Nguồn dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng cách khảo sát ý kiến của người lao động về tạo động lực mà Công ty Cổ phần X20 đã thực hiện trong thời gian 3
năm: 2017, 2018, 2019 như chính sách lương, thưởng, các hoạt động đáp ứng nhu cầu tinh thần cho người lao động (hoạt động giao lưu, thăm hỏi, động viên…); công tác tổ chức cán bộ như phân công công việc, đào tạo và phát triển, ghi nhận thành tích. Câu hỏi khảo sát được trình bày trong phụ lục 1.
Theo Books (2007), Shiraz và Rashid (2011) và nhiều nhà nghiên cứu khác thì động lực làm việc và sự hài lòng có mối quan hệ với nhau. Nghiên cứu của Books (2007) chỉ ra rằng hai nhân tố thiết lập mục tiêu và sự hài lòng là cách tốt nhất để dự đoán động lực làm việc của nhân viên. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong nghiên cứu này là đánh giá hiệu quả công việc, đào tạo, cấp trên và ghi nhận đóng góp cho tố chức. Nghiên cứu của hai tác giả Shiraz và Rashid (2011) cũng đã chỉ ra sự khác nhau về cơ hội thăng tiến và phong cách lãnh đạo đã tác động đến sự hài lòng trong công việc, từ đó ảnh hưởng đến động lực làm việc.
Trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng các câu hỏi nhằm tìm hiểu sự hài lòng của người lao động, từ đó dự đoán động lực làm việc của họ. Cũng trong nghiên cứu này, như đã trình bày tại phần lý thuyết thuộc chương 1, động lực làm việc và hiệu quả làm việc có quan hệ thuận chiều với nhau. Do đó tác giả đã tính toán hiệu quả làm việc của người lao động qua các năm 2017, 2018, 2019 để từ đó đánh giá, xem xét những yếu nào cần được tăng cường nhằm thúc đẩy động lực làm việc của người lao động từ đó làm tăng hiệu quả làm việc của họ.
Tác giả đã tiến hành khảo gửi phiếu trực tiếp đến 100 người lao động trong công ty theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Mỗi bộ phận bao gồm cả khối trực tiếp và gián tiếp, tùy theo số lượng, tác giả chọn ngẫu nhiên từ danh sách nhân sự từ 30 - 50 người để đảm bảo kích cỡ mẫu đạt yêu cầu và tìm hiểu được nhiều hơn ý kiến phần đông người lao động tại công ty. Việc xây dựng các thang đo khảo sát được tác giả tổng hợp và nghiên cứu từ các thang đo của các nghiên cứu đi trước, các nghiên cứu liên quan đến tạo động lực cho người lao động tại Công ty: Đỗ Thị Thu (2008), Shiraz và Rashid (2011), Tô Thị Ni Na (2016), Lê Hiếu Hạnh (2016). Dựa trên các
thang đo nghiên cứu đi trước, tác giả tổng hợp và xây dựng và lựa chọn ra các thang đo nghiên cứu phù hợp nhất của đề tài.
Số phiếu thu về là 100 phiếu (đạt tỷ lệ 100%) trong đó số người lao động thuộc khối phòng ban tham gia khảo sát là 100, trong đó có 60 người là nữ, 40 nam với tuổi đời cao nhất là 48 thấp nhất là 23; người có thâm niên cao nhất là 8 năm, thấp nhất là 1 năm; Số người tham gia khảo sát thuộc khối sản xuất trực tiếp (thi công, giám sát) là 400 người. Trong đó trong đó có 305 là nữ, 95 nam với tuổi đời cao nhất là 52 thấp nhất là 20; người có thâm niên cao nhất là 8 năm, thấp nhất là 1 năm.
2.3. Phƣơng pháp xử lý thông tin
+ Đối với nguồn số liệu thứ cấp: Tác giả xử lý số liệu dưới dạng bảng biểu trên phần mềm Excel và thống kê theo từng năm để đánh giá hiệu quả làm việc của người lao động tại Công ty Cổ phần X20 3 năm 2017, 2018, 2019. Một số dữ liệu thứ cấp khác được xử lý bằng phương pháp thống kê mô tả, phân tích, tổng hợp.
