Huy động và sử dụng nguồn lực tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 58 - 77)

4. Ý nghĩa đề tài

3.2.1. Huy động và sử dụng nguồn lực tài chính

3.2.1.1. Kế hoạch tài chính cho xây dựng nông thôn mới

a. Nguồn lực tài chính Theo Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 4 tháng 6 năm 2010 về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu

quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020, quy định về vốn và nguồn vốn thực hiện chương trình xây dựng NTM được tổng hợp tại bảng số liệu 3.2 như sau:

Bảng 3.2. Quy định về vốn và nguồn vốn thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới

Nguồn vốn Tỷ lệ (%)

1. Vốn ngân sách (Trung ương và địa phương)

1.1 Vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình, dự án hỗ trợ 6 1.2 Vốn trực tiếp cho chương trình để thực hiện các nội dung theo quy định 24 2. Vốn tín dụng (tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng thương mại) 45 3. Vốn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế khác 15

4. Huy động đóng góp của cộng đồng dân cư 10

Tổng 100

(Nguồn:Tại Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 18/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ)

Hàng năm, trên cơ sở do các ngành, thành viên BCĐ phụ trách các tiêu chí, các xã xây dựng nhu cầu nguồn vốn từ đó xây dựng kế hoạch huy động. Lãnh đạo huyện xác định phương châm “Huy động nguồn lực từ cộng đồng là quyết định, sự tham gia của doanh nghiệp và xã hội là quan trọng, sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước là cần thiết” từ đó phân nhóm các nhiệm vụ theo thứ tự ưu tiên nhằm đảm bảo hoàn thành các mục tiêu của chương trình.

Trong báo cáo tổng kết tình hình xây dựng NTM cho thấy chương trình MTQG xây dựng NTM, từ khi triển khai trên địa trên địa bàn huyện Mai Sơn đã đạt được nhiều kết quả tích cực và hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội. Huy động được nguồn lực tài chính từ các nguồn: Từ ngân sách nhà nước cụ thể là của tỉnh, huyện, xã, vốn từ doanh nghiệp, vốn doanh nghiệp, vốn lồng ghép. Tổng nguồn lực thực hiện Chương trình NTM giai đoạn 2015 - 2017 là 161.743.040 triệu đồng. Vốn ngân sách nhà nước 80,25 %: 129.795,59triệu đồng. Ngân sách trung ương và tỉnh 67,57%: 109.295.590triệu đồng. Ngân sách huyện 12,68%: 20.500.000 triệu đồng. Vốn huy động của người dân là 31.947.450 chiếm 19,75%

Bảng 3.3. Kế hoạch tài chính cho việc thực hiện các dự án trong Chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2015 - 2017 của huyện Mai Sơn

Diễn giải Số lượng (1.000 đ) Cơ cấu (%)

1. Vốn ngân sách Nhà nước

- Ngân sách TW và tỉnh 109.295.590 67,57

- Ngân sách huyện 20.500.000 12,68

2. Vốn huy động của người dân 31.947.450 19,75

Tổng 161.743.040 100

(Nguồn: UBND huyện Mai Sơn)

Để tăng cường huy động nguồn lực cho xây dựng NTM, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đề ra kế hoạch tài chính cho 21 xã của huyện. Kế hoạch cụ thể được trình bày trong bảng 3.4.

Bảng 3.4. Kế hoạch tài chính cho các xã thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới

