệt.
Lạm phát có xu hƣớng giảm và thấp trong những năm gần đây, đặc biệt là trong năm 2015, đã xuống tới mức thấp kỷ lục chỉ 0,63%. Đây là tín hiệu vô cùng đáng mừng đối với nền kinh tế. Do lạm phát giảm - cũng chính là nhân tố chủ yếu kéo theo lãi suất huy động của Ngân hàng giảm. Điều này mang lại niềm vui cho ngƣời tiêu dung, bởi lãi suất giảm thì nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng lên. Doanh nghiệp phần lớn đều phải vay vốn Ngân hàng, khi lãi suất giảm, chi phí vốn đầu tƣ sẽ giảm, giúp Doanh nghiệp an tâm đầu tƣ, mở rộng sản xuất hơn.
6.24 5.25 5.42 5.98 6.68 0 1 2 3 4 5 6 7 8
2.2.1.2 Chính trị - Pháp luật
Khi kinh doanh trên bất kỳ một đơn vị hành chính nào, Doanh nghiệp đều phải chịu sự tác động, tuân theo thể chế luật pháp tại khu vực đó. Thể chế chính trị ổn định sẽ tạo điều kiện tốt cho tất cả hoạt động kinh doanh và ngƣợc lại. Nƣớc ta với hệ thống chính trị ổn định, các Doanh nghiệp nƣớc nhà đều an tâm đầu tƣ, thì đây cũng là thách thức khi các Công ty, Tập đoàn nƣớc ngoài ồ ạt tràn vào khiến thị trƣờng cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn.
Hệ thống Pháp luật ngày càng hoàn thiện và sự nghiêm minh trong thực thi Pháp luật đã giúp các Doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh và tránh đƣợc việc gian lận, làm hàng giả, hàng nhái,…Bộ Công thƣơng cũng hỗ trợ Doanh nghiệp trong việc xúc tiến mở rộng thị trƣờng, tiếp thị và xây dựng thƣơng hiệu.
Các thủ tục hải quan đang đƣợc cải tiến, thủ tục cũng đã tinh gọn hơn tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu của Doanh nghiệp. Do đó một số nguyên vật liệu phải nhập từ nƣớc ngoài của Công ty nhanh chóng đƣợc đƣa vào sản xuất, tiết kiệm đƣợc thời gian, tăng sức cạnh tranh hơn so với đối thủ.
2.2.1.3 Điều kiện tự nhiên
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất nƣớc, với vị trí giao thƣơng thuận lợi với các vùng Đông Nam Bộ, Tây nam Bộ, miền Trung,…Địa hình nhìn chung là đồng bằng thấp, thuận lợi cho việc xây dựng các công trình dân dụng và phát triển kinh tế.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, hệ thống cơ sở hạ tầng của Thành phố còn nhiều bất cập trong việc quy hoạch. Giao thông vẫn đang trong quá trình nâng cấp và phát triển nên tình trạng ùn tắt vào các giờ cao điểm vẫn thƣờng xuyên diễn ra, còn gây hạn chế nhiều trong việc luân chuyển hàng hàng hóa.
2.2.1.4 Văn hóa – Xã hội
Môi trƣờng văn hóa xã hội là những chuẩn mực và giá trị đƣợc chấp nhận và tôn trọng bởi một cộng đồng nào đó. Ngƣời Việt chúng ta vẫn giữ thói quen đi chợ truyền thống. Tuy nhiên trong những năm gần đây, với sự phát triển hạ tầng, các trung tâm thƣơng mại, Siêu thị, cửa hàng tiện lợi gần những khu đô thị đã dần khiến thói quen của ngƣời tiêu dung thay đổi. Đây cũng là cơ hội để sản phẩm của Công ty đến đƣợc với đông đảo ngƣời tiêu dùng thành thị hơn.
Dân số nƣớc ta hiện nay hơn 90 triệu ngƣời cùng với tốc độ tăng trƣởng khoảng 1,06% mỗi năm. Thành phố Hồ Chí Minh với dân số cao nhất cả nƣớc, ƣớc tính có khoảng 8,224 triệu ngƣời, tằn 1,69% so với năm 2014( Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh - 2015).
