Định hướng chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 85 - 86)

4. Ý nghĩa đề tài

3.3.1. Định hướng chung

Để phát huy những kết quả đạt được cũng như thực hiện thành công Chương trình nông thôn mới, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào nông nghiệp, phát triển nông thôn mới. Cụ thể là, ngày 04/06/2010, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 04/06/2010 về Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020; Tiếp đến là Quyết định số 889/QĐ-TTg, ngày 10/06/2013 phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao gia trị gia tăng và phát triển bền vững đã mở ra nhiều lĩnh vực và cơ hội đầu tư trong nông nghiệp, nông thôn.

Bên cạnh đó, nhiều cơ chế, chính sách, nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp đã khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp. Cụ thể là, ngày 19/12/2013, Chính phủ ban hành Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Quyết định số 62/QĐ-TTg, ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn... Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, ngày 09/06/2015 về về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn...

Thời gian tới huyện Mai Sơn tập trung những nội dung chủ yếu sau:

Xây dựng Nông thôn mới để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước được hiện đại hoá; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ, gắn phát triển nông thôn với đô thị; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng và an ninh, trật tự được giữ vững.

- Phấn đấu đến năm 2020: Bình quân đạt 13,57 tiêu chí/xã; có thêm 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Lũy kế toàn huyện có 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới (Chiềng Ban, Mường Chanh, Hát Lót, Mường Bon, Cò Nòi, Chiềng Sung).

- Đối với 02 xã khu vực I (Chiềng Ban, Hát Lót): Giữ vững xã Hát Lót đạt chuẩn nông thôn mới; xây dựng xã Chiềng Ban đạt chuẩn tiêu chí nông thôn mới nâng cao (theo Quyết định số 2290/QĐ-UBND ngày 19/9/2018 của UBND tỉnh Sơn La).

- Đối với 11 xã khu vực II (Mường Bon, Cò Nòi, Nà Bó, Mường Bằng, Chiềng Mung, Chiềng Chăn, Chiềng Sung, Chiềng Lương, Chiềng Mai, Chiềng Chung, Mường Chanh): Duy trì và giữ vững 02 xã (Mường Chanh, Mường Bon) đã đạt chuẩn nông thôn mới; bổ sung thêm 02 xã (Cò Nòi, Chiềng Sung) phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới; 07 xã còn lại, chỉ tiêu đạt bình quân 12 tiêu chí/xã trở lên.

- Đối vTại huyện Mai Sơn, kết quả huy động vốn đầu tư từ nông dân đã đạt chỉ tiêu kế hoạch đưa ra 244.601.600 triệu đồng, tuy định mức đưa ra còn thấp hơn nhu cầu thực tế của người dân nhưng bước đầu thấy được sự quan tâm, đóng góp của người dân vào công cuộc xây dựng nông thôn mới (bảng 3.10). Các hạng mục cơ sở hạ tầng chủ yếu được xây dựng từ nguồn vốn đối ứng của dân bao gồm: Cứng hóa đường giao thông, Cứng hóa kênh mương, Xây dựng nghĩa trang, Xây dựng trạm y tế, Xây dựng nhà văn hóa thôn với tổng mức đầu tư là 67.549.453 trong đó vốn đầu tư của người dân là 29.180.469 trên địa bàn 3 xã Chiềng Ban, Chiềng Mai, Chiềng Dong (Bảng 3.11). ới 08 xã khu vực III (Chiềng Ve, Chiềng Kheo, Chiềng Dong, Tà Hộc, Phiêng Pằn, Phiêng Cằm, Nà Ớt, Chiềng Nơi) đạt bình quân 07 tiêu chí/xã trở lên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)