Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 27 - 29)

Chương 1 : CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

Nông nghiệp, nông dân và nông thôn (tam nông) là chủ đề thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách trên toàn thế giới từ những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 đến nay, và chắc chắn là sẽ còn tiếp tục trong nhiều thế kỷ tới; cả về những tranh luận mang tính lý thuyết về vấn đề "tam

nông" và chuyển dịch kinh tế nông thôn (từ lý thuyết cổ điển của Karl Marx, Lenin, Kautsky đến các lý thuyết hiện đại của Rigg, Elson và các học giả khác) đến thực tiễn xây dựng và phát triển nông thôn văn minh, nông nghiệp hiện đại, chuyên nghiệp và nông dân thịnh vượng trên qui mô toàn cầu. Xây dựng và phát triển nông thôn là một chủ đề lớn, thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, các học giả. Nghị quyết 26, khóa X của Ðảng có tính đột phá về tư tưởng trong phát triển nông thôn so với các chiến lược chính sách trước đó. Lần đầu tiên, một văn kiện của Ðảng khẳng định phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân có vị trí chiến lược trong sự nghiệp CNH, HÐH đất nước. Nghị quyết cũng khẳng định vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư nông thôn, phát triển kinh tế nông thôn trên cơ sở kinh tế thị trường định hướng XHCN, và là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Trong các nghiên cứu về chủ đề này nổi lên là “Phát triển nông thôn" của Phạm Xuân Nam (1997), tác giả đã phân tích khá sâu sắc một số nội dung về phát triển kinh tế - xã hội nông thôn nước ta; “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới” của Nguyễn Sinh Cúc (2000), là công trình nghiên cứu về quá trình đổi mới nông nghiệp Việt Nam sau gần 20 năm, đồng thời là một công trình nghiên cứu công phu về mô hình phát triển của nông thôn Việt Nam; “Tổng kết và xây dựng mô hình phát triển kinh tế - xã hội nông thôn mới, kết hợp truyền thống làng xã với văn minh thời đại” của Vũ Trọng Khải (2004); Đề tài “Nghiên cứu hệ thống giải pháp phát triển mô hình nông thôn mới” của Hoàng Trung Lập (2007); Đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng cơ chế, chính sách phát triển nông thôn giai đoạn 2006-2010” của Vũ Trọng Bình đã đề cập đến những vấn đề vướng mắc và đề xuất chính sách trong triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới. Luận án “Huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới tại các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam” của Đoàn Thị Hân (2017) cho thấy: chương trình đã huy động được một khối lượng NLTC rất lớn cho XD NTM, bên cạnh nguồn từ ngân sách Nhà nước, đã thu hút được sự tham gia đóng góp của nhiều đối tượng khác nhau; Công tác sử dụng NLTC cho XDNTM đã thực hiện khá nghiêm túc các quy định của nhà nước, đã thu hút được sự tham gia quản lý, giám sát của nhiều đối tượng, trong đó có cộng đồng dân cư.

Những công trình đó đã cung cấp những luận cứ, luận chứng, những dữ liệu rất quan trọng cho việc hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn và giải quyết vấn đề nông dân; trong đó có tính đến vấn đề huy động nguồn lực xây dựng nông thôn trong thời kỳ mới ở nước ta, nhằm thống nhất chỉ đạo, huy động nguồn lực xây dựng nông thôn thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về “Nông nghiệp, nông dân và nông thôn”, và “Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới” tại Quyết định số 800/QĐ- TTg ngày06/4/2010.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)