Thời gian sự kiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của đỗ bích thúy (Trang 82 - 87)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Thời gian sự kiện

3.2.1.1. Thời gian sự kiện lịch sử

Theo Giáo sư Trần Đình Sử, thời gian sự kiện lịch sử “được đánh dấu bằng các sự kiện lên ngôi, niên hiệu, chiến tranh, nội chiến, ngày giải phóng, ngày hòa bình, ngày cách mạng, các đổi thay trong chính sách làm đổi thay cuộc sống và số phận của nhiều người” [36, tr.67].

Là người phụ nữ được sinh ra từ dòng Nho Quế, Đỗ Bích Thúy vì thế gần gũi, gắn bó sâu nặng với cuộc sống, văn hóa và con người của những dân tộc Mông, Tày, Dao trên bản thượng. Đó là lí do vì sao cảm hứng sáng tác của chị bắt nguồn chủ yếu từ những dung dị đời thường, rất ít âm hưởng hào hùng mang phong cách sử thi, kể cả khi chị viết về đề tài chiến tranh thời hậu chiến. Ở cảm hứng nhân văn đời thường, điều này, Đỗ Bích Thúy rất gần với Tô Hoài. Trong một số tiểu thuyết của mình Đỗ Bích Thúy đã sử dụng những mốc lịch sử cụ thể tạo cho truyện thời gian chân thực.

Tiểu thuyết Cánh chim kiêu hãnh sử dụng nhiều yếu tố lịch sử hơn cả. Tuy nhiên, ở tác phẩm này, thời gian sự kiện lịch sử gần như song hành cùng thời gian sự kiện đời tư. Trục chính của thời gian sự kiện lịch sử trong Cánh chim kiêu hãnh là

những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, đuổi Nhật ở Hà Giang, giai đoạn nửa đầu những năm 40 của thế kỉ trước. Đó là chuyện về những người thanh niên thôn bản vùng cao sôi nổi đi theo Việt Minh đánh giặc, ban ngày đi làm, tối đến tắt bếp đi ngủ nhưng nửa đêm không ai bảo ai tất cả đều thức dậy, bí mật rèn đao, rèn súng. Nhân vật chính trong tiểu thuyết là Mai - một người phụ nữ Tày tham gia kháng Nhật, chống Pháp ở Hà Giang. Tác giả lý giải trong buổi giới thiệu sách: "Tôi thường viết về Hà Giang, nhưng lịch sử vùng đất ấy thì tôi chưa hề viết. Nhân vật chính được tôi lấy nguyên mẫu từ một nhân vật có thật tham gia cách mạng ở Hà Giang. Do quá ấn tượng với người phụ nữ đó mà tôi đã xây dựng ý tưởng và viết nên Cánh chim kiêu hãnh”. Thời gian lịch sử tái hiện một giai đoạn đầy đau thương nhưng rất kiêu

hùng của người dân vùng cao. Sự kiện lịch sử đã tái hiện một thời không khí cách mạng sục sôi trên miền núi nói chung và với Mai nói riêng. Giặc Pháp - Nhật điên cuồng tàn phá phá ngô trồng thuốc phiện. Điều đó đã khiến nỗi uất hận trong người Tày, người Nùng dâng lên ngút trời. Với Mai, nợ nước và nhất là thù nhà giống như một mồi lửa làm bùng lên ngọn lửa căm thù, thôi thúc bước chân người con gái có

giấc mơ làm con chim đại bàng, hăng say đi theo cách mạng. Mai được đưa lên vùng Mèo để đảm bảo an toàn, được giao làm cô giáo cho một lớp học người Mông vì Mai biết tiếng Mông, hiểu tiếng Việt lại thông thạo đường lối của Đảng. Ban ngày Mai mở quán nấu rượu, bán rượu, ban đêm lên núi dạy học. Thời gian hoạt động cách mạng sôi nổi nhưng không thể cuốn Mai ra khỏi nỗi nhớ chồng nhớ con và thương mẹ già. Nhưng với tâm niệm “làm sao để không ai bị đói, bị chết” Mai nén nỗi riêng, dốc lòng cho cuộc cách mạng của dân tộc. Cuối cùng Mai đã hi sinh vào cuối tháng 4 năm 1945, khi phong trào cách mạng đang phát triển rầm rộ trên cả nước và trước ngày Tổ quốc giành lại độc lập không xa: “Vậy là cuộc đời một người con gái Tày đã trôi qua, Mai đành phải để lại tất cả, không mang gì theo mình được nữa. Cả Sinh, cả Dí… Mai đi theo Chúng, đi theo mẹ chồng, Mai đã hóa thành một con đại bàng với sải cánh dài, liệng trên bầu trời cao” [46, tr.156].

