7. Cấu trúc của luận văn
3.1.1. Không gian bối cảnh xã hội
Không gian bối cảnh xã hội bao gồm cuộc sống của những tầng lớp người và mối quan hệ giữa cá nhân này với cá nhân khác, thế hệ này với thế hệ khác. Có khi đó là những phong tục tập quán, luật lệ địa phương; có khi là những thay đổi xáo trộn cuộc sống, con người trong những biến cố của lịch sử, của thời đại, của đất nước.
3.1.1.1. Không gian văn hóa xã hội vùng cao
Trong tiểu thuyết Bóng của cây sồi của Đỗ Bích Thúy, không gian xã hội
miền núi hiện lên với tất cả những gì chân thực nhất của một thung lũng nguyên sơ đang chuyển mình dữ dội trước sự xâm nhập của nền kinh tế thị trường. Lao Chải vốn là một thung lũng yên bình, nhưng nay “Thanh Vân sắp được tỉnh cho nâng cấp thành thị trấn. Lao Chải nằm kề thôn chính, trung tâm xã Thanh Vân. Như thế thì lúc quy hoạch thị trấn làm sao bỏ Lao Chải được”[42, tr.81]. Nền kinh tế thị trường ùa đến đã khiến “Lao Chải cũng có ngày vỡ ra như một cái tổ ông bị chọc vào”. Đời sống của con người Lao Chải bắt đầu có những chuyển biến về chất. Người Lao Chải không có thói quen cầm tiền. Tài sản trong nhà họ chỉ tính trên đầu trâu đầu bò lợn gà, tính trên số ngô lúa thu về không ăn hết. Giàu hay nghèo cũng từ đó mà nhìn ra. Thế nhưng, nay kinh tế thị trường ùa đến, nhà nhà biến động, cãi cọ đều từ chữ tiền mà ra cả. Để thỏa mãn cơn khát tiền, họ đua nhau bán đất: “Mấy chục nhà có đất ngoài mặt đường, cả ruột, cả đồi núi, vùng sâu, đều sôi sùng sục lên như một đám cháy đang lan rộng ra, không sao dập tắt được”[42, tr.161]. Điều đó đã dẫn đến một hệ lụy tất yếu của người dân Lao Chải: “Ngô cũng không muốn trồng nữa, cam quýt trong vườn bỏ mặc, gà vịt không buồn cho ăn"[42, tr.183]. Ngay cả Mai, vợ Phù, vốn hiền lành, chăm chỉ cũng bất chấp sĩ diện của một tưởng thôn như Phù, bất chấp và sẵn sàng cãi nhau với mẹ chồng để “bỏ nhà ra đường mở quán, việc nhà cửa, việc ruộng nương vứt sang một bên”. Sự nhốn nháo của Lao Chải cùng với sự thay đổi của chất người đã trở thành cơ hội để sản sinh ra những nghề mới: Cường với quán rượu thịt chó khiến đàn ông Lao Chải quên hết cả thời gian, vợ con, công việc. Kim với ngôi nhà lạ sát đường ô tô đi là nơi tụ tập đám con gái đến để tỉa tót mà quên mất việc ruộng đồng. Ở đó, là nơi tội danh “cho người lạ ngủ trên giường” lần đầu xuất hiện ở Lao Chải. Nhiều chuyện cứ thế bắt đầu xảy ra làm nhốn nháo cả vùng thung
lũng vốn xinh đẹp và yên bình này. Tất cả điều đó khiến trưởng thôn Phù bất lực, đau xót trong tuyệt vọng với câu hỏi dằn vặt: “Ai là người cầm gậy chọc vào cả làng đang ngủ yên kia như mọi ngày, như bao tháng, bao năm qua?”[42, tr.117]. Lại thêm vào đó là những định kiến, quan niệm cổ hủ của con người nơi đây vốn không dễ dàng thay đổi, cái mới và cái cũ đối lập không thể dung hòa chính là nguồn cơn của những bi kịch con người như: Mai - Kim - Phù. Có thể nói bối cảnh xã hội này giống như một cái trục cố định mà mọi biến cố câu chuyện của các nhân vật đều phải xoay quanh nó.