Trong năm Thành phố đã thu hút và giải quyết việc làm 295,3 ngàn lƣợt ngƣời, vƣợt 11,4% kế hoạch năm. Số chỗ việc làm mới đƣợc tạo ra trong năm 123,8 ngàn chỗ, tăng 3,2% so với kế hoạch năm. Cũng chính nhờ đƣợc sự quan tâm này, đời sống ngƣời lao động ngày càng cải thiện, trình độ dân trí theo đó cũng tăng cao. Do vậy, nhu cầu về sản phẩm ngày càng đa dạng, yêu cầu về chất lƣợng càng phải đƣợc nâng cao, bởi Ngƣời tiêu dùng càng tinh tƣờng hơn trong việc lựa chọn sản phẩm, phân biệt hàng giả, hàng nhái,…
2.2.1.5 Khoa học công nghệ
Khoa học công nghệ là một yếu tố đầy năng động, tạo ra nhiều cơ hội đồng thời cũng là mối đe dọa cho mọi Doanh nghiệp. Sự ra đời của Công nghệ mới sẽ tạo ra sản phẩm thay thế mới, có tính cạnh tranh hơn, đe dọa sản phẩm đang hiện hữu, khiến công nghệ hiện hữu trở nên lạc hậu, lỗi thời, đòi hỏi doanh nghiệp phải thay thế để theo kịp nhu cầu thị trƣờng nếu không muốn bị tụt hậu.
Công ty cần phải nghiên cứu học hỏi, áp dụng công nghệ tiên tiến kịp thời để rút ngắn chu kỳ biến đổi công nghệ, kịp thu hồi vốn và để sản phẩm đƣợc đảm bảo cả về mặt chất lẫn sản lƣợng.
2.2.1.6 Khách hàng
Khách hàng là bộ phận không thể tách rời của bất cứ Doanh nghiệp nào. Sự tín nhiệm của khách hàng là tài sản vô giá đối với Cong ty. Hiện tại khách hàng chủ yếu của Công ty những ngƣời có thu nhập trung bình và đa phần sống ở nông thôn, ngoại thành. Điều này là dễ hiểu bởi phần lớn dân số nƣớc ta phân bổ ở nông thôn. Theo Tổng Cục thống kê, năm 2014 Việt Nam có 30.035,4 nghìn ngƣời sống ở thành thị, chiếm 33,1% và ở nông thôn là 60.693,5 nghìn ngƣời chiếm 66,9%.
Hình 2.3 Biểu đồ phân bổ dân cư 2014 (Tổng Cục Thống kê)
Tuy nhiên tốc độ đô thị hóa ngày một tăng mạnh, Thành phố Hồ Chí Minh với dân số đông nhất nƣớc, tỷ lệ dân nhập cƣ ngày một tăng mạnh nên đây chính là thị trƣờng đầy tiềm năng đối với Công ty.
2.2.1.7 Đối thủ cạnh tranh
Thị trƣờng chất tẩy rửa trong nƣớc hiện nay đã trở nên phong phú và đa dạng hơn bao giờ hết. Ngoài các tập đoàn lớn nƣớc ngoài nhƣ Unilever, Procter&Gamble, các Công ty sản xuất chất tẩy rửa lớn trong nƣớc nhƣ Mỹ Hảo, Net, Á Mỹ Gia,…cũng ào ạt tung ra vô số dòng sản phẩm khiến thị trƣờng cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Bên cạnh đó, Công ty còn phải cạnh tranh trực tiếp với những sản phẩm do chính Công ty sản xuất ra nhƣng mang thƣơng hiệu của các nhà phân phối nhƣ Co.op, Big C, WOW, Metro, Vinmart,… Để tồn tại và phát triển, Công ty Cổ phần Bột giặt Lix đã phải liên tục cải tiến chất lƣợng sản phẩm, áp dụng khoa học công nghệ mới có thể đứng vững đƣợc trên thị trƣờng. Chúng ta sẽ tìm hiểu về một số đối thủ mà Công ty đang phải đối mặt, cạnh tranh trên thị trƣờng.
Tập đoàn Unilever:
Đây là tập đoàn sản xuất hàng tiêu dung đa quốc gia hang đầu trên thế giới đã gia nhập vào Việt Nam từ năm 1995. Với rất nhiều sản phẩm đa dạng và phong phú cùng với đội ngũ Marketing chuyên nghiệp. Sản phẩm của họ đã trở nên quen thuộc với mọi ngƣời qua các nhãn hiệu nổi tiếng nhƣ
30035.4 60693.5
PHÂN BỐ DÂN CƯ
Bột giặt OMO, Viso, nƣớc rửa chén Sunlight, kem đánh răng P/S, dầu gội đầu Clear,…
Hàng năm, tập đoàn này chi rất nhiều cho các hoạt động quảng bá sản phẩm của mình. Hầu nhƣ họ chỉ tập trung vào làm Marketing cho sản phẩm, còn việc sản xuất sản phẩm thì đã có đối tác là các Công ty trong nƣớc gia công, sản xuất hộ.