Số

TT Tên xã

Vốn TW và tỉnh Vốn huyện Vốn huy động của

người dân Tổng Số lượng (1.000 đ) Tỷ lệ (%) Số lượng (1.000 đ) Tỷ lệ (%) Số lượng (1.000 đ) Tỷ lệ (%) Số lượng (1.000 đ) Tỷ lệ (%) 1 Chiềng Ban 16.810.200 29,19 24.151.900 41,93 16.633.500 28,88 57.595.600 100 2 Mường Bon 10.660.000 31,46 12.390.000 36,55 10.840.000 31,99 33.890.000 100 3 Cò Nòi 24.500.000 29,7 28.650.000 34,7 29.350.000 35,6 82.500.000 100 4 Hát Lót 18.769.000 30,11 22.408.000 35,95 21.156.000 33,94 62.333.000 100 5 Mường Chanh 18.183.500 35,53 20.938.000 40,91 12.056.100 23,56 51.177.600 100 6 Chiềng Sung 19.270.000 33,2 20.500.000 35,3 18.256.000 31,5 58.026.000 100 7 Chiềng Mung 21.250.000 32,0 26.100.000 39,3 19.050.000 28,7 66.400.000 100 8 Mường Bằng 12.560.000 32,25 14.900.000 38,26 11.480.000 29,49 38.940.000 100 9 Nà Bó 13.200.000 31,0 16.650.000 39,1 12.720.000 29,9 42.570.000 100 10 Chiềng Chăn 11.286.000 32,4 13.500.000 38,7 10.070.000 28,9 34.856.000 100 11 Chiềng Mai 12.250.000 31,7 14.700.000 38,0 11.720.000 30,3 38.670.000 100 12 Chiềng Kheo 8.760.000 32,7 10.056.000 37,5 7.950.000 29,8 26.766.000 100 13 Chiềng Chung 9.050.000 31,0 11.260.000 38,5 8.900.000 30,5 29.210.000 100 14 Chiềng Ve 7.800.000 33,0 9.350.000 39,5 6.500.000 27,5 23.650.000 100 15 Chiềng Dong 7.650.000 31,8 9.720.000 40,4 8.970.000 27,8 24.060.000 100 16 Chiềng Lương 13.150.000 33,3 15.060.000 38,2 11.270.000 28,5 39.480.000 100 17 Nà Ớt 8.800.000 36,8 9.550.000 39,9 5.560.000 23,3 23.910.000 100 18 Chiềng Nơi 7.530.000 33,8 9.120.000 41,0 5.620.000 25,2 22.270.000 100 19 Phiêng Cằm 7.760.000 33,6 9.530.000 41,3 5.780.000 25,1 23.070.000 100 20 Phiêng Pằn 9.010.000 34,3 10.250.000 39,0 6.980.000 26,7 26.240.000 100 21 Tà Hộc 8.510.000 35,0 9.760.000 40,2 6.020.000 24,8 24.290.000 100 Tổng 266.758.700 318.543.900 244.601.600 829.904.200

3.2.1.2. Phương pháp huy động tài chính

Để đạt mục tiêu Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trong các năm tới, từ nay đến cuối năm, tỉnh Sơn La và các địa phương cần tập trung huy động đa dạng hóa nguồn vốn. Đồng thời, các cấp có thẩm quyền của tỉnh Sơn Lâ tang cường bố trí đủ nguồn vốn ngân sách và có các giải pháp phù hợp để xử lý dứt điểm nợ đọng XDCB

Hiện nay, Nhà nước ta có nhiều chính sách huy động vốn từ NSNN cho xây dựng Chương trình NTM đã được ban hành như: Cơ chế phân cấp NSNN giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; hệ thống định mức phân bổ ngân sách chi đầu tư và chi thường xuyên từ NSNN; hỗ trợ trực tiếp, hỗ trợ gián tiếp thông qua cơ chế ưu đãi, miễn, giảm thuế. Các cơ quan chức năng của tỉnh Sơn la nói chung và của huyện mai Sơn nói riêng cần xây dựng quy chế pháp lý cho việc phân định nguồn vốn NSNN đầu tư cho chương trình xây dựng NTM một cách hợp lý, khoa học, phù hợp với các chủ trương, chính sách của Nhà nước.

Bên cạnh đó, để tang cường huy động tài chính, các cấp lãnh đạo cần đưa ra các quy định cụ thể, rõ ràng về vay nợ và giải quyết nợ công trong huy động vốn đầu tư xây dựng NTM. Cần phải có hành lang pháp lý, cơ chế vững chắc về các quy định huy động vốn của các DN đầu tư xây dựng NTM bởi vốn đầu tư từ DN và các nhà đầu tư là nguồn quan trọng và cần thiết trong xây dựng NTM góp phần thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và tạo ra nhiều DN trong lĩnh vực này.