Ngược về với dòng lịch sử cách đây 75 năm của tiểu thuyết Cánh Chim kiêu hãnh, người đọc không thể quên không khí ngột ngạt, tù túng của vùng cao dưới ách
thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật những năm 1940. Cảnh thiếu muối cho thấy sự cùng quẫn đáng thương của người dân: “Thiếu muối, người già, trẻ con đều phù ra, mắt mờ, chân tay run lẩy bẩy”. Cảnh mua muối căng thẳng, cẩn trọng như việc bảo vệ tính mạng của cả nhà lại càng tăng thêm thảm kịch của người dân tộc miền núi: “Hàng người dài dằng dặc, im lặng, như câm. Không ai dám ra khỏi hàng. Ra là mất khẩu phần mua muối. Là bắt cả người già lẫn trẻ con trong nhà nhịn muối tiếp ba tháng nữa”[46, tr.65]. Tức nước vỡ bờ là quy luật của muôn đời. Trước cảnh thằng Quáng bị đánh, chị nông dân bị gạ gẫm trắng trợn, cảnh cướp muối đã tái hiện phần nào tinh thần, sức mạnh của người dân tộc rẻo cao, dù mang tính bộc phát. Bối cảnh xã hội Hà Giang nửa đầu những năm 40 còn sục sôi bởi những lần sục sạo truy lùng Việt Minh của giặc Pháp. Ở đó là tiếng gọi của lịch sử đầy gian khổ, có hy sinh và mất mát nhưng mang một vẻ đẹp kiêu hãnh của người vùng cao, những người con của núi rừng mạnh mẽ và bền bỉ một lòng đi theo cách mạng. Hình ảnh cái đầu Chúng “ngất nghẻo trên ngọn sào…phơi nắng phơi mưa, cho đến lúc cái đầu chỉ còn là cái sọ người mới cho mang về chôn”; cùng hành động tịch thu hết ruộng đất để lập đồn điền, bắt phá bỏ toàn bộ hoa màu, nương rẫy để trồng thuốc phiện của Pháp đã khiến nỗi bất hạnh và lòng căm thù của người Tày, người Nùng ở Bản Tính lên đến cực độ. Đó cũng là lí do khiến rất nhiều thanh niên nơi đây ngày đi làm, đến nửa đêm không ai bảo ai thức dậy rèn vũ khí đánh giặc. Bối cảnh lịch sử đầy dữ dội ấy cũng đã hun đúc lên những người con anh dũng như Mai, như Hưng và như Sinh.
Quay ngược thời gian, trong tiểu thuyết Chúa đất, Đỗ Bích Thúy đã lấy bối
cảnh xã hội là vùng Đường Thượng, Yên Minh, Hà Giang dưới thời ngự trị của tên chúa đất miền núi tham lam và hung tàn Sùng Chúa Đà. Thời đó, đời sống của người dân nghèo vô cùng khốn khổ bởi tên chúa đất người Mông giàu có, đầy quyền lực với tâm hồn độc ác, trái tim khô cằn và ích kỷ. Bối cảnh ấy đã gieo rắc đau khổ cho
những người phụ nữ xấu số phải trở thành vợ ông ta. Là người đàn ông bị chứng bất lực, nhưng Sùng Chúa Đà đã dùng địa vị tối cao của mình để bắt rất nhiều cô gái Mông xinh đẹp về làm vợ. Ông ta đã giam hãm tuổi thanh xuân, tước đoạt hạnh phúc cá nhân bình dị của họ trong cái dinh thự rộng lớn. Lấy bối cảnh vùng núi cách đây hơn 200 năm, Đỗ Bích Thúy đã phô diễn một trí tưởng tượng mãnh liệt, năng lực hư cấu vượt trội. Qua đó, tác giả đã "dịch chuyển" được truyền thuyết vào thực tại, kéo thời gian từ xa đến gần, làm nên một bối cảnh độc đáo cho tác phẩm của mình góp phần không nhỏ để gửi gắm chủ đề tư tưởng của truyện.