Hiện tại tất cả sản phẩm của Công ty Cổ phần Bột giặt Lix đều bị sản phẩm của Unilever cạnh tranh trực tiếp. Mặc dù Lix là đối tác gia công bột giặt và nƣớc rửa chén cho Unilever đến hết năm 2019.
Sản phẩm chủ đạo của Công ty Cổ phần Bột giặt Lix là bột giặt và nƣớc rửa chén. Nhƣng hiện nay các sản phẩm bột giặt OMO, Viso và Suft của Unilever đã chiếm đến 65% thị phần bột giặt trong nƣớc, và nƣớc rửa chén Sunlight thì vẫn đang thống lĩnh thị trƣờng.
Tập đoàn Procter&Gamble:
Cũng là tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng thế giới trong ngành hàng tiêu dùng nhanh, đến Việt Nam vào năm 1995. Với các nhãn hiệu quen thuộc đã in sâu vào tâm trí ngƣời tiêu dùng nhƣ bột giặt Tide, dầu gội Rejoice, Head&Shoulder, xà bông tắm Safeguard, Camay,…
Cùng với Unilever, hai tập đoàn đa quốc gia này đua nhau làm Marketing cho sản phẩm. Với hàng chục triệu dolar chi cho quảng cáo hàng năm, họ nhanh chóng chiếm đƣợc lòng tin từ công chúng, chiếm giữ hầu nhƣ toàn bộ thị phần trong nƣớc.
Theo thống kê của Vietstock năm 2014, bột giặt Tide đã chiếm 23% thị phần nội địa. Đây cũng chính là sản phẩm mà Công ty Lix đang phải cạnh tranh mạnh mẽ với Procter&Gamble.
Công ty TNHH Mỹ phẩm Mỹ Hảo
Là doanh nghiệp trong nƣớc thành lập từ năm 1978 với các sản phẩm chính là dầu gội đầu, nƣớc rửa chén, kem giặt, nƣớc giặt,… Nƣớc rửa chén Mỹ Hảo từng làm mƣa gió trên thị trƣờng trong khoảng thập niên 80 đến đầu thập niên 90 khi chiếm đến hơn 50% thị trƣờng nội địa.
Tuy nhiên hiện tại, Công ty cũng đang chịu sức ép khá lớn khi bị sự độc chiếm của Sunlight và sự cạnh tranh quyết liệt từ các Công ty khác nhƣ
Lix, Net, Á Mỹ Gia,... trong khi doanh thu chủ yếu của Công ty chỉ đến từ nƣớc rửa chén với phân khúc giá tầm trung.
Công ty Cổ phần Bột giặt Net
Đƣợc thành lập từ năm 1968, là thành viên của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Công ty Cổ phần Bột giặt Net chuyên sản xuất các loại bột giặt và nƣớc rửa chén. Đồng thời Công ty cũng gia công nƣớc rửa chén cho Unilever.
Nƣớc rửa chén Net với nhiều chủng loại và phân khúc khác nhau. Là đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ với Công ty Cổ phần Bột giặt Lix ở mảng nƣớc rửa chén. Tuy nhiên ở mảng bột giặt, bột giặt Net chƣa phát triển mạnh, chƣa đủ sức cạnh tranh với bột giặt Lix bởi ngƣời tiêu dùng vẫn còn khá thờ ở và lạnh nhạt với sản phẩm này.
Công ty TNHH SX&TM Đại Việt Hương
Đƣợc thành lập từ năm 1998 chuyên sản xuất các loại Mỹ phẩm nhƣ kem Biona, E100,…và khá thành công với dầu gội đầu Ramus khi trở thành 1 trong nhãn hiệu bán chạy nhất trong phân khúc dầu gội đầu dành cho nam giới trong khoảng năm 2011.
Năm 2012, Công ty cho ra đời bột giặt Aba, đƣợc định vị ở phân khúc cao