Đầu tư của DN vào phát triển sản xuất kinh doanh nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ mang lại hiệu ứng tích cực cho xây dựng NTM. Vì vậy, cần nghiên cứu xây dựng cơ chế pháp lý thu hút đầu tư của DN vào nông nghiệp nhưng hướng tới lợi ích của NTM; Ban hành Nghị định về phát triển DN trong nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật DN, các luật thuế, tín dụng... tiến tới nâng cấp lên thành luật về phát triển DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, tạo cơ sở pháp lý cao hơn cho việc thực hiện.

Cùng với đó, xem xét xây dựng cơ chế và cách thức thu hút vốn đầu tư của DN theo hình thức BOT, PPP áp dụng cho Chương trình NTM; Nghiên cứu chính sách cho các DN thuê đất của nông dân, Nhà nước có chính sách hỗ trợ, nông dân

đóng góp quyền sử dụng đất như cổ phần trong DN. Đồng thời, có cơ chế khuyến khích các DN tham gia xây dựng NTM đầu tư vào thị trường chứng khoán để huy động vốn đầu tư vào phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập của người dân nông thôn. Cuối cùng, quy định huy động nguồn lực từ cộng đồng dân cư. Trong xây dựng NTM, người dân đóng vai trò là chủ thể. Huy động đúng sức dân cho xây dựng NTM là quan trọng và rất cần thiết. Người dân nông thôn có thu nhập thấp nhưng nếu được người dân đồng tình, ủng hộ thì có thể huy động được một lượng vốn không nhỏ. Tuy nhiên, huy động đóng góp ở mức độ nào là vừa đủ, là không quá sức dân vừa không làm mất đi quyền tham gia đóng góp xây dựng NTM của các chủ thể, vừa không trái với chủ trương không huy động dân đóng góp bắt buộc; đồng thời, bảo đảm nguyên tắc không được ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Thực tiễn ở tỉnh Sơn La thời gian qua chỉ ra, ở đâu các nguồn lực được huy động và sử dụng có hiệu quả thì ở đó Chương trình xây dựng nông thôn mới thu được nhiều kết quả tích cực. Do vậy, cần phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể xã hội, các lực lượng, qua đó huy động mọi nguồn lực để thực hiện xây dựng nông thôn mới. Coi trọng việc lồng ghép nguồn vốn thuộc Chương trình xây dựng nông thôn mới với nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác trên cùng địa bàn nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tự nguyện ủng hộ và tham gia gia xây dựng các công trình nông thôn mới trên địa bàn thôn, bản, xã. Coi trọng công tác quản lý, giám sát gắn với thực hiện tốt phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong sử dụng các nguồn lực xây dựng nông thôn mới, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tránh mọi biểu hiện tiêu cực, lãng phí.

Tóm lại, thời gian tới, các cơ quan hữu của tỉnh Sơn La cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống và văn bản pháp luật về huy động vốn xây dựng NTM đầy đủ, đồng bộ để huy động các nguồn vốn đầu tư hiệu quả. Với những quy định pháp lý rõ ràng, cụ thể và đầy đủ thì việc huy động nguồn vốn đầu tư sẽ dễ dàng hơn, quản lý sử dụng vốn cũng hiệu quả hơn, từ đó góp phần hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Chương trình NTM đã đề ra.

