Một số yếu tố liên quan đến tổn thương cơ quan đíc hở bệnh nhân tăng huyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát được quản lý ngoại trú tại bệnh viện gang thép thái nguyên​ (Trang 76 - 86)

nhân tăng huyết áp

Tuổi: Kết quả của chúng tôi cho thấy mối liên quan giữa độ tuổi và tổn

thương tại các cơ quan tim, thận, mắt, mạch máu:

- Độ tuổi ≥60 có tỷ lệ tổn thương tim là 57,7%, cao hơn nhóm <60 tuổi (40,3%) với p<0,05.

- Tỷ lệ tổn thương thận ở những người ≥60 là 80,6%, cao hơn ở nhóm <60 tuổi là 23,5% với p<0,05.

- Tỷ lệ tổn thương mắt ở những người ≥60 là 34,5%, cao hơn ở nhóm <60 tuổi là 3,4% với p<0,05.

- Tỷ lệ tổn thương mạch máu ngoại biên ở những người ≥60 là 16,8%, cao hơn ở nhóm <60 tuổi là 1,7% với p<0,05.

Bệnh THA thường thấy ở tuổi trung niên trở đi, tuổi càng cao thì tần suất mắc bệnh càng nhiều. Tỷ lệ bệnh nhân lớn tuổi THA trên thế giới ngày càng tăng. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ WHO ở những người trên 50 tuổi cho thấy tỷ lệ hiện mắc ở tất cả các nước đều tương đương với tỷ lệ của các nước phát triển (52,9%, trong khu vực là 32,3% ở Ấn Độ và 77,9% ở Nam Phi). [51]

Các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam cũng cho kết quả tương tự: cho thấy tổn thương cơ quan đích gặp nhiều hơn ở những người cao tuổi.

Nghiên cứu của Cuspidi C và cộng sự trên tổng số 3266 bệnh nhân tăng huyết áp không điều trị và điều trị được phân loại theo ba nhóm tuổi (I: 17 đến 40 tuổi, II: 41 đến 64 tuổi, III:> 64 tuổi) cho thấy tuổi cao làm gia tăng một số tổn thương cơ quan đích, cụ thể: Tỷ lệ dày thất trái (nhóm I: 22%, nhóm II: 35%, nhóm III: 52%, P <0,01), bệnh lý động mạch cảnh (nhóm I: 2% , nhóm II

19%, nhóm III: 52%, P <0,05) và albumin niệu (nhóm I: 11%, nhóm II: 8%, nhóm III: 11%) [27].

Nghiên cứu của Areti Triantafyllou và cộng sự cho kết quả tỷ lệ tổn thương tim ở nhóm trên 60 tuổi cao hơn nhóm dưới 60 tuổi. Tỷ lệ tổn thương mắt tăng dần theo nhóm tuổi, tỷ lệ tổn thương mắt ở nhóm trên 60 tuổi cao hơn nhóm dưới 60 tuổi với p< 0,05 có ý nghĩa thống kê [21].

Nghiên cứu của Ayodele tại cơ sở y tế của Nigeria cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân THA trên 60 tuổi có tổn thương thận cao hơn so với nhóm bệnh nhân dưới 60 tuổi [23].

Tuổi và tăng huyết áp kết hợp với nhau thông qua: Thoái hóa các tế bào cơ tim và các tế bào dày hơn là những lý do khác khiến quá trình lão hóa của tim có thể ảnh hưởng đến huyết áp. Điều này có thể làm chậm thời gian tim mất để làm đầy máu tăng áp lực lên các mạch máu. Khi tuổi cao, các động mạch có xu hướng thu hẹp và cứng lại. Điều này có thể dẫn đến các động mạch bị tắc nghẽn, có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như đột quỵ hoặc đau tim. Đồng thời, sự lão hóa cũng kéo theo những thay đổi ở thận, tim, mắt, làm cho những cơ quan này làm việc kém hơn so với tuổi trẻ, khả năng chịu đựng cũng giảm dẫn đến việc tăng các tổn thương cơ quan do tăng huyết áp

Rối loạn lipdip máu:

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có mối liên quan giữa một số rối loạn lipid máu và tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân tăng huyết áp:

- Tỷ lệ tổn thương thần kinh ở bệnh nhân tăng cholesterol cao hơn ở nhóm không tăng (15,2% và 7,9%) với p<0,05.