+ Đối với nguồn số liệu sơ cấp: Tác giả sử dụng phần mềm Excel để tính điểm trung bình của kết quả khảo sát dữ liệu. Sau khi khảo sát xong, tác giả sẽ sử dụng phần mềm Excel để nhập liệu và tính toán điểm trung bình. Dựa trên kết quả tính toán điểm trung bình sẽ cho thấy được mức độ tác động tích cực của các yếu tố ảnh hưởng tới tạo động lực làm việc cho người lao động trong công ty (theo bảng khảo sát người lao động trong Công ty). Phần mềm Excel được sử dụng để tính toán điểm trung bình theo công thức sau:
Điểm TB từng yếu tố = ∑ (a1*b1+ a2*b2+ a3*b3+ a4*b4+ a5*b5)/B Trong đó: a là điểm theo thang điểm 5
b là số ý kiến cho từng loại điểm B là tổng số ý kiến.
Trong luận văn, tác giả sử dụng thang điểm 5 trong việc quy định và cho điểm các mức độ đánh giá của nhân viên theo quy ước sau:
Không hài lòng: 2 điểm Bình thường: 3 điểm Hài lòng: 4 điểm
Hoàn toàn hài lòng: 5 điểm
2.4. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu
2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để mô tả đặc điểm hoạt động của công ty về các nội dung như: Về lịch sử hình thành và phát triển, về cơ cấu tổ chức, về kết quả hoạt động kinh doanh. Từ đó khái quát lên những ảnh hưởng của đặc điểm hoạt động của Công ty đến động lực lao động cho người lao động tai Công ty.
2.4.2. Phương pháp thống kê so sánh
Mục đích của việc sử dụng phương pháp thống kê so sánh để phân tích và so sánh sự thay đổi của các số liệu được thống kê qua từng thời kỳ và từng giai đoạn để thấy được sự phát triển của các chỉ tiêu nghiên cứu (sự tăng lên hay giảm xuống của các chỉ tiêu nghiên cứu qua từng thời kỳ). Trong luận văn này, tác giả đã so sánh số liệu tính toán về hiệu quả làm việc trong 3 năm (2017-2019). Các dữ liệu phân tích về các chính sách tạo động lực cũng được so sánh trong 3 năm này, từ đó cho thấy sự thay đổi trong các biện pháp tạo động lực có tác động đến hiệu quả làm việc của người lao động tại công ty trong 3 năm này.
2.4.3 Phương pháp phân tích và tổng hợp vấn đề
Phương pháp phân tích và tổng hợp vấn đề được sử dụng để phân tích sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến động lực của người lao động tại Công ty. Sau khi phân tích để làm rõ từng nội dung của vấn đề nghiên cứu, tác giả tiến hành tổng hợp và làm rõ những mặt đạt được và chưa đạt được của vấn đề nghiên cứu.
Kết luận Chƣơng 2
Tạo động lực làm việc cho người lao động là vấn đề ngày càng được quan tâm nhiều hơn trong các tổ chức, doanh nghiệp hiện nay, điều đó lại càng quan trọng với những doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực dệt may, sản xuất như Công ty Cổ phần X20.
Trong Chương 2, tác giả đã đưa ra quy trình nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu để đánh giá tạo động lực làm việc cho NLĐ tại Công ty Cổ phần X20. Nội dung chính của Chương 2 là phương pháp nghiên cứu sẽ giúp tác giả thực hiện các nội dung của các chương tiếp theo trong luận văn.
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN X20
3.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần X20
3.1.1. Thông tin giao dịch
- Tên công ty: Công ty cổ phần X20
- Tên đăng kí hợp pháp bằng Tiếng Anh: X20 JOINT STOCK COMPANY - Tên giao dịch viết tắt: X20.Co
- Địa chỉ (trụ sở chính): Số 35 - Phố Phan Đình Giót - Phương Liệt - Thanh Xuân – Hà Nội
- Điện thoại: (84.4)8641617 Fax: (84.4)8641208 - Số đăng kí kinh doanh: 0103034095
- Email: Gatexco20@vnn.vn
- Website: www.gatexco20.com.vn
3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty được chia thanhg các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1- Thành lập Xưởng may đo hàng kỹ X20
Ngày 18 tháng 02 năm 1957, lãnh đạo Tổng cục Hậu cần, Cục Quân nhu quyết định thành lập “ Xưởng may đo hàng kỹ, gọi tắt là X20. Xưởng có nhiệm vụ may đo quân trang, quân phục phục vụ các cán bộ trung và cao cấp trong quân đội. Ngoài ra, xưởng còn có nhiệm vụ nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm các kiểu quân trang, quân phục cho Quân đội.
