Không gian thiên nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của đỗ bích thúy (Trang 74 - 82)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.2. Không gian thiên nhiên

3.1.2.1. Không gian thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ và khắc nghiệt

Đến với thế giới nghệ thuật của Đỗ Bích Thúy, người đọc được tiếp xúc với không gian núi rừng kỳ vĩ, hoang sơ và bí hiểm. Thiên nhiên gây ấn tượng mạnh với độc giả.

Trong Bóng của cây sồi đưa người đọc đến với trập trùng núi non:“nhìn qua sông chỉ thấy núi đập vào mắt. Núi chồng lên núi, từng lớp một. Mùa đông, sương mù phủ kín, phải có gió thật mạnh mới xua đi dần, để lộ ra núi mẹ núi con”[42, tr.100]. Cách miêu tả giàu hình ảnh của nhà văn khiến chúng ta cảm nhận sự trùng điệp nói tiếp nhau thành dải bất tận, với những dáng vẻ khác nhau đầy cheo leo hiểm trở của những dãy núi trên vùng cao nguyên đá Hà Giang. Núi đá và vực sâu cao nguyên trở thành nét đặc trưng của một vùng đất trong Lặng yên dưới vực sâu. Cảm giác sống giữa không gian hùng vĩ, chênh vênh giữa một bên núi đá một bên vực sâu sẽ là một trải nghiệm đáng nhớ khi đến với tiểu thuyết của Đỗ Bích Thúy: “Trên U Khố Sủ này, nhiều nhất chỉ là núi với vực. Núi càng cao thì vực càng sâu. Có những cái vực mà bò dê nhỡ có xảy chân rơi xuống thì chẳng ai nghĩ đến việc dám xuống đấy mà tìm

[49, tr.148], những vực sâu hun hút trùng điệp lúc nào cũng như rình rập con người: “Miệng vực mở ra như bóng đêm. Bên kia vực, vách đá dựng thẳng tắp”. Tiểu thuyết

Chúa đất cũng góp phần làm phong phú sự hùng vĩ, hiểm trở bậc nhất của thiên nhiên miền núi: “Đường Thượng là một thung lũng kỳ lạ. Giữa điệp trùng núi đá hiểm trở, nhọn hoắt lại có một thung lũng mượt mà, óng ả như một cô gái Mông đến tuổi dậy thì ngụ ở đó”[47, tr.83]. Cánh chim kiêu hãnh lại tạo nên một không gian rợn ngợp, hoang sơ bởi âm thanh của loài chúa tể sơn lâm: “Đêm không trăng. Chỉ có vài ngôi sao le lói tít trên trời cao, phía sau những tán cây cổ thụ. Làng im phăng phắc, đến cả chó cũng không sủa. Lâu lâu, từ trong rừng đại ngàn vọng ra tiếng hổ gầm, đập vào vách núi ùm ùm"[46, tr.34]. Bằng con mắt tinh tế, nhà văn đã quan sát một cách kĩ lưỡng cẩn thận và tạo nên những nét vẽ khỏe khoăn khiến đọc giả choáng ngợp trước một không gian hùng vĩ.

Không gian miền sơn cước trong văn Đỗ Bích Thúy được khắc họa nổi bật, độc đáo qua hình ảnh những dòng sông, con nước. Nó giống như tấm phông nền đặc sắc, gợi hình khối và đường nét của thiện nhiên mà tác giả đã dựng lên bằng cả tình

yêu tha thiết. Giữa đại ngàn núi đá, dòng Nho Quế “bé như sợi chỉ dưới chân núi Mã Pì Lèng” và “dãy Tây Côn Lĩnh cao vời vợi”. Bóng của cây sồi gợi dáng hình một dòng Lô mênh mông, rợn ngợp với những khúc quanh, đường lượn và xoáy nước sắc nét: "Dòng sông trở nên vô cùng huyền bí. Mặt nước nhìn gần mới thấy rộng, bờ bên kia trở nên xa tít tắp, giữa sông nước sâu, thỉnh thoảng có chỗ xoáy xuống ùng ục. Dòng sông này là thế, luôn tiềm ẩn trong nó một sức mạnh ghê người, đâu đó, bờ bên kia hoặc bờ bên này luôn có một dòng chảy ngầm sâu hun hút" [42, tr.102]. Nhất là khi đất trời trong khoảnh khắc giao hòa sáng tối mới lộ hết những chuyển động tinh tế và vẻ đẹp lung linh của nó. Đó cũng là thời khắc thức dậy bao nỗi niềm, ẩn ức. Dòng sông miệt mài chảy ngàn năm giữa bạt ngàn núi đá ấy không phải đơn thuần chỉ là dòng chảy tự nhiên. Nó hiện lên như một dòng thiêng mà người Lao Chải tôn thờ bằng tất cả sự tôn kính: “Sông Lô quanh năm đục ngầu, dòng nước suối từ Lao Chải chảy ra lại xanh biếc. Ở chỗ hai dòng nước hòa vào nhau có một đường biên ngoằn ngoèo.Chính chỗ ấy thuyền ra sông không được qua lại. Thế nào cũng phải tránh đi. Người già bảo đây là nơi dừng chân của thủy thần. Người trần chèo thuyền qua đấy là phạm thượng, là tội lớn”[42, tr.23].