- Tỷ lệ tổn thương mắt ở nhóm tăng cho cholesterol là 32,0%, cao hơn ở nhóm không tăng là 24,0% với p<0,05.

- Tỷ lệ tổn thương mạch máu ngoại biên ở nhóm tăng cho cholesterol là 19,6%, cao hơn ở nhóm không tăng là 8,2% với p<0,05.

- Có mối liên quan giữa tăng triglycerid và tổn thương thận. Ở những bệnh nhân tăng cholesterol tỷ lệ tổn thương thận là 72,5%, cao hơn ở nhóm không tăng là 61,1% (p<0,05).

- Tỷ lệ tổn thương thần kinh ở nhóm tăng cho LDL-C là 15,9%, cao hơn ở nhóm không tăng là 9,1% với p<0,05.

- Tỷ lệ tổn thương thận ở nhóm tăng cho LDL-C là 74,7%, cao hơn ở nhóm không tăng là 65,1% với p<0,05.

- Tỷ lệ tổn thương mạch máu ngoại biên ở nhóm tăng cho LDL-C là 38,5%, cao hơn ở nhóm không tăng là 12,2% với p<0,05.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự với một số nghiên cứu trước đây trên thế giới.

Nghiên cứu của Cesare Cuspidi và cộng sự cho thấy rối loạn lipid máu làm tăng nguy cơ phì đại thất trái lên 2,5 lần, xơ vữa động mạch cảnh tăng lên 1,5 lần ở bệnh nhân tăng huyết áp [27].

Nghiên cứu của tác giả Navarro J trên 8331 bệnh nhân tăng huyết áp không đái tháo đường cho thấy nguy cơ tổn thương não tăng cao gấp 1,31 lần ở những bệnh nhân có rối loạn lipid máu [47].

Tirschwell và cs (2004): Tiến hành nghiên cứu bệnh chứng để đánh giá liên quan giữa nồng độ cholesterol và HDL với nguy cơ TBMMN. Kết quả cho thấy nồng độ cholesterol tăng và HDL thấp trong nhóm bệnh so với nhóm chứng có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu cũng đã đưa ra một kết luận quan trọng là nồng độ cholesterol thấp liên quan với tăng nguy cơ xuất huyết não.

Theo Lê Thanh Hải thực hiện nghiên cứu trên 35 bệnh nhân tai biến mạch máu não cho thấy tỷ lệ tăng triglycrerid là 22,9%. Nghiên cứu thuần tập Châu Á Thái Bình Dương (2004): Là một nghiên cứu có quy mô lớn với sự cộng tác

của nhiều trung tâm nghiên cứu, mẫu nghiên cứu 96.224 người theo dõi qua nhiều năm. Kết quả cho thấy triglyceride huyết thanh một yếu tố tiên đoán độc lập và quan trọng cho nguy cơ TBMMN và bệnh mạch vành ở vùng Châu Á Thái Bình Dương [6]

Rối loạn Lipid máu gây ra các mảng xơ vữa, khiến lòng mạch hẹp lại, thành mạch kém đàn hồi. Để cung cấp đủ máu cho cơ thể, tim cần hoạt động nhiều hơn, nhịp tim đập nhanh hơn, tăng sức co bóp cơ tim, tăng hấp thu giữ nước trong cơ thể… từ đó dẫn đến tăng huyết áp. Mặt khác, bệnh rối loạn Lipid máu thường gặp ở những người thừa cân, béo phì, đây là một trong số những nguyên nhân hàng đầu gây huyết áp cao. Khoảng 90% bệnh nhân béo phì, béo bụng gặp rối loạn mỡ máu. Bên cạnh là nguyên nhân gây huyết áp cao, rối loạn lipid máu còn là một trong những yếu tố quan trọng gây ra bệnh xơ vữa động mạch, làm trầm trọng thêm những biến chứng của bệnh tai biến mạch máu não.