Ngày 28 tháng 09 năm 1958, xưởng may đo hàng kỹ được đổi tên thành “ Cửa hàng may đo quân đội”.
Giai đoạn 2: Xí nghiệp may 20
Tháng 12 năm 1962, Tổng cục Hậu cần ban hành nhiệm vụ cho X20 theo quy chế xí nghiệp quốc phòng, X20 chính thức được công nhận là một xí nghiệp Quốc phòng. Ngoài nhiệm vụ ban đầu, xí nghiệp bắt đầu thực hiện tổ chức, nghiên cứu các dây chuyền sản xuất hàng loạt và tổ chức sản xuất gia công ngoài xí nghiệp.
Tháng tư năm 1968, theo quyết định số 136/QĐ của Tổng cục Hậu cần, Xí nghiệp may 20 được xếp hạng 5 Công nghiệp nhẹ, kể từ đây, Xí nghiệp 20 chính thức trở thành một xí nghiệp Công nghiệp Quốc phòng đã được xếp hạng.
Trong suốt thời kì kháng chiến chống Mỹ, Xí nghiệp may 20 vẫn luôn hoàn thành suất sắc nhiệm vụ được giao và ngày càng phát triển lớn mạnh hơn, trở thành một xí nghiệp Hậu cần có quy mô trung bình, có đủ điều kiện để tiến lên quy mô lớn.
Sau năm 1975, Xí nghiệp may 20 chuyển sang chế độ hạch toán độc lập. Được sự giúp đỡ của cấp trên, Xí nghiệp đã mạnh dạn đổi mới đầu tư trang thiết bị máy móc, sản xuất hàng xuất khẩu, bắt đầu một giai đoạn mới
Giai đoạn 3: Công ty may 20
Ngày 12 tháng 2 năm 1992, Bộ Quốc phòng ra quyết định số &4B/QP, chuyển xí nghiệp may 20 lên thành Công ty may 20. Đây là điểm mốc quan trọng đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của công ty trong suốt 35 năm xây dựng và trưởng thành.
Tháng 07 năm 1996, Công ty may 20 thành lập xí nghiệp Dệt kim, cuối năm 1997 thành lập xí nghiệp Dệt vải.
Giai đoạn 4: Công ty 20
Ngày 07 tháng 03 năm 1998, Bộ Quốc phòng kí quyết định số 319/QĐ- QP đổi tên Công ty may 20 thành Công ty 20 và bổ sung thêm một số nghành
nghề king doanh: sản xuất kinh doanh các mặt hàng dệt, nhuộm, kinh doanh thiết bị. vật tư, nguyên phụ liệu hóa chất phục vụ ngành may.
Quý IV năm 2001, cồng ty 20 tiếp nhận các xí nghiệp 198, 199 của Công ty 198 – Bộ Tổng tham mưu và xưởng may Mỹ Đình của công ty 28 – Tổng cục Hậu cần. Quý III năm 2003, công ty tiếp nhận thêm các xí nghiệp 20B, 20C từ Quân khu IV, và xí nghiệp may Bình Minh từ Quân khu I chuyển về. Giai đoạn 5: Công ty Cổ phần X20
Thực hiện các quyết định số 1360/QĐ-BQP ngày 01 tháng 07 năm 2005 của Bộ Quốc phòng về việc cổ phần hóa Công ty 20 thuộc Tổng cục Hậu cần, và quyết định số 3967/QĐ-BQP ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Bộ Quốc phòng về phê duyệt phương án và chuyển Công ty 20 thuộc Tổng cục Hậu cần thành Công ty Cổ phần, từ 01 tháng 01 năm 2009, Công ty 20 chính thức hoạt động theo mô hình công ty Cổ phần với tên gọi mới là Công ty Cổ phần X20
Sau hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty Cổ phần X20 hiện nay đã trở thành một trong những doanh nghiệp dệt may có quy mô lớn, năng lực mạnh của Bộ Quốc phòng nói riêng cũng như của toàn ngành dệt may nước ta nói chung. Với những thành tựu đó, Công ty Cổ phần X20 đã hai lần được vinh dự nhận danh hiệu cao quý “ Đơn vị anh hùng lao động” do Đảng và Nhà nước phong tặng vào các năm 1989 và 2001.
