Bài học rút ra từ tổng quan tài liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 29)

4. Ý nghĩa đề tài

1.4. Bài học rút ra từ tổng quan tài liệu

Có thể nói xây dựng nông thôn mới là một chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân và có tác động rõ rệt đến khu vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Tuy nhiên, qua các nghiên cứu, chúng ta có thể nhận thấy rằng để quá trình xây dựng nông thôn mới thành công, trong giai đoạn tới, cần phải khắc phục ngay sự không thực tế, thiếu tính lý luận và xu thế phong trào hóa trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách xây dựng nông thôn mới cho sát hợp với thực tế. Cần có cơ chế lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia; chương trình hỗ trợ có mục tiêu các dự án trên địa bàn nông thôn theo hướng tăng cường phân cấp tối đa cho hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố. Về lâu dài đề nghị Quốc hội xem xét giảm bớt số lượng các chương trình mục tiêu quốc gia theo hướng tập trung, trọng điểm. Từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân, cải thiện môi trường sống, nâng cao sức khỏe con người, phát triển sự nghiệp công ích, bảo đảm trật tự trị an, phát huy dân chủ ở cơ sở, bảo đảm an sinh xã hội và tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước ở nông thôn đúng như mục tiêu của Đảng là xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Từ thực tiễn XD NTM tại một số địa phương trên thế gới và trong nước, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực cho huyện Mai Sơn, tỉnh La trong quá trình xây dựng nông thôn mới như sau: (1) Đảm bảo tính thống nhất tập trung trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; nghiên cứu kỹ các văn bản chỉ đạo của cấp trên để vận dụng, sáng tạo phù hợp với tình hình thực tế cơ sở; xây dựng kế hoạch theo từng nội dung công việc cụ thể, phân công rõ người, rõ việc để hướng

dẫn triển khai cụ thể gắn với thực hiện chế độ báo cáo theo quy định; (2) Làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ đảng viên và nhân dân để nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư về nội dung, phương pháp, cách làm để từ đó người dân phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới, nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư, phát huy tinh thần chủ động tính tự lực, tự cường để thực hiện các tiêu chí nông thôn mới, tránh sự trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước; (3) Xây dựng nông thôn thực chất là thực hiện các nội dung cụ thể để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Do đó, phải gắn xây dựng nông thôn mới với tái cơ cấu nông nghiệp và thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương’ (4) Lồng ghép, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước kết hợp với sự tham gia đóng góp của người dân để thực hiện các công trình trọng tâm và thiết thực, từ đó khơi dậy và phát huy tốt vai trò chủ thể của nhân dân; (5) Tăng cường, công tác kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện của cơ sở; phát hiện và chấn chỉnh các thiếu sót, hạn chế, giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh, không để ảnh hưởng, làm chậm đến tiến độ thực hiện. Quan tâm động viên kịp thời cơ sở và nhân dân để chia sẻ khó khăn, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhân dân, từ đó điều chỉnh kế hoạch, phương pháp tổ chức thực hiện cho phù hợp.

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM, ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Mai Sơn là một huyện miền núi của tỉnh Sơn La, trung tâm huyện lỵ cách trung tâm tỉnh 30 km về phía Bắc. Là trung tâm công nghiệp và là huyện trọng điểm kinh tế của Tỉnh nằm trong cụm tam giác kinh tế Thành phố Sơn La - Mai Sơn - Mường la.

Huyện Mai Sơn nằm trong toạ độ, từ 20o 52'30'' đến 21o 20'50'' vĩ độ bắc; từ 103o41'30'' đến 104o16' kinh độ đông. Có vị trí giáp ranh như sau:

- Phía Đông giáp huyện Yên Châu, Bắc Yên.

- Phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Mường La, thành phố Sơn La.

- Phía Tây và Tây Bắc giáp thành phố Sơn La, huyện Thuận Châu, Sông Mã. - Phía Nam giáp huyện Sông Mã; huyện Xiềng Khọ, tỉnh Hủa Phăn, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Huyện Mai Sơn có 01 thị trấn Hát Lót và 21 xã, gồm: Xã Hát Lót, Mường Bon, Cò Nòi, Chiềng Mung, Mường Bằng, Chiềng Sung, Chiềng Chăn, Tà Hộc, Nà Bó, Chiềng Ban, Chiềng Mai, Chiềng Dong, Chiềng Kheo, Chiềng Ve, Mường Chanh, Chiềng Chung, Nà Ớt, Phiêng Cằm, Chiềng Nơi, Phiêng Pằn và Chiềng Lương.