Đái tháo đường: trong nghiên cứu của chúng tôi có mối liên quan giữa

đái tháo đường và tổn thương não, mắt và mạch máu.

- Tỷ lệ tổn thương thần kinh ở bệnh nhân đái tháo đường là 26,9%, cao hơn ở nhóm bình thường là 10,5% (p<0,05).

- Tỷ lệ tổn thương mắt ở bệnh nhân đái tháo đường là 57,7%, cao hơn ở nhóm bình thường là 26,2% (p<0,05).

- Tỷ lệ tổn thương mạch máu ngoại biên ở bệnh nhân đái tháo đường là 38,5%, cao hơn ở nhóm bình thường là 12,2% (p<0,05).

Tăng huyết áp và đái tháo đường có thể độc lập, hoặc có mối liên quan với nhau. Nhiều nghiên cứu cho thấy tăng huyết áp và đái tháo đường thường song hành cùng nhau vì chúng có cùng những yếu tố nguy cơ như: thừa cân hoặc béo phì; chế độ ăn nhiều chất béo, nhiều muối, đường; lười vận động.

Theo thống kê người ta ước tính có khoảng 27% người bị THA có kháng insulin hoặc suy giảm glucose. Những bệnh nhân không điều trị tăng huyết áp

cần thiết có mức độ ăn chay và sau bữa ăn cao hơn so với những người bình thường có tuổi và giới tính, bất kể khối lượng cơ thể; có mối tương quan trực tiếp giữa nồng độ insulin huyết tương và huyết áp. THA thường gặp liên quan chặt chẽ với sự tiến triển của bệnh lý thận ở bệnh nhân ĐTĐ. Bệnh thận tiểu đường là một yếu tố quan trọng liên quan đến sự phát triển của bệnh cao huyết áp ở bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt là bệnh nhân loại I. Tuy nhiên, nguyên nhân gây tăng huyết áp ở đa số bệnh nhân tiểu đường không thể giải thích được do bệnh thận ở cơ bản và vẫn là "cần thiết" trong tự nhiên. Dấu hiệu của cao huyết áp ở người bị tiểu đường tuýp I và II dường như làm tăng sức đề kháng mạch máu ngoại vi. Tăng natri có thể trao đổi cũng có thể đóng một vai trò trong việc gây bệnh huyết áp ở người bị tiểu đường Các nghiên cứu về dân số cho thấy mức insulin tăng cao, thường xảy ra ở bệnh đái tháo đường tuýp II, là một yếu tố nguy cơ độc lập đối với bệnh tim mạch. Các yếu tố nguy cơ tim mạch khác ở người tiểu đường bao gồm bất thường về sự trao đổi lipid, chức năng tiểu cầu, và các yếu tố đông máu. Mục tiêu của liệu pháp hạ áp ở bệnh nhân tiểu đường đồng thời là giảm nguy cơ tim mạch cũng như giảm huyết áp [43].

Các nghiên cứu trước đây cho thấy sự kết hợp giữa tăng huyết áp và ĐTĐ sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc các tổn thương cơ quan đích hơn so với tăng huyết áp đơn độc. Sự hiện diện của đái tháo đường làm tăng nguy cơ của bất kỳ dạng bệnh tim mạch và tử vong ở bệnh nhân tăng huyết áp.

Nghiên cứu của Ayodele và cộng sự tiến hành tại Tây Ban Nha năm 2004, cho thấy ở những bệnh nhân có cả tăng huyết áp và đái tháo đường, tỷ lệ các biến chứng thận, tim xảy ra nhiều hơn so với nhóm đối chứng [23].