3.2.1.3. Kết quả huy động tài chính.

a. Kết quả huy động ngân sách Nhà nước

Bảng 3.5. So sánh kế hoạch và kết quả thực hiện huy động vốn ngân sách cho xây dựng nông thôn mới ở các xã

Số TT Tên xã Kế hoạch (1.000đ) Thực hiện (1.000đ) So sánh TH/KH (%) 1 Chiềng Ban 40.962.100 40.962.100 100 2 Mường Bon 23.050.000 23.050.000 100 3 Cò Nòi 53.150.000 53.150.000 100 4 Hát Lót 41.177.000 41.177.000 100 5 Mường Chanh 39.121.500 39.121.500 100 6 Chiềng Sung 39.770.000 39.770.000 100 7 Chiềng Mung 47.350.000 47.350.000 100 8 Mường Bằng 27.460.000 27.460.000 100 9 Nà Bó 29.850.000 29.850.000 100 10 Chiềng Chăn 24.786.000 24.786.000 100 11 Chiềng Mai 26.950.000 26.950.000 100 12 Chiềng Kheo 18.816.000 18.816.000 100 13 Chiềng Chung 20.310.000 20.310.000 100 14 Chiềng Ve 17.150.000 17.150.000 100 15 Chiềng Dong 17.370.000 17.370.000 100 16 Chiềng Lương 28.210.000 28.210.000 100 17 Nà Ớt 18.350.000 18.350.000 100 18 Chiềng Nơi 16.650.000 16.650.000 100 19 Phiêng Cằm 17.290.000 17.290.000 100 20 Phiêng Pằn 19.260.000 19.260.000 100 21 Tà Hộc 18.270.000 18.270.000 100 Tổng 585.302.600 585.302.600

(Nguồn: UBND huyện Mai Sơn)

Đánh giá kết quả huy động ngân sách Nhà nước cho xây dựng nông thôn mới, kết quả cho thấy: Kế hoạch huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn trên toàn huyện đạt 585.302.600 triệu đồng và thực tế huyện đã huy động được 585.302.600 triệu đồng đạt 100%. Kế hoạch đặt ra trên 21 xã của huyện đều đạt được kết quả tốt. Có được kết quả này là sự cố gắng, nỗ lỗ lực của Đảng bộ, chính

công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn nhân sách Nhà nước; Thực hiện kêu gọi đầu tư của các dự án phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện nói chung và dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng tại các xã thực hiện xây dựng nông thôn mới nói riêng, cũng như tổ chức tuyên truyền, vận động sâu, rộng nâng cao nhận thức cho cán bộ và người dân bằng nhiều hình thức để người dân hiểu đúng chủ trương, cơ chế, chính sách về xây dựng nông thôn mới, nâng cao tính tự giác, chủ động, sáng tạo trong tổ chức thực hiện, góp phần chung tay xây dựng nguồn tài lực cho chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn các xã của huyện Mai Sơn.

Bảng 3.6. Tỷ lệ vốn ngân sách huy động cho xây dựng cơ sở hạ tầng tại các xã trong chương trình xây dựng nông thôn mới (2015 - 2017)

Số TT Tên xã Tổng kinh phí thực hiện Vốn ngân sách Kinh phí (1.000 đồng) Tỷ lệ (%) Vốn (1.000 đồng) Tỷ lệ (%) 1 Chiềng Ban 57.595.600 40.962.100 71,12 2 Mường Bon 33.890.000 23.050.000 68,01 3 Cò Nòi 82.500.000 53.150.000 64,42 4 Hát Lót 62.333.000 41.177.000 66,06 5 Mường Chanh 51.177.600 39.121.500 76,44 6 Chiềng Sung 58.026.000 39.770.000 68,54 7 Chiềng Mung 66.400.000 47.350.000 71,31 8 Mường Bằng 38.940.000 27.460.000 70,52 9 Nà Bó 42.570.000 29.850.000 70,12 10 Chiềng Chăn 34.856.000 24.786.000 71,11 11 Chiềng Mai 38.670.000 26.950.000 69,69 12 Chiềng Kheo 26.766.000 18.816.000 70,30 13 Chiềng Chung 29.210.000 20.310.000 69,53 14 Chiềng Ve 23.650.000 17.150.000 72,52 15 Chiềng Dong 24.060.000 17.370.000 72,19 16 Chiềng Lương 39.480.000 28.210.000 71,45 17 Nà Ớt 23.910.000 18.350.000 76,75 18 Chiềng Nơi 22.270.000 16.650.000 74,76 19 Phiêng Cằm 23.070.000 17.290.000 74,95 20 Phiêng Pằn 26.240.000 19.260.000 73,40 21 Tà Hộc 24.290.000 18.270.000 75,22 Tổng 829.904.200 40.962.100