Tiểu thuyết Đỗ Bích Thúy trên nền tảng cái đã qua của lịch sử, sau độ lùi 70 năm trong Cánh chim kiêu hãnh, những cánh chim kiêu hãnh và những con người vùng cao những năm kháng chiến của dân tộc đã hiện lện toàn diện và tạo được ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả.

Thời gian lịch sử dù không cụ thể nhưng cũng được nói đến trong tiểu thuyết

Bóng của cây sồi. Ở vùng đất địa đầu của Tổ quốc xa xôi heo hút gió giờ đây không

còn bình lặng nữa mà đã bị xáo trộn bởi những hủ tục, lề thói cổ xưa và những lành dữ, hay dở do cơn bão kinh tế thị trường mang đến. Tất cả cộng lại đã tạo nên bi kịch tình yêu và hôn nhân của cuộc đời Kim, Phù, Mai. Cuộc đời Kim bị vùi dập tan nát giữa hai dòng lũ. Dòng lũ kỳ thị lạc hậu của muôn đời còn lưu lại và dòng lũ kinh tế thị trường không kém phần dữ dội hôm nay. Bi kịch bị chối bỏ quyền làm người, bi kịch tình yêu, bi kịch tha hóa của Kim là hệ quả tất yếu của sự giao thoa giữa những giằng níu của những lề thói xưa cũ và sự đùn đẩy, tác động của cơ chế kinh tế thị trường hôm nay. Điều đó cũng làm sản sinh ra một loại người tham lam và cơ hội, hiện thân của cái xấu, cái ác như Cường. Đây là một loại người sẵn sàng làm hại người khác để đạt được lợi ích riêng của mình. Hơn thế nữa, nó dám làm nhiều chuyện thất đức để kiếm tiền và giành giật địa vị. Ba nhân vật điển hình ấy đại diện cho những dạng người đang tồn tại trong cộng đồng xã hội miền núi ở phía Bắc hiện nay. Nó vừa phản ánh cuộc sống của vùng đất ấy vừa mạnh dạn đặt ra một số vấn đề cần phải giải quyết trước mắt và lâu dài về kinh tế xã hội mới.

Như đã nói ở trên, với Đỗ Bích Thúy, chị sáng tác chủ yếu từ cảm hứng đời tư nên thời gian lịch sử không nhiều. Trong Chúa Đất thời gian lịch sử không thật cụ

xa khi các chúa đất còn thống lĩnh và mặc sức làm mưa làm gió ở vùng cao, đời sống người dân vì thế bị áp bức đến tận cùng bất hạnh. Lặng yên dưới vực sâu là câu chuyện của cuộc sống sinh hoạt đời thường, của tình yêu đôi lứa có thể xảy ra ở thời xưa, cũng có thể là thời này. Nhìn chung tác giả đã xóa nhào đi ranh giới của thời gian, khiến tác phẩm là câu chuyện của muôn thời, muôn người trên dẻo cao. Thời gian lịch sử trong tiểu thuyết miền núi của Đỗ Bích Thúy dù không nhiều, nhưng đã góp phần thể hiện cái nhìn toàn vẹn của nhà văn về cuộc sống và con người trên rẻo cao. Qua đó nhà văn thể hiện tất cả tấm lòng son đỏ của mình với mảnh đất tình yêu của chị ở một diện mạo, góc nhìn mới.

3.2.1.2. Thời gian sự kiện đời tư

Thời gian sự kiện đời tư là một tiểu loại thời gian nghệ thuật. Đó là thời gian mà các sự kiện của cuộc đời nhân vật được sắp xếp theo một trình tự thời gian cụ thể trong tác phẩm. Thời gian sự kiện đời tư có thể được sắp xếp theo trật tự thời gian tuyến tính trước sau, từ khi xuất hiện ở đầu cho đến cuối tác phẩm, nhưng cũng có thể được tác giả tổ chức theo kiểu thời gian gấp khúc, có sự giãn cách hoặc đảo ngược thời gian. Trong tác phẩm của Đỗ Bích Thúy, thời gian sự kiện đời tư được sử dụng linh hoạt, khéo léo. Có thể trong một tác phẩm chị kết hợp nhiều loại thời gian sự kiện đời tư: thời gian tuyến tính kết hợp với thời gian giãn khúc, thời gian đảo ngược để phù hợp với từng nhân vật.