Nghiên cứu của Fan Wang và cộng sự phân tích 17682 bệnh nhân tăng huyết áp cao tuổi ở Trung Quốc, cho thấy tỷ lệ bệnh nhân THA có ĐTĐ làm tăng biến chứng trên mắt, mắt và mạch máu [30].

Trong nghiên cứu của Nguyễn Minh Tuấn và cộng sự trên những bệnh nhân đái tháo đường typ 2 đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, tỷ lệ THA ở bệnh nhân ĐTĐ rất cao (61,1%) và có xu hướng tăng theo tuổi, trong đó tỷ lệ THA ở nam là 59,9% và ở nữ là 62,5%. Tỷ lệ THA được kiểm soát 138 mmHg là 32,8%, THA độ 1 là 39,6%, THA độ 2 là 27,6%. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ các biến chứng ở bệnh nhân mắc cả hai bệnh cao hơn so với mắc đái tháo đường đơn thuần [19]

Nghiên cứu của tác giả Lê Văn Thính cho thấy mối liên quan giữa đái tháo đường và tai biến mạch máu não, tỷ lệ đái tháo đường ở bệnh nhân tai biến là 24,1% [14].

Theo nghiên cứu của Framingham (1979) cho thấy đái tháo đường làm tăng gấp hai đến ba lần nguy cơ xơ vữa động mạch.

Đái tháo đường cũng gây ra các biến chứng như tăng huyết áp bao gồm: suy thận, mắt, bệnh lý mạch máu… Vì vậy khi tăng huyết áp kết hợp cùng với đái tháo đường sẽ làm gia tăng thêm nguy cơ tổn thương các cơ quan đích.

Hút thuốc lá: Có mối liên quan giữa hút thuốc lá và tổn thương thần

kinh, mắt và mạch máu ngoại biên ở bệnh nhân tăng huyết áp, tỷ lệ tổn thương các cơ quan trên ở bệnh nhân hút thuốc lá cao hơn so với bệnh nhân không hút thuốc.

- Tỷ lệ tổn thương thần kinh ở bệnh nhân hút thuốc lá là 23,4%, cao hơn nhóm không hút (8,3%)

- Tỷ lệ tổn thương mắt ở bệnh nhân hút thuốc lá là 40,6%, cao hơn nhóm không hút (23,7%)

- Tỷ lệ tổn thương mạch máu ngoại biên ở bệnh nhân hút thuốc lá là 21,9%, cao hơn nhóm không hút (10,9%).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự với một số nghiên cứu trước đây:

Nghiên cứu của Howard S. Kirshner cho thấy liên quan giữa hút thuốc và tai biến mạch máu não được quyết định bởi mức độ sử dụng: nhóm người nghiện thuốc lá (dùng > 10 điếu/ngày) có nguy cơ tai biến mạch não trong khi đó nhóm người sử dụng thuốc lá mức độ vừa (< 2 điếu/ngày) thì nguy cơ tai biến mạch não ít hơn hẳn [69].

Nghiên cứu của Virdis A và cộng sự năm 2010 cho thấy những người hút thuốc lá lâu năm có tỷ lệ tổn thương mạch máu cao hơn ở nhóm người đã từng hút thuốc và đã bỏ thuốc. Tỷ lệ xơ vữa mạch cảnh ở nhóm người đã từng hút thuốc nói chung cao hơn 2,6 lần ở nhóm người không hút thuốc [63].