Tổng kinh phí thực hiện đã huy động cho xây dựng nông thôn trên toàn huyện giai đoạn 2015-2017 là 829.904.200 triệu đồng. Trong đó sử dụng vốn ngân sách Nhà nước là 40.962.100. Ngân sách huy động được sử dụng cho việc mở rộng đường giao thông, xây dựng nhà văn hóa thôn, xây dựng sân vận động,...Điều này cho thấy sự quan tâm của Nhà nước và các cấp chính quyền đối với xây dựng nông thôn mới xanh, sạch, đep, văn minh cho người dân góp phần tạo sự đoàn kết của toàn dân, sự tin tưởng của người dân đối với chính quyền, đoàn thể.

Bên cạnh sử dụng hiệu quả ngân sách cho xây dựng hạ tầng nông thôn mới, chính quyển địa phương huyện Mai Sơn triển khai thực hiện các mô hình phát triển sản xuất thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới đạt hiệu quả cao. Cụ thể là, qua bảng 3.7, ta có thể nhận thấy rằng sau gần 20 năm thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa (gọi tắt là Chương trình 135), cùng với các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước và sự đóng góp của người dân, việc triển khai Chương trình 135 tại tỉnh Sơn La đã và đang mang lại nhiều kết quả nổi bật, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững, giảm khoảng cách phát triển giữa các vùng miền như mục tiêu của chương trình đã đề ra. Số lượng mô hình đã thực hiện là 26 mô hình với tổng vốn đầu tư là 4.157.600 trong với 100% sử dụng ngân sách Trung ương và tỉnh. Tương tự như vậy, sau khi triển khai chương trình nông thôn mới, số lượng mô hình được thực hiện là 26 với tổng mức đầu tư toàn bộ từ nguồn ngân sách Trung ương và tỉnh 4.180.000 triệu đồng. Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2015-2017, chương trình trồng cây ăn quả trên đất dốc theo Nghị quyết số 28 của HĐND tỉnh xây dựng được 6 mô hình với nguồn ngân sách là 5.650.400 (82,5% ngân sách TW và tỉnh, 17,5% ngân sách huyện). Cuối cùng, trong gia đoạn này, chương trình nguồn vốn sự nghiệp kinh tế huy động 423.906 triệu đồng từ ngân sách huyện để xây dựng được 4 mô hình.

Trong giai đoạn 2015-2017, với sự tham gia của Chương trình 135, chương trình nông thôn mới, chương trình Trồng cây ăn quả trên đất dốc theo Nghị quyết số 28 của HĐND tỉnh và chương trình nguồn vốn sự nghiệp kinh tế đã tạo nên một số kết quả khá nổi bật, hạ tầng kinh tế - xã hội ở vùng sâu, vùng xa được đầu tư khá nhiều và làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa

bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Cùng với đó, việc hỗ trợ đồng bào phát triển sản xuất, cung cấp giống cây trồng vật nuôi có chất lượng, mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao đã góp phần nâng cao đời sống người dân.

Bảng 3.7. Kết quả huy động vốn ngân sách thực hiện các mô hình phát triển sản xuất thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới (2015 và 2017)

TT Đơn vị SL mô hình Tổng vốn (1.000 đ) NS TW và tỉnh NS huyện Số lượng (1.000 đ) Tỷ lệ (%) Số lượng (1.000 đ) Tỷ lệ (%) 1 Chương trình 135 26 4.157.600 4.157.600 100 2 Chương trình nông thôn mới 26 4.180.000 4.180.000 100 3

Trồng cây ăn quả trên đất dốc theo Nghị quyết số 28 của HĐND tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 58 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)