Thời gian sự kiện đời tư tuyến tính được thể hiện khá rõ nét trong tiểu thuyết

Cánh chim kiêu hãnh qua cuộc đời nhân vât chính, cô gái Tày tham gia hoạt động cách mạng tên Mai. Cánh chim kiêu hãnh gồm 170 trang, phân ra 25 phần. Xoay

quanh cuộc đời của Mai, cách sắp đặt thời gian và sự kiện tuân theo tuần tự trước- sau. Phần 1 là cuộc gặp gỡ giữa Mai và Chúng, họ nên duyên vợ chồng. Phần 2-3, kể về thời gian Mai về làm dâu, tình vợ chồng mặn nồng, hạnh phúc. Từ phần 4-5-6-7, là hình ảnh của Mai mang chiếc bụng bầu rồi sinh con khi Chúng bí mật tham gia cách mạng và hi sinh. Phần 8 đến phần 25 là những những biến cố trong cuộc đời Mai gắn liền với quá trình họạt động cách mạng, kết thúc là sự hi sinh anh dũng của Mai.

Như trên đã nói, nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng thời gian sự kiện ở tác phẩm này là sự kiện cá nhân hòa chung những sự kiện của cộng đồng được kể theo trục thời gian tuyến tính. Các sự kiện chủ yếu được ghi lại theo từng dấu mốc trong cuộc đời Mai cũng như sự kiện lịch sử và có ghi rõ thời gian cụ thể như: Sự kiện lịch sử đầu tiên:“Cái chết của Chúng cộng với việc bọn Pháp tịch thu ruộng đất (ở Bản Tính) để lập đồn điền, bắt phá toàn bộ hoa màu, nương rẫy để trồng thuốc phiện…Từ làng trên xuống bản dưới, từ bên này sang bên kia sông cái đói đang lan tràn khắp một

vùng rừng núi phái Bắc” [46, tr.54]. Điều đó đã thôi thúc bước chân Mai quyết định đi theo cách mạng. Sự kiện lịch sử “bọn lính khố xanh có lính dõng và tổng giáp dẫn đường lại sục vào từng nhà”. Giặc quyết “Lấy đứa dâu (Mai) lên đồn nấu cơm cho quan tây…quan muốn ăn gì phải cho các quan ăn bằng được, kể cả đấy không phải là cơm”[46, tr.67], kết hợp sự kiện mùa đông năm 1943 khi lão bang tá tìm thấy một cuốn sách nhỏ giấu trong“cái lỗ rất bé, đen ngòm đầy bồ hóng” đã tạo nên một bước ngoặt trong cuộc đời của Mai. Mai được đưa lên vùng Mèo để đảm bảo an toàn. “Đầu tháng 3 năm 1945, Việt Hưng triệu tập cuộc họp ủy ban khu Đường Thượng, bàn chủ trương khởi nghĩa [46, tr.154]. Mai hoạt động cách mạng sôi nổi, cùng bàn kế sách đánh giặc cùng với anh em chỉ huy. Tháng 4 năm 1945, Mai hi sinh. Như vậy, sự kiện lịch sử được hòa với sự kiện đời tư đã đã tái hiện một thời oanh liệt trong cuộc đời của Mai. Sử dụng thời gian tuyến tính có chen quá khứ, lịch sử vào hiện tại một cách khéo léo khiến câu chuyện kể tránh được sự đơn điệu, tạo sự hấp dẫn.

Dạng thời gian sự kiện đời tư theo kiểu tuyến tính này được thể hiện trong cả cuộc đời của nhân vật Súa trong Lặng yên dưới vực sâu. Sự kiện đời tư của nhân

vật Súa được trải dài trong 167 trang gồm 7 chương. Có thể thể tóm lược trong những biến cố chính trong cuộc đời nhân vật như sau:

*Súa bị Phống cướp về làm vợ. Đau khổ vì tình yêu với Vừ tan vỡ, Súa đã hai lần tìm đến cái chết nhưng không thành (phần 1).

* Súa xác định phải quên Vừ và dần chấp nhận cuộc sống với Phống(phần 2-3). * Súa cam chịu nhưng vẫn vô cảm trước Phống. Cả ngày Súa không cười, cũng không nói. Ngay cả khi vợ chồng gần gũi, Súa lúc lạnh ngắt, lúc như cục đất phơi bảy ngày nắng, lúc mắt mở trừng trừng, lúc nhắm chặt... khiến Phống như phát điên. Phống chửi bới, đánh đập Súa (phần 4-5).

* Súa phát hiện mình có con, Xí và Vừ chuẩn bị cưới. Phống ngày càng sa đà vào rượu chè, đay nghiến, dằn hắt Súa. Cuộc sống của Súa ngày càng nặng nề, đau khổ (phần 6).