3.1.3. Chức năng và hiệm vụ chung
3.1.3.1. Nhiệm vụ và chức năng của Công ty
Công ty Cổ phần X20, tiền thân là công ty 20, là đơn vị kinh tế - quốc phòng thuộc Tổng cục Hậu cần – Bộ Quốc phòng, được thành lập vào năm 1957. Đến ngày 01 tháng 01 năm 2009, công ty chính thức hoạt động theo mô hình công ty Cổ phần. Trong suốt quá trình 53 năm xây dựng và phát triển, Công ty Cổ phần X20 luôn hoàn thành suất sắc các nhiệm của mình, cả nhiệm vụ sản xuất để phục vụ Quốc phòng lẫn nhiệm vụ tiến hành tốt hoạt động sản
xuất kinh doanh, trở thành đơn vị kinh doanh xuất sắc của nghành dệt may Việt Nam.
Nhiệm vụ chủ yếu của công ty là:
- Chuyên sản xuất các sản phẩm Quốc phòng, chủ yếu là hàng dệt, nhuộm, may theo kế hoạch hàng năm và dài hạn của Tổng cục Hậu cần – Bộ Quốc phòng.
- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm may, dệt may, nguyên phụ liệu dệt may phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm vật tư, thiết bị nghành may, dệt kim phục vụ cho sản xuất các mặt hàng dệt may của công ty.
- Kinh doanh vật tư thiết bị, nguyên liệu hóa chất phục vụ cho nghành dệt và nhuộm.
- Đào tạo công nhân, thợ bậc cao ngành may cho Công ty và toàn quân. - Chức năng chủ yếu của công ty là:
- Công tác quản lý lao động: Lao động là một trong những yếu tố cơ bản nhất quyết định nhất của quá trình sản xuất vì vậy QLLĐ nhằm sắp xếp, bố trí và sử dụng lao động theo đúng tiêu chuẩn, đúng mục đích và tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các loại lao động và bộ phận sản xuất. Quản lý tốt lao động là sử dụng hợp lý và tiết kiệm sức lao động, nâng cao NSLĐ và hiệu quả công tác.
- Công tác quản lý kỹ thuật và KHKT: Quản lý kỹ thuật và KHKT là bộ phận quan trọng của công tác quản lý DN và là cơ sở của các mặt QLKT đựơc thực hiện tốt sẽ đảm bảo làm tăng chất lượng sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
- Công tác quản lý nguyên vật liệu: Công ty luôn có kế hoạch nhập vật liệu sản xuất và đảm bảo sự ổn định của các nguồn vật liệu.
- Công tác quản lý vốn: Trong suôt thời gian qua, công ty đã sử dụng đồng vốn cũng đạt hiệu quả nhưng chưa phát huy hết khả năng, chính vì vậy
mà để có thể sử dụng vốn hiệu quả hơn, công ty đã có biện pháp tối ưu nhất với từng loại vốn.
- Công tác quản lý chi phí: Đối với công ty thì nhiệm vụ phục vụ quốc phòng vẫn là nhiệm vụ hàng đầu do đó tỷ lệ chi phí phục vụ Quốc phòng là rất cao, ngoài ra việc sản xuất phục vụ kinh tế cũng đang dần được chú trọng hơn..
3.1.3.2. Mục tiêu của Công ty
Công ty Cổ phần X20 hoạt động nhằm các mục tiêu chính sau:
- Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc phát triển sản xuất kinh doanh trên lĩnh vực ngành nghề đã được đăng kí kinh doanh
- Tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhằm tạo ra được lợi nhuận tối đa, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, đóng góp các khoản theo đúng quy định vào ngân sách Nhà nước
- Xây dựng Công ty ngày càng ổn định và vững mạnh, khẳng định vai trò và vị thế của Công ty trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế.
3.1.4. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
Công ty Cổ phần X20 là đơn vị kinh tế hạch toán độc lập, có cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí gọn nhẹ và linh hoạt, mang tính chuyên nghiệp cao. Đặc biệt, ngay sau khi chuyển sang hoạt động theo hình thức Công ty Cổ phần, Công ty đã đi ngay vào việc ổn định, sắp xếp lại mô hình tổ chức bộ máy theo hướng mới, thực hiện phân cấp quản lí nhằm giảm bớt sự tập trung và phân định quyền hạn rõ ràng, rộng rãi hơn cho các đơn vị thành viên. Công ty cũng quy định rõ ràng rằng trong