Là người con của núi nên tất cả cái văn hóa vùng cao đã thấm vào tâm hồn của Đỗ Bích Thúy từ tấm bé. Đỗ Bích Thúy đã cảm nhận và miêu tả về phong tục tập quán của các dân tộc miền núi bằng cả sự yêu mến, tự hào lẫn sự day dứt, dằn vặt trong tâm hồn và tấm lòng thiết tha với vùng cao.Sự miêu tả chi tiết, sống động cả những phong tục và hủ tục là kết quả của tấm lòng nặng nghĩa nặng tình với miền sơn cước, cộng với khả năng quan sát tinh tế và nhạy cảm của nhà văn.
Phong tục tập quán, đặc biệt là các lễ hội của đồng bào các dân tộc miền núi được thể hiện chủ yếu trong các không gian sinh hoạt văn hóa. Trong văn học nước nhà Tô Hoài, Nguyễn Tuân, Nguyên Ngọc, Ma Văn Kháng đã có những trang viết hấp dẫn về những lễ hội của người Mông, những phiên chợ vùng cao rực rỡ sắc màu, những điệu xòe, điệu múa đặc sắc...Cùng hòa âm trong bản đàn văn hóa các dân tộc miền núi, Đỗ Bích Thúy dành khá nhiều tâm huyết cho những trang miêu tả các lễ hội truyền thống của người vùng cao.
Người miền núi rất tin tưởng vào thần linh để mong tìm kiếm một chỗ dựa tinh thần giúp họ thấy vững vàng mạnh mẽ hơn trước sự khắc nghiệt của tự nhiên. Người Tày, Người Dao trong Bóng của cây sồi sinh ra, lớn lên và sống nhờ vào nền nông
nghiệp trồng lúa nước ruộng bậc thang. Trong tâm thức của họ, Thủy thần được tôn kính và được đặt ở một vị trí vô cùng trang trọng. Lễ hội tạ ơn và cầu nước với Thủy thần vì thế là một nét đẹp không thể thiếu trong đời sống tâm linh của họ. Đỗ Bích Thúy đã miêu tả khá chân thực, sinh động về lễ hội Thủy thần của con người miền núi: “Mỗi năm một lần, người Lao Chải lại làm một cái lễ lên tận đỉnh núi tạ ơn trời đất, cầu cho mưa thuận gió hòa, cầu cho con suối không bao giờ cạn nước,.. lúa xanh nhiều hạt, trâu bò lợn gà sinh sôi”[42, tr.16]. Vùng đất Lao Chải xa xôi heo hút gió, giờ đây không còn là một miền sơn cước yên tĩnh nữa, mà cộng thêm vào những lề thói cổ xưa là những lành dữ, hay dở do cơn bão kinh tế thị trường hỗn tạp mang đến với tất cả những may rủi, buồn vui, tốt xấu, hay dở đan cài. Thế nhưng trong tâm thức của mỗi người, lễ hội Thủy thần vẫn vẹn nguyên ý nghĩa linh thiêng của nó.Người
dân Lao Chải vẫn tổ chức nghi lễ với tất cả sự chu toàn, lòng biết ơn và tấm lòng thành kính: “Ngày 13/5 âm lịch là ngày làm lễ. Trâu bò gà lợn bị giết thịt. Làng sắm hai mâm lễ, một mâm mang lên thượng nguồn, một mâm mang ra cửa sông. Mang lễ lên thượng nguồn là 12 chàng trai chưa vợ, mang lễ ra cửa sông là 10 cô gái chưa chồng xinh đẹp, chăm ngoan nhất làng”[42, tr.16]. Việc hành lễ đã thể hiện tấm lòng thành, một nét đẹp trong cách sống ân nghĩa của người miền núi.