* Súa tận mắt chứng kiến Phống và Chía phản bội. Đau khổ tột cùng, cô định buông bỏ tất cả để mang con trốn cùng Vừ. Phống phát hiện ra mình không phải con ruột của ông Dìn, tìm đến cái chết để kết thúc bi kịch. Súa từ bỏ ý định đi cùng Vừ.(phần 7)

Với cách sắp xếp thời gian sự kiện đời tư theo lối tuyến tính như vậy,cuộc đời của nhân vật xuôi chạy một chiều, mênh mang dằng dặc như một dòng sông. Nhà văn đã giúp người đọc có cánh nhìn toàn diện về cuộc đời đau khổ của nhân vật, qua đó

thể hiện cái nhìn và tấm lòng ưu ái về cuộc sống của những người dân vùng cao đương đại.

Trong tiểu thuyết Bóng của cây sồi, nhà văn lại tổ chức thời gian sự kiện đời tư của nhân vật Kim theo lối đảo ngược.

* Tác phẩm mở đầu bằng cảnh Kim bị trưởng thôn Phù với chiếc xe đạp cà tàng luôn bị trật xích áp tải lên uỷ ban xã Thanh Vân để giải quyết vụ ăn trộm máy bơm. Phù lại thấy day dứt vì sợi chỉ trắng trên cái váy đen cứ nhứ siết vào tâm can Phù. Điều đó khiến người đọc tò mò về nhân vật Kim - Phù.

* Sau đó, nhà văn đưa người đọc đến với những câu chuyện về bà, về mẹ vàsự ra đời Kim.Hé mở bi khịch của cuộc đời một tội nhân mang tên “Dòng máu đen do” kì thị, định kiến mang lại.

* Mẹ chết, Phù - người Kim yêu tha thiết - lấy vợ. Kim đau khổ bỏ làng ra đi. * Kim trở về làng với đứa con trong tay khi Lao Chải chuyển mình dữ dội trong thời buổi kinh tế thị trường. Kim bị bắt và bị đi cải tạo về tội “cho người lạ ngủ trên giường”.

* Cải tạo về, Kim lại phải ăn cắp vì con ốm, rồi bị phạt tiền. Kim muốn yên ổn làm ăn nhưng đã nhục nhã ê chề vì bị ké Sành sàm sỡ. Cuối cùng, Kim lại bồng con ra đi, phủ nhận gay gắt cuộc sống hà khắc đã bóp chết hạnh phúc, ước mơ của con người. Với cách sắp xếp thời gian sự kiện đời tư này, Bóng của cây sồi luôn mang đến cho người đọc sự hồi hộp, muốn khám phá nhân vật và tác phẩm.

Nằm trong mạch thời gian sự kiện đời tư được kết cấu theo lối giãn cách, đảo ngược, cuộc đời bà Cả trong Chúa đất cũng là một ví dụ tiêu biểu. Mở đầu tác phẩm là hình ảnh bà Cả lầm lũi, cam chịu trong dinh thự nhà chúa đất. Khi chúa đất lấy vợ Tư, hình ảnh của bà Cả đau khổ ẩn hiện trong nỗi nhớ về những ngày hạnh phúc xa xôi khi bà và Chúa Đà mới cưới. Chúa Đà gọi bà lên ăn cùng và bà Cả đáng thương trong niềm hạnh phúc vô bờ khi nhớ ra rằng sau ba mươi năm làm vợ, bà mới ăn chung với Chúa Đà chưa đầy chục lần. Có lẽ, chính cảm xúc này đã thôi thúc bà giữ lại cái mình muốn giữ bằng cách bày cho Xính và Vàng bỏ trốn. Sự kiện cuối cùng là Chúa Đà biết chuyện, cho bà về với bố mẹ nhưng bà đã lựa chọn cái chết. Như vậy, trong chuỗi sự kiện đời tư của bà Cả, thời gian đã bị giãn cách bởi những kí ức của bà về quá khứ.

Các sự kiện của cuộc đời nhân vật được tổ chức đan xen giữa các phần mở đầu - kết thúc, giữa quá khứ - hiện tại, tất cả đan cài, chồng chéo không theo một chiều thời gian, tạo thành một mạch ngầm văn bản. Nó đòi hỏi người đọc phải tự giải mã, sắp xếp các sự kiện để hình dung ra mạch liên kết của câu chuyện về cuộc đời nhân vật. Sự đảo

lộn thời gian trần thuật đã tạo điểm nhấn cho truyện, vừa tạo sự mới mẻ, khơi gợi trí tò mò vừa tạo môi trường để nhân vật và nhà văn bộc lộ trọn vẹn, sâu sắc suy nghĩ, hành động, tình cảm của mình.

Như vậy, thời gian sự kiện là một trong những yếu tố không thể thiếu trong thế giới nghệ thuật của nhà văn. Nó chi phối thế giới nhân vật, giúp nhân vật bộc lộ mình đầy đủ, trọn vẹn hơn, giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc, đa chiều về nhân vật và gợi mở suy nghĩ của người đọc về nhiều vấn đề của đời sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của đỗ bích thúy (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)