Hút thuốc lá là một yếu tố nguy cơ tim mạch nghiêm trọng và ngừng hút thuốc là biện pháp duy nhất có hiệu quả nhất để phòng ngừa một số lượng lớn bệnh tim mạch. Sự suy giảm chức năng nội mạc, độ cứng động mạch, viêm, sự thay đổi lipid cũng như sự gia tăng quá trình tạo huyết khối, dẫn đến các biến cố về tim mạch. Hút thuốc gây tăng huyết áp, chủ yếu thông qua việc kích thích hệ thần kinh giao cảm. Những người hút thuốc lá có nguy cơ phát triển các dạng tăng huyết áp nặng, bao gồm tăng huyết áp ác tính và xơ vữa động mạch. Từ năm 1940, người ta đã thấy có mối liên hệ giữa hút thuốc lá và nguy cơ bị bệnh tim mạch. Dù hút một vài điếu thuốc trong ngày cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh này. Mối liên quan chặt chẽ giữa hút thuốc lá và bệnh tim mạch không chỉ thấy ở cả 2 giới, trong lớp trẻ và người già mà còn thấy ở tất cả các chủng

tộc. Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên gấp 2-3 lần và nó còn tương tác với các yếu tố khác làm tăng nguy cơ lên gấp nhiều lần. Những bệnh mà người hút thuốc có nguy cơ mắc cao là xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, đột quỵ, rối loạn nhịp tim, đột tử, nhồi máu cơ tim, phình động mạch chủ. Trong số đó bệnh mạch vành là quan trọng nhất, ước tính chiếm khoảng hơn một nửa trường hợp tử vong vì bệnh tim do hút thuốc.

Uống rượu bia: có mối liên quan giữa uống rượu bia và tổn thương thần

kinh, mắt. Ở những bệnh nhân uống rượu bia tỷ lệ tổn thương các cơ quan trên cao hơn ở nhóm không uống.

- Tỷ lệ tổn thương mắt ở bệnh nhân có uống rượu bia là 36,0%, cao hơn nhóm không uống là 23,8% (p<0,05).

- Tỷ lệ tổn thương thần kinh ở bệnh nhân có uống rượu bia là 16,3%, cao hơn nhóm không uống là 8,9% (p<0,05).

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra uống rượu bia là nguyên nhân gây ra hội chứng Korsakoff là sự thiếu vitamin B1, làm ảnh hưởng đến não và hệ thần kinh, gây tổn hại trực tiếp đến vùng đồi thị và vùng dưới đồi, dẫn đến teo não. Mặt khác, tình trạng nghiện rượu còn gây tổn thương nghiêm trọng niêm mạc dạ dày, làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng, trong đó có vitamin B1.

Nghiên cứu của Tadesse Melaku Abegaz và cộng sự về tổn thương cơ quan đích và tác dụng lâu dài của không tuân thủ hướng dẫn thực hành lâm sàng ở bệnh nhân THA. Kết quả cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân uống bia rượu lâu năm làm gia tăng các biến cố tim mạch, trong đó có mối liên quan giữa uống rượu bia và tổn thương thần kinh, mạch máu. Tỷ lệ bệnh nhân có tổn thương não ở nhóm có sử dụng rượu bia thường xuyên gấp 2,9 lần nhóm không uống rượu, với p < 0,05 có ý nghĩa thống kê.

Nghiên cứu Nasheeta Peer và cộng sự cho thấy có mối liên quan giữa uống rượu bia và tổn thương mắt ở bệnh nhân THA. Tỷ lệ bệnh nhân có tổn thương mắt ở nhóm uống rượu cao hơn nhóm không uống.

Ăn mặn: có mối liên quan giữa thói quen ăn mặn và tổn thương não,

thận. Ở những bệnh nhân ăn mặn tỷ lệ tổn thương các cơ quan trên cao hơn ở nhóm bình thường.

- Tỷ lệ tổn thương thần kinh ở bệnh nhân có thói quen ăn mặn là 13,5%, cao hơn nhóm không uống là 5,3% (p<0,05).

- Tỷ lệ tổn thương thận ở bệnh nhân có thói quen ăn mặn là 71,4%, cao hơn nhóm không uống là 59,3% (p<0,05).

Nghiên cứu INTERSALT đã chứng minh một mối quan hệ tích cực có ý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát được quản lý ngoại trú tại bệnh viện gang thép thái nguyên​ (Trang 76 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)