Cũng chính sự khắc nghiệt của tự nhiên vùng cao đã tôi luyện cho con người nơi đây sự dẻo dai và bản lĩnh kiên cường. Người đàn ông vùng cao từ khi còn là một đứa trẻ đã trải qua biết bao lần bị ném xuống dòng nước chảy xiết để rồi lớn lên khỏe mạnh, cứng cáp như con trăn trên rừng, như con cá nheo dưới nước: “Sống bên dòng sông này, những người đàn ông như Phù đều đã từng trải qua những lần bị ném xuống dòng nước chảy xiết. Ném một lần, chìm, ném hai lần. Lần năm, lần sáu, lần mười đến khi nào đưa được cái đầu nổi lên mặt đất mới thôi”[42, tr.104]. Người đàn ông Mông “tập đi, cưỡi ngựa, chăn bò và chết đi trên những mép vực, không bao giờ bị trượt chân…Vừ leo lên một cái cây to, chênh vênh trên mép vực, ngồi xuống một cái cành chìa ra. Dưới chân Vừ là vực sâu thăm thẳm”[49, tr.147].Thiên nhiên vùng núi còn ám ảnh người đọc bởi sự khắc nghiệt của thời tiết với hoang vu gió, tầm tã mưa, mênh mông sương mù và cả thời tiết khô hạn, đất đai cạn kiệt trong giá rét thấu xương cùng sự dữ dằn của sương muối. Chúa đất đưa người đọc bước vào một

không gian thiên nhiên bị che phủ bởi sương mù :“Trời buổi sáng mở âm u như sắp tối đến nơi.Miệng vực này chỉ là một dòng sông đầy sương mù. Sương đặc quánh như có thể thả thuyền mà trèo đi được”[47, tr.159]. Đến với tiểu thuyết của Đỗ Bích Thúy, người đọc được ngắm những bản làng với những bếp lửa trăm năm không bao giờ tắt nhưng cũng không thể xua tan màn sương mù dầy đặc và những đường cua uốn lượn dưới chân những dãy núi đá trùng điệp xa xa chìm khuất trong sương mù.

Người đọc sẽ thấy mình như đang ở nơi có thể chạm đến bầu trời. Với việc sử dụng các câu văn trần thuật ngắn gọn và súc tích, vừa miêu tả được độ sâu hun hút, lại mô tả được cả sự mờ ảo của làn sương đậm đặc che khuất tầm nhìn cùng với cái lạnh giá bất giác thổi đến, một bức tranh tĩnh đã hiện lên với đầy đủ cảm giác lạnh lẽo, chon von hiểm trở và đầy hiểm nguy của núi rừng Hà Giang. Còn Bóng của cây sồi cho

người đọc tìm về chốn núi rừng phía Bắc một thế giới với những đỉnh núi sương giăng cao chót vót, những vực sâu hun hút gió gào: “Gió từ Thượng nguồn về, chạy trên mặt sông như chạy trong cái ống thổi vào bếp lửa, nên ngọn gió lúc tập phòng mạch lúc thúc bên sườn... gió vẫn chạy ào ào, rứt từng nắm lá khô, hoa vàng đem xuống dòng chảy”[42, tr.103]. Gió đại ngàn trong Bóng của cây sồi góp phần không nhỏ để hoàn thiện một không gian dữ dội của vùng núi: “ruộng bậc thang nứt nẻ, trống trơn, gió mạnh đuổi nhau, vẽ từng gốc rạ khô khốc kêu loạt soạt”. Cái lạnh của gió ở thời khắc chuyển mùa trong Chúa đất đã lột tả phần nào sự khắc nghiệt của

thời tiết: “Một cơn gió lạnh ùa tới. Mùa đông năm nay kéo dài, nuốt hết cả mùa xuân”[47, tr.119]. Gió miền sơn cước lúc nào cũng dữ dội với những âm thanh gằn gào đe dọa con người: “Gió ù ù từng cơn liên tục…gió đang thổi từng cơn, từng cơn, xuyên qua thung lũng, lướt trên ngọn những cây anh túc đang nở hoa”[47, tr.43]. Có lúc gió và mưa cùng nhau làm nên một bản hòa tấu mãnh liệt của rừng già: “Trời đang mưa. Những hạt mưa to tướng rơi đau cả người. Thêm gió rít từng cơn liên tục…Trời mưa to làm nước dội xuống mạnh như một con suối hung dữ, cuốn phăng tất cả cành cây lá”[47, tr.31]. Vực sâu vẫn hun hút, gió cứ rít còn cuộc sống thì như đang dừng lại tại thời khắc giao mùa: “Những cơn mưa dầm chưa dứt thì gió lạnh. Thung lũng Lao Chải đang bắt đầu những ngày khó chịu nhất trong năm. Rừng đại ngàn chuyển từ một màu xanh sẫm sang màu úa vàng rồi lốm đốm trắng bạc, cuối cùng là thi nhau trút lá. Nước trong khe núi