Kinh nghiệm huy động và sử dụng nguồn lực xây dựng nông thôn mới của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 25 - 27)

4. Ý nghĩa đề tài

1.2.2. Kinh nghiệm huy động và sử dụng nguồn lực xây dựng nông thôn mới của

một số địa phương

1.2.2.1. Tình hình huy động và sử dụng nguồn lực của các tỉnh trung du miền núi phía Bắc

* Kinh nghiệm của tỉnh Hà Tĩnh

Từ năm 2015 đến cuối năm 2017, tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Hà Tĩnh đạt 100.226 tỷ đồng; trong đó, vốn trực tiếp cho Chương trình 5.185 tỷ đồng, vốn lồng ghép 6.814 tỷ, vốn tín dụng 80.534 tỷ, vốn DN góp 2.127 tỷ đồng, dân đóng góp vật chất và ngày công giá trị 4.702 tỷ và vốn huy động từ nguồn khác hơn 861 tỷ đồng.

Ngoài ra có 111 đơn vị được UBND tỉnh giao, chấp thuận đỡ đầu cho 173 xã; các huyện, thị xã, thành phố kêu gọi được 745 tổ chức, cá nhân tài trợ thực hiện Chương trình với tổng kinh phí đỡ đầu tài trợ hơn 1.253 tỷ đồng.

Không chỉ hăng hái hiến đất, mở đường, người dân khắp các địa phương ở tỉnh Hà Tĩnh còn trực tiếp thi công, giám sát xây dựng đường giao thông nông thôn (GTNT). Nhờ phát huy hiệu quả chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm, tỉnh Hà Tĩnh đã tạo thêm nguồn lực đáng kể, góp phần hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông, từng bước làm thay đổi diện mạo nông thôn.

Nhờ đó kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước được quan tâm đầu tư, nâng cấp đặc biệt hệ thống nông thôn, tạo diện mạo mới khang trang ở nhiều địa phương. Với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm thông qua cơ chế hỗ trợ xi măng làm đường giao thông nông thôn. Tổng số số km đường giao thông nông thôn được nhựa, bê tông hóa lên 10.754 km (trên tổng số 14.303 km); 100% các xã có đường ô tô đến trung tâm được nhựa, bê tông hoá; công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được đẩy mạnh, giai đoạn 2008 - 2018 đã xây mới 1.619 phòng học, 223 nhà công

vụ, 112 nhà tập đa năng, 113 phòng giáo dục, thể chất, 176 công trình vệ sinh; có 134 trạm y tế dược đầu tư xây mới, 108 Trạm y tế được cải tạo, nâng cấp.

* Nguồn lực xây dựng nông thôn mới của tỉnh Sơn La

Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của tỉnh đã tích cực tham mưu với UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương thành lập các tổ công tác giúp đỡ các xã trong việc triển khai thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, nhất là các xã còn đạt dưới 5 tiêu chí, các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017; tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng, trọng tâm là chương trình làm đường giao thông nông thôn.

Với mục tiêu tập trung nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa để thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới toàn diện, bền vững, trong quý I/2017, các huyện, thành phố đã chỉ đạo các xã rà soát, đánh giá thực trạng nông thôn làm cơ sở phân bổ nguồn ngân sách. Đồng thời, cân đối lại tổng dự toán và các nguồn lực, bảo đảm nhu cầu vốn cho từng công trình, dự án, kế hoạch tổng thể và thứ tự ưu tiên. 3 tháng đầu năm, các huyện, thành phố tiếp tục thi công, hoàn thiện và thanh quyết toán 167 công trình chuyển tiếp từ năm 2016 và chuẩn bị đầu tư, thi công 108 công trình, trong đó, 20 công trình giao thông, 16 công trình thủy lợi, 25 trường lớp học, 10 công trình y tế, 3 công trình điện, 14 công trình nước sinh hoạt, 4 công trình chợ, 12 nhà văn hóa, 4 trụ sở xã. Điểm nổi bật là đến nay toàn tỉnh không có tình trạng nợ đọng trong xây dựng cơ bản, các xã đã thực hiện tốt việc huy động cũng như công khai các khoản đóng góp của nhân dân.

Phong trào làm đường giao thông nông thôn theo Nghị quyết 115 của HĐND tỉnh đã thực sự trở thành phong trào sâu rộng trong toàn tỉnh, nhân dân tích cực hiến đất, tài sản, đóng góp công lao động cùng tham gia xây dựng và giám sát các công trình. 3 tháng đầu năm, toàn tỉnh đã triển khai thi công 826 tuyến đường giao thông nông thôn, với tổng chiều dài gần 135 km, gồm 18,5 đường trục xã, gần 116,5 km đường liên bản, nội bản, tổng giá trị trên 158 tỷ đồng, trong đó, ngân sách Nhà nước hỗ trợ 50 tỷ đồng, nhân dân đóng góp ngày công, đất đai, tài sản trị giá trên 108 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các huyện đã tăng cường chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu sản xuất, gắn với thị trường tiêu thụ; triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ sản xuất, đẩy

mạnh công tác khuyến nông, chuyển giao khoa học kỹ thuật. Các huyện đã chỉ đạo thực hiện tốt chương trình hỗ trợ trồng cây ăn quả trên đất dốc, hỗ trợ ghép mắt đối với một số loại cây ăn quả, hỗ trợ dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng đồng bào tái định cư thủy điện Sơn La. Đặc biệt, trong quý I, tỉnh đã tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn chuyển đổi và thành lập mới 33 HTX, nâng số HTX hoạt động theo Luật HTX 2012 lên 209 HTX, trong đó, 29 HTX sản xuất nông nghiệp được chứng nhận VietGAP, 23 HTX tham gia liên kết chuỗi giá trị sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thị trường trong và ngoài tỉnh. Trong đó, tập trung kiện toàn bộ máy và nâng cao chất lượng hoạt động của Văn phòng Điều phối chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới các cấp; rà soát, đánh giá tổng thể thực trạng nông thôn mới các xã theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới của tỉnh giai đoạn 2016-2020; điều chỉnh, bổ sung quy hoạch và đề án nông thôn mới cấp xã phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, cơ sở. Thực hiện tốt việc lồng ghép các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu, ưu tiên các xã đặc biệt khó khăn, xã có tiêu chí thấp, các xã phấn đấu đạt chuẩn năm 2017 và có giải pháp thu hút, huy động các nguồn vốn tại địa phương. Chỉ đạo thực hiện hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; củng cố và phát triển các chuỗi liên kết sản xuất, như chăn nuôi, thủy sản, cây ăn quả, cây công nghiệp, rau an toàn; có giải pháp thúc đẩy phát triển các lĩnh vực, sản phẩm còn khó khăn như sản xuất lâm nghiệp, rau củ quả, lúa hàng hóa. Phát triển nuôi trồng, khai thác thủy sản, gắn với phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản lòng hồ thủy điện Hòa Bình, thủy điện Sơn La. Tăng cường tuyên truyền, vận động, hỗ trợ phát triển các hình thức kinh tế tập thể, trang trại, hộ gia đình, mở rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP, các chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản an toàn trong và ngoài tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)