Mai Sơn có 03 tuyến đường quốc lộ chạy qua địa bàn huyện (Quốc lộ 6, Quốc lộ 37, Quốc lộ 4G), trong đó tuyến Quốc lộ 6 chạy qua địa bàn với tổng chiều dài 35 km là vùng động lực dọc trục Quốc lộ 6. Do vậy, Mai Sơn có vị trí rất quan trọng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của tỉnh nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung.

2.1.1.2. Khí hậu thời tiết

Huyện Mai Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt trong năm. Mùa đông lạnh trùng với mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Mùa hè nóng trùng với mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình trong năm là 210C. Tổng lượng mưa bình quân 1.410 mm/năm. Mùa

khô lượng mưa nhỏ chỉ chiếm 24% tổng lượng mưa cả năm, tổng số ngày mưa 145 ngày. Độ ẩm trung bình là 80,5%. Tổng số giờ nắng 1.940 ngày.

2.1.1.3. Đặc điểm thủy văn

Ngoài dòng sông Đà chảy qua huyện với chiều dài 24 km, Mai Sơn còn có hệ thống suối thuộc lưu vực sông Đà và sông Mã như: Nậm Pàn, Nậm Khiêng, Nậm Pó, Tà Vắt, Suối Quét, Huổi Hạm, Nậm Mua, suối Căm... với tổng chiều dài khoảng 250 km và nhiều con suối nhỏ khác. Do địa hình của huyện chia cắt mạnh, dốc nên phần lớn các con suối có lưu vực nhỏ, hẹp, ngắn, mùa mưa lưu lượng dòng chảy lớn, tốc độ dày chảy cao, lượng nước tập trung thường gây ra lũ quét, lũ ống ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống nhân dân.

2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội

2.1.2.1. Hiện trạng sử dụng đất

Tài nguyên đất: Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là: 142.670 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp 111.015,96 ha (Đất trồng lúa 3.154,4 ha, Đất trồng cây lâu năm 7.295,17 ha, Đất rừng sản xuất 37.245,59 ha, Đất rừng phòng hộ 34.577,55 ha, Đất nuôi trồng thuỷ sản 366,32 ha, các loại đất nông nghiệp khác còn lại 28.376,93 ha), đất phi nông nghiệp 6.149,06 ha, Đất đô thị 148,68 ha; đất chưa sử dụng 26.081,98 ha.

Nhìn chung các loại đất của huyện Mai Sơn thuộc loại đất khá tốt, hàm lượng các chất dinh dưỡng từ trung bình tới khá thích hợp với các loại cây trồng sinh trưởng phát triển.

Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất của huyện Mai Sơn giai đoạn 2015 - 2017

ĐVT: ha

Loại đất Diện tích các năm (ha)

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1. Đất nông nghiệp 06.757,57 109.057,33 111.015,96

1.1. Đất trồng lúa 3.177,40 3.176,45 3.154,40

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa 575,65 587,50 602,00

1.2. Đất trồng cây lâu năm 5.817,92 6.557,15 7.295,17 1.3. Đất rừng sản xuất 34.673,08 35.927,57 37.245,59 1.4. Đất rừng phòng hộ 33.692,16 34.271,82 34.577,55 1.5. Đất rừng đặc dụng - - - 1.6. Đất nuôi trồng thuỷ sản 364,12 366,22 366,32 1.7. Các loại đất nông nghiệp khác còn lại 29.032,89 28.758,12 28.376,93

2. Đất phi nông nghiệp 5.790,55 5.872,79 6.149,06

2.1. Đất trụ sở cơ quan 25,95 26,66 42,06 2.2. Đất quốc phòng 481,56 482,56 527,06 2.3. Đất an ninh 29,23 29,23 30,03 2.4. Đất khu công nghiệp 63,64 63,64 150,04 2.5. Đất cơ sở SX kinh doanh 70,93 71,32 73,92 2.6. Đất hoạt động khoáng sản - - 1,00 2.7. Đất sản xuất vật liệu XD 128,01 131,01 133,51 2.8. Đất di tích danh thắng 8,93 8,93 9,43 2.9. Đất để xử lý, chôn lấp chất thải 7,00 10,50 13,00 2.10. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 29,41 33,41 34,41 2.11. Đất có mặt nước CD 41,33 41,33 41,33 2.12. Đất phát triển hạ tầng 2.583,40 2.640,15 2.753,32 Trong đó:

- Đất cơ sở văn hóa 25,57 28,44 31,71 - Đất cơ sở y tế 11,77 12,23 12,71 - Đất cơ sở giáo dục - đào tạo 126,27 130,61 137,10 - Đất cơ sở thể dục - thể thao 13,90 16,64 19,91

2.13. Các loại đất phi nông nghiệp khác còn lại 2.261,41 2.273,39 2.191,27

3. Đất đô thị 59,75 60,66 148,68 4. Đất khu bảo tồn thiên nhiên - - - 5. Đất khu du lịch - - - 6. Đất chưa sử dụng 30.698,88 28.316,88 26.081,98

2.1.2.2. Dân số - Lao động

Tổng dân số toàn huyện, năm 2017 là 159.677 người gồm 06 dân tộc chủ yếu, dân tộc Thái chiếm 55,62%, dân tộc Kinh chiếm 30,53%, dân tộc Mông chiếm 7,42%, dân tộc Sinh Mun chiếm 3,23%, dân tộc Khơ Mú chiếm 2,49%; dân tộc Mường chiếm 0,65%); trong đó dân số ở đô thị 17.520 người chiếm 10,97 %; nông thôn 142.157 người chiếm 89,03%;

Nguồn nhân lực của huyện khá dồi dào, tổng số lao động trong độ tuổi toàn huyện năm 2017 là 104.293 người, chiếm 65,31 % tổng số nhân khẩu, trong đó lao động trong lĩnh vực nông lâm thủy sản chiếm 76,5%, công nghiệp và xây dựng chiếm 5,5%, dịch vụ 18%. Tình hình dân số và lao động trong những năm gần đây được thể hiện ở bảng 3.6 như sau

Bảng 2.2. Tình hình dân số và lao động trên địa bàn huyện Mai Sơn

Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017

I. Tổng dân số Người 154.092 156.050 159.677

1. Phân theo giới tính

- Nam Người 78.677 79.300 81.170

- Nữ Người 75.415 76.750 78.507

2. Phân theo khu vực

- Thành thị Người 17.179 17.236 17.520

- Nông thôn Người 136.913 138.814 142.157

3. Mật độ Ng/km2 106 108 111

II. Tổng số hộ Hộ 35.929 36.716 37.689

1. Hộ nông nghiệp Hộ 31.290 32.082 32.689

2. Hộ phi nông nghiệp Hộ 4.629 4.634 4.656

IV. Lao động

1. LĐ trong các ngành

- Lao động NN Người 79.238 79.467 79.784

- Lao động CN-XD -DV Người 22.310 23.470 24.509

2. Số người trong độ tuổi LĐ Người 101.548 102.937 104.293

2.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế

- Trồng trọt: Tập trung phát triển theo hướng thâm canh tăng năng suất, tăng vụ, tăng hiệu quả kinh tế và cải tiến phương thức sản xuất, áp dụng các loại kỹ thuật mới, giống mới vào sản xuất, giảm diện tích cây trồng trên đất dốc. Chương trình phát triển cây công nghiệp chủ lực được triển khai thực hiện với quy mô hợp lý, trọng tâm là: Cây cà phê, cây mía, cây cao su, sắn công nghiệp. Một số vùng chuyên canh nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến đã được hình thành và phát triển. Hình thành các hợp tác xã rau, hoa quả liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, thu hút các dự án vào lĩnh vực rau, hoa, quả sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP như HTX Diệp Sơn, Hoàng Hải, Ngọc Lan (xã Hát Lót); Nông nghiệp Tiên Sơn (xã Mường Bon); Dịch vụ thương mại - nông nghiệp Thanh Sơn (xã Cò Nòi); HTX Nhãn chín muộn (xã Chiềng Mung)… Công tác bảo vệ thực vật được triển khai thực hiện kịp thời.

- Chăn nuôi: được quan tâm, đẩy mạnh đầu tư theo hướng hình thành các vùng chăn nuôi tập trung, chăn nuôi theo hình thức trang trại, trồng cỏ chăn nuôi gia súc nhốt chuồng.

Lâm nghiệp: Lâm nghiệp đã có những bước phát triển đột phá, góp phần tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo. Công tác trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ phát triển vốn rừng được triển khai tích cực theo hướng phát triển bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội, giảm số vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển vốn rừng. Việc phát triển rừng kinh tế gắn trách nhiệm với quyền lợi của người lao động đã tạo động lực mới cho phong trào phát triển kinh tế lâm nghiệp của huyện. Đến năm 2017 đã bảo vệ 51.186,8 ha, khoanh nuôi phục hồi 15.200 ha, hàng năm trồng mới bình quân 282 ha rừng. Tuy nhiên, sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện phát triển chậm, giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp chưa cao, các sản phẩm chủ yếu là khai thác gỗ, củi, tre luồng, lâm sản ngoài gỗ và chưa tạo ra được sự thu hút của người dân đối với nghề rừng.

- Thuỷ sản: Được quan tâm, đẩy mạnh đầu tư ứng dụng rộng rãi các khoa học kỹ thuật mới để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi... từng bước nâng cao thu nhập từ chăn nuôi. Giá trị sản xuất ngành thủy sản năm 2011 đạt

14,7 tỷ đồng, năm 2017 đạt 22,8 tỷ đồng, tăng bình quân cả giai đoạn là 9,2%. Đến năm 2016 diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn huyện là 535,72 ha, sản lượng đánh bắt đạt 721 tấn. Qua triển khai bước đầu cho thấy nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện là phù hợp, tuy nhiên, đầu ra cho sản phẩm khó khăn, quy mô thị trường còn manh mún, chủ yếu là cung cấp tại chỗ. Vì vậy trong thời gian qua việc chăn nuôi thuỷ sản gặp nhiều khó khăn, phát triển ở mức cầm chừng.

2.1.2.4. Cơ sở hạ tầng

- Giao thông: Trong những năm qua hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã được quan tâm đầu tư khá đồng bộ. Huyện Mai Sơn có 04 Quốc lộ chạy qua (Quốc lộ 6, Quốc lộ 6C, Quốc lộ 37 và Quốc lộ 4G,) với tổng chiều dài 95,8 km; Tỉnh lộ có 3 tuyến (Tỉnh lộ 110, 113, 117) nối liền các trung tâm kinh tế, văn hoá của huyện với các huyện lân cận với tổng chiều dài 143,5 km; số xã có đường giao thông đi lại 4 mùa 18/22 xã, thị trấn chiếm 81,8%; các đường giao thông nông thôn nội bản, liên bản bê tông đã và đang được triển khai trên địa bàn. Cùng với hệ thống giao thông đường bộ, Mai Sơn còn khoảng 30 km đường sông (Sông Đà) với cảng chính là cảng Tà Hộc. Hệ thống giao thông đường hàng không, Mai Sơn có sân bay Nà Sản, hiện đang trong giai đoạn thu hút đầu tư nâng cấp, sửa chữa. Tóm lại, mạng lưới giao thông hiện có cơ bản đáp ứng được điều kiện đi lại của nhân dân trên địa bàn, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Tuy nhiên, vẫn còn 04 xã chưa có đường cứng hóa đi lại được 4 mùa, một số tuyến đường đã xuống cấp, đi lại khó khăn nhất là các tuyến đường vào các thôn, bản các xã vùng sâu, vùng xa. Do vậy, trong thời gian tới cần được quan tâm đầu tư, nâng cấp và mở rộng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới.

- Thuỷ lợi: Mai Sơn có 20 hồ chứa; 59 đập xây với chiều dài kênh là 88.350 m trong đó kiên cố 46.626 m, đường ống 150 m, kênh đất là 14.574 m; 23 phai rọ thép với chiều dài kênh là 17.275 m trong đó kiên cố 560 m, kênh đất là 16.715 m; 78 phai tạm với chiều dài kênh là 44.044 m trong đó 100% là kênh đất. Hệ thống thủy lợi đã cơ bản đảm bảo đủ nước tưới cho diện tích gieo trồng lúa. Ngoài ra các công trình còn góp phần tưới ẩm cho hàng trăm ha cây công nghiệp, cây ăn quả, kết hợp nuôi trồng thuỷ sản, cấp nước sinh hoạt cho dân cư khu nông thôn, và chăn

nuôi gia súc,... Tuy nhiên do địa hình phức tạp nên đã có một số công trình thủy lợi được đầu tư xây dựng đã xuống cấp, một số công trình còn đang là phai đập tạm, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất của người dân

- Hệ thống cấp thoát nước: Trong những năm qua bằng sự cố gắng nỗ lực không ngừng của huyện và nhân dân, kết hợp với sự hỗ trợ của tỉnh, Trung ương đã xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt, đặc biệt là việc đầu tư nâng công suất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)