Trong tiểu thuyết Bóng của cây sồi, Hội xuống đồng được miêu tả là một
trong những lễ hội lớn của người dân vùng cao. Đây là một lễ hội cầu mùa điển hình của người Tày. Lễ hội đã trở thành phong tục, năm nào cũng có. Nhưng năm nay, lễ hội có một ý nghĩa mới với Lao Chải, Đản Ván. Sau những xáo trộn dữ dội của nền kinh tế thị trường, lễ hội xuống đồng đã đưa người dân hai vùng này“trở lại là chính mình”. Lễ hội đã thanh lọc tâm hồn của người dân, đưa họ về với vẻ đẹp hồn hậu và chân thật như xưa. Ý nghĩa cao nhất của Hội xuống đồng là mong cây lúa sinh sôi nảy nở, mùa màng được tốt tươi. Vì thế nên cây lúa, hạt giống trở thành hình tượng trung tâm của ngày hội: “Hội kết thúc cũng là lúc cả làng kéo nhau ra đồng, người đàn ông chủ nhà sẽ đặt những đường cày đầu tiên xuống mặt đất đang tơi dần... Đàn bà con gái thì thay bộ váy áo đang mặc, giặt giũ, phơi phóng, cất đi, mặc váy áo cũ, mang thóc giống ra ngâm, chuẩn bị nhổ cải ngoài vườn, bó thành từng bó lớn những cành cải nặng hạt, mang phơi lên hàng rào để năm sau có giống "[42, tr.281]. Hội xuống đồng được đánh giá như một bể trầm tích các lớp tín ngưỡng văn hoá, là nơi lưu giữ những giá trị văn hoá trong xã hội nông nghiệp cổ truyền, là sinh hoạt cộng đồng đặc sắc nhất của người Tày với nhiều giá trị nhân văn.
Một trong những phong tục tập quán rất đẹp, mang màu sắc riêng và giàu tính nhân văn là tục cưới hỏi của các tộc người trên rẻo cao. Bằng sự am hiểu tận tường, bằng tình yêu đối với con người miền núi, Đỗ Bích Thúy đã có những trang viết vô cùng chân thực về tục cưới hỏi trên vùng cao nguyên đá. Qua vài nét chấm phá giản đơn mà sắc sảo, chân thực, người đọc đã có những khám phá rất thú vị về phong tục này. Ở vùng cao, "mùa cưới thường được bắt đầu vào thời điểm thu hoạch sau vụ ngô. Nhà nhà đầy ngô mới thu về”[42, tr.157].Đó cũng là vào mùa mùa xuân, mơ nở trắng rừng, Tây Bắc tràn ngập sắc màu thổ cẩm rực rỡ của các thiếu nữ du xuân. Theo phong tục của các tộc người miền núi, hôn nhân phải đủ nghi lễ như: dạm hỏi, ăn hỏi và lễ đón dâu, tất cả đều được tổ chức vào ngày lành tháng tốt. Dù là một đám cưới tự nguyện hay bị ép buộc thì lễ dạm hỏi đều bắt buộc phải có ông (bà) mối thông thuộc các bài hát nghi lễ cưới xin, kết nối hai nhà để làm thủ tục dạm hỏi và hẹn ngày đón dâu. Tuy nhiên, không phải lúc nào ông (bà) mối cũng là người mang đến tin vui. Có
lúc mối chỉ có vai trò dẫn dắt, thông báo một đám cưới như một việc đã rồi, không thể thay đổi vì đám cướp dâu đã hoàn thành công việc của họ: “Bố Súa với mẹ kế vừa ăn cơm sáng xong thì đoàn người đông nghịt kéo vào. Rồi ông mối nói: Chúng tôi mang lễ vật tới, xin ông bà cho con gái ông bà là cháu Súa được ở lại nhà họ Tráng"
[49, tr.13]. Trong Chúa đất khi ông mối đã đến nhà Xính cũng là lúc đặt dấu chấm hết cho cuộc tình đẹp như mơ của Xính và Vàng. Vì là một trong những nghi lễ lớn nhất nên lễ cưới hỏi được tổ chức rất long trọng với những quy tắc riêng cho nhà gái và nhà trai; cho dâu, rể. Tiểu thuyết Bóng của cây sồi đã tái hiện rõ nét đầy yêu thương hình ảnh một cô dâu chuẩn bị về nhà chồng: “Chăn gối này không biết Mai đã phải thức bao nhiêu đêm mới làm cho xong trước khi về nhà chồng. Theo lẽ thường, từ ăn hỏi đến lễ cưới thường kéo dài hai năm trời, đủ thời gian cho cô dâu chuẩn bị váy áo, chăn gối " [42, tr.97]. Còn trong Chúa đất, nhà văn lại đi sâu vào văn hóa cưới hỏi của người Mông trong sính lễ của nhà trai: “Đoàn người dài dằng dặc gùi theo lễ vật. Lợn kêu, dê kêu, gà kêu, bò kêu, ngựa hí. Lúa ngô vàng óng. Mùi rượu bay khắp sân khắp vườn [47, tr.186]. Qua những dòng miêu tả ngắn gọn, người đọc có thể hình dung về sính lễ nhà trai phải chuẩn bị lớn như thế nào. Điều đó lí giải vì sao những chàng trai nhà nghèo không đủ tiền cưới vợ và cũng vì thế mới sinh ra tục cướp vợ. Tục cưới hỏi của người Dao trong Bóng của cây sồi lại tạo được ấn tượng mạnh trong một lễ nghi tưởng như cũ kĩ, có phần mê tín nhưng lại nhiều ý nghĩa nhân văn. Cô dâu người Dao khi về nhà chồng phải bước lên chín nhịp cầu thang. Mỗi bước chân đó đều được mẹ chồng dẫm lên, coi đó là một quy ước “đánh dấu” thành viên mới của gia đình. Dù bất thành văn nhưng điều đó có một uy lực tinh thần ghê gớm. Những nàng dâu mới sau khi được mẹ chồng dẫm lên chân đều phải đinh ninh một niềm: “chết cũng làm ma nhà chồng”. Một nét văn hóa được nhắc đến trong tác phẩm, nhưng lại như bài học thấm thía nhắc nhở những người làm dâu về bổn phận và trách nhiệm của mình với nhà chồng. Người Tày ở Lao Chải cũng hiện lên với những quan niệm riêng trong hôn nhân: “Đàn ông không bao giờ lấy hai vợ. Nếu vợ chết cũng không đi lấy vợ nữa”- một quan niệm của những người Tày ít học nhưng lại giàu tình nghĩa. Nó đòi hỏi sự chung thủy một cách tuyệt đối của những người đàn ông.
Người Mông vùng Đông Bắc và Tây Bắc còn có tục cướp vợ. Tuy gọi là cướp vợ, bắt vợ nhưng trong bản nguyên của phong tục này cướp vợ chỉ là hình thức để thể hiện tình yêu nồng cháy của thanh niên nam nữ. Tục cũng thể hiện khát vọng về hạnh phúc gia đình cháy bỏng của nam - nữ yêu nhau. Cao hơn nó thể hiện tình người, tình yêu của con người với con người trong khó khăn. Trong Lặng yên dưới vực sâu, Súa
và Vừ yêu nhau say đắm nhưng nhà Vừ nghèo quá, không có đủ tiền để cưới vợ. Thế nên vì yêu và thương Vừ mà Súa đã “đồng ý cho Vừ cướp về làm vợ” để “Vừ khỏi