Một số yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát được quản lý ngoại trú tại bệnh viện gang thép thái nguyên​ (Trang 64 - 68)

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp có các yếu tố nguy cơ khá cao, cụ thể là: tuổi > 60 là 78%, ăn mặn 72,3%, rối loạn lipid máu 62,7%, stress 43%, uống rượu bia 31,7%, thừa cân và béo phì 26,9%, hút thuốc lá và yếu tố di truyền là 23,6%, đái tháo đường 26%.

Tuổi: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả tương tự kết quả

nghiên cứu trên thế giới, độ tuổi càng cao thì nguy cơ mắc THA càng cao. Nghiên cứu của Dương Vĩnh Linh và cộng sự cho thấy có sự liên quan chặt giữa HATT với tuổi ( p<0,01, r = 0,248, Y = 0,91X + 68,9) [10].

Nghiên cứu của Chu Hồng Thắng tại Thái Nguyên cho thấy THA độ II ở nhóm tuổi 55 – 64 tuổi ( 29,6%) cao hơn hẳn nhóm tuổi 35 – 44 ( 12,1%), p < 0,05. Tỷ lệ THA ở người trến 45 tuổi rất cao, nhóm tuổi 45 – 54 chiếm 27,3%, nhóm tuổi 55 – 64 chiếm 31%, và nhóm tuổi 25 – 34 là thấp nhất chiếm 3,8%. Nguy cơ THA ở nhóm tuổi 55- 60 cao gấp 11,54 lần, 45 – 54 là 9,66 và 35 – 44 là 3,85 lần so với nhóm tuổi 25 – 34 [13].

Ăn mặn: Trong số các yếu tố nguy cơ của THA, ăn mặn chiếm tỷ lệ cao

nhất là 72,3%. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa muối ăn và bệnh THA. Những quần thể dân cư có tập quán ăn mặn luôn có tỷ lệ người THA lớn hơn so với các quần thể có tập quán ăn nhạt.

Ở Việt Nam, thói quen ăn mặn đã trở thành thói quen của nhiều người, cả ở người cao tuổi có THA. Điều tra của Viện dinh dưỡng về lượng muối mà một người tiêu thụ mỗi ngày, kết quả: người Nghệ An 14 g, người Thừa Thiên Huế 13 g; tỷ lệ THA ở 2 địa phương này là 18%. Ở Hà Nội, người dân ăn mỗi ngày 9 g muối, tỷ lệ mắc bệnh là 11%.

Thành phần chính của muối ăn là natri ion natri sẽ chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch máu, gây tăng nước trong tế bào, tăng trương lực của thành mạch, gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi, dẫn đến THA. Việc ăn nhiều muối cộng thêm các yếu tố stress trong cuộc sống sẽ làm tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, tăng hoạt động của hệ renin - angiotensin, dẫn đến tăng tái hấp thu natri ở ống thận. Ion natri vào nhiều trong tế bào của cơ trơn gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi và tăng huyết áp. Trong điều kiện bình thường các hormon và thận sẽ hiệp đồng để thải natri làm cho lượng natri trong máu ổn định. Hiện tượng ứ natri xảy ra khi lượng natri sẽ tăng giữ nước, hệ thống mạch sẽ tăng nhạy cảm với angiotensin và noradrenalin nên làm tăng cả HA tối đa và HA tối thiểu.

Rối loạn chuyển hóa lipid: Tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn chuyển hóa lipid

khá cao: 46,1% tăng cholesterol, 61,1% tăng triglycerid, 31,4% tăng LDL-C. Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả thấp hơn một số nghiên cứu trước đó.

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hồng Thủy tại Phú Yên cho thấy tỷ lệ rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tăng huyết áp là 77,4% trong đó nữ cao hơn nam (51,4% so với 26,9%), tăng cholesterol chiếm 53,4%, tăng triglycerid chiếm 33,1%, tăng LDL-c chiếm 39,4%, giảm HDL-c chiếm 4,9% [15].

Nghiên cứu của Bùi Văn Tân tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn chuyển hóa lipid máu rất cao, chiếm 78,4%, trong đó tăng cholesterol là 55,8%, tăng triglyceride là 35,2%, tăng LDL – C là 15,1% [12].

Điều này được lý giải bởi thói quen ăn nhiều lipid mà không kiểm soát được cân nặng và chế độ tập luyên hợp lý.

Uống rượu bia: gặp ở 31,7% bệnh nhân tăng huyết áp

Tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Bùi Văn Tân cho kết quả tỷ lệ bệnh nhân uống rượu thường xuyên là 14,1%.

Nghiên cứu của Chu Hồng Thắng cho kết quả tỷ lệ bệnh nhân THA uống rượu thường xuyên là 19,8% cao hơn so với nhóm không uống rượu là 16,2%. Các nghiên cứu về dịch tễ, tiền lâm sàng và lâm sàng đã xác lập mối quan hệ giữa uống rượu và THA. Tuy nhiên, cơ chế mà rượu làm tăng huyết áp vẫn còn khó nắm bắt. Một số cơ chế có thể đã được đề xuất như sự mất cân bằng của hệ thần kinh trung ương, sự suy giảm của thụ thể baroreceptor, tăng cường hoạt động giao cảm, kích thích hệ thống renin-angiotensin-aldosterone, tăng nồng độ cortisol, tăng phản ứng mạch máu do tăng nồng độ canxi nội bào, kích thích nội mô để giải phóng chứng co mạch và mất thư giãn do viêm và tổn thương oxy hoá của nội mạc tử cung dẫn đến sự ức chế sản sinh nitơ oxit phụ thuộc vào nội mô. Sự mất mát do viêm và tổn thương oxy hoá của nội mô bằng

angiotensin II dẫn đến sự ức chế sản xuất oxit nitric phụ thuộc vào nội mô là những tác nhân chính gây ra chứng tăng huyết áp do rượu gây ra.

Thừa cân, béo phì: Có 26,9% bệnh nhân tăng huyết áp thừa cân béo phì.

Theo nghiên cứu của Lý Huy Khanh và cộng sự cho kết quả béo phì theo BMI làm tăng nguy cơ tăng huyết áp 5,9 lần [9].

Thừa cân/béo phì thường kèm theo tích tụ mỡ dưới da và nội tạng, dẫn đến tăng sản xuất cholesterol LDL xấu vào máu khiến cho động mạch cứng và hẹp hơn.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự với một số nghiên cứu tại Việt Nam:

Trong nghiên cứu của Bùi Văn Tân yếu tố nguy cơ cao nhất là rối loạn chuyển hoá Lipid (78,4%), lối sống tĩnh tại (62,8%), ăn mặn so với người xung quanh (26,6%), uống rượu thường xuyên (14,1%), hút thuốc là chiếm tỷ lệ thấp (11,6%) [12].

Nghiên cứu của Đỗ Thái Hòa và cộng sự cho thấy tỷ lệ tỷ lệ THA ở nhóm thừa cân BMI ≥23 ( 35,6%) cao hơn hẳn nhóm không thừa cân BMI < 23. Nguy cơ mắc bệnh THA ở người thừa cân cao gấp 3,35 lần người không thừa cân [7]. Đây là một điều đáng lo ngại vì béo phì và rối loạn chuyển hóa lipid thường song hành cùng nhau, đó là hậu quả của lối sống và dinh dưỡng không hợp lý.

Hút thuốc lá : hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ liên quan chặt chẽ với THA. Trong nghiên cứu của chung tôi, tỷ lệ bệnh nhân hút thuốc lá là 23,6%. Nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự một số nghiên cứu trước đây.

Nghiên cứu của của Chu Hồng Thắng tại Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ THA ở nhóm hút thuốc là 23,7% cao hơn ở nhóm không hút thuốc là 15,9%, gấp 1,65 lần ( p< 0,01).

Đái tháo đường: tỷ lệ bệnh nhân có đái tháo đường trong nghiên cứu là

Trong nghiên cứu của Đồ Thái Hòa và cộng sự tỷ lệ bệnh nhân THA có ĐTĐ là 16,6%.

Nghiên cứu của Bùi Văn Tân cho thấy tỷ lệ bệnh nhân THA có ĐTĐ là 11,2%.

THA kết hợp với ĐTĐ gây ra những biến chứng nghiêm trọng đặc biệt ở nhóm bệnh nhân là người cao tuổi.

Stress và yếu tố di truyền chiếm tỷ lệ lần lượt là 43% và 23,6%. Nghiên

cứu của Trần Kim Trang cho thấy THA có mối liên quan thuận với mức độ stress.

Các nghiên cứu đều cho thấy tỷ lệ bệnh nhân THA ở người có yếu tố di truyền cao hơn người không có tiền sử về gia đình có người THA.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát được quản lý ngoại trú tại bệnh viện gang thép thái nguyên​ (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)