4. Ý nghĩa đề tài
3.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng
nông thôn mới tại huyện Mai Sơn
Để chương trình xây dựng NTM đạt kết quả cao, ngay từ khi bắt tay vào thực hiện, tỉnh Sơn La đã xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, lâu dài của Đảng bộ và chính quyền tỉnh. Vì là công việc mới, đầy bỡ ngỡ và khó khăn lại liên quan đến sự phát triển chung của địa phương, nên tỉnh Sơn La đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc.
Trên cơ sở xác định xây dựng nguồn lực cho NTM là nhiệm vụ trong tâm, tỉnh đã dốc sức thực hiện chương trình. Cùng với chỉ đạo xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể sát điều kiện thực tế từng huyện, từng xã, từng thôn, bản, tỉnh Sơn La đã chỉ ra những chỉ tiêu ảnh hưởng đến huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại huyện Mai Sơn. Trong kết quả điều tra năm 2018 đã chỉ ra rằng phương pháp huy động nguồn lực, khả năng đầu tư của ngân sách và toàn xã hội, công tác tuyên truyền, vận động, khuyến khích huy động nguồn lực, sự phối hợp giữa các ban, ngành trong việc huy động nguồn lực, cơ chế gắn kết, lồng ghép giữa các chương trình, dự án trên địa bàn với việc huy động nguồn lực cho xây
dựng nông thôn mới có ảnh hưởng lớn đến việc huy động và sử dụng nguồn lực của địa phương, trong đó các chính sách của Nhà nước trong việc huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng NTM lại có ảnh hưởng ở mức trung bình (Bảng 3.25).
Bảng 3.26 chỉ ra ảnh hưởng của các yếu tố về phía cộng đồng đến huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới. Kết quả nêu rõ nhận thức của cán bộ và nhân dân về nội dung, mục đích của chương trình xây dựng Nông thôn mới, chính quyền địa phương chủ động trong việc lập kế hoạch huy động nguồn lực, việc chỉ đạo thực hiện huy động nguồn lực của các đơn vị, điều kiện kinh tế của người dân có ảnh hưởng rất lớn đến huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng NTM.
Bảng 3.25. Ảnh hưởng của nhóm các yếu tố về cơ chế, chính sách và năng lực ban quản lý chương trình xây dựng NTM
ĐVT: % Chỉ tiêu Rất ảnh hưởng Ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng
1. Chính sách của Nhà nước trong việc huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng NTM
50 30 20 0
2. Phương pháp huy động nguồn lực 100 0 0 0
3. Khả năng đầu tư của ngân sách và
toàn xã hội 100 0 0 0
4. Công tác tuyên truyền, vận động,
khuyến khích huy động nguồn lực 100 0 0 0
5. Sự phối hợp giữa các ban, ngành
trong việc huy động nguồn lực 100 0 0 0
6. Cơ chế gắn kết, lồng ghép giữa các chương trình, dự án trên địa bàn với việc huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
100 0 0 0
Bảng 3.26. Ảnh hưởng của các yếu tố về phía cộng đồng đến huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
ĐVT: %
Chỉ tiêu Rất ảnh hưởng hưởng Ảnh hưởng Ít ảnh Không ảnh hưởng
1. Nhận thức của cán bộ và nhân dân về nội dung, mục đích của chương trình xây dựng Nông thôn mới
100 0 0 0
2. Chính quyền địa phương chủ động trong
việc lập kế hoạch huy động nguồn lực 100 0 0 0 3. Việc chỉ đạo thực hiện huy động nguồn
lực của các đơn vị 100 0 0 0
4. Điều kiện kinh tế của người dân 5. Tâm lý trông chờ, ỷ lại của các địa
phương vào sự đầu tư của Nhà nước 20 30 50 0
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Bảng 3.27. Ảnh hưởng của thu nhập của người dân đến kết quả huy động vốn cho xây dựng nông thôn mới
Các xã Thu nhập bình quân năm 2017 (đồng/người/năm) Huy động bình quân (đồng/người/năm) Chiềng Ban 32.500.000 10.000.000 Mường Bon 29.000.000 7.500.000 Cò Nòi 31.200.000 9.500.000 Hát Lót 31.000.000 9.000.000 Mường Chanh 29.500.000 7.100.000 Chiềng Sung 28.000.000 6.500.000 Chiềng Mung 28.500.000 6.700.000 Mường Bằng 26.000.000 5.500.000 Nà Bó 27.000.000 5.800.000 Chiềng Chăn 25.400.000 4.800.000 Chiềng Mai 24.800.000 4.300.000 Chiềng Kheo 22.000.000 3.500.000 Chiềng Chung 23.500.000 3.800.000 Chiềng Ve 21.000.000 3.000.000 Chiềng Dong 21.500.000 3.250.000 Chiềng Lương 22.800.000 3.600.000 Nà Ớt 18.500.000 2.800.000 Chiềng Nơi 17.000.000 2.500.000 Phiêng Cằm 17.500.000 2.600.000 Phiêng Pằn 18.500.000 2.800.000 Tà Hộc 19.000.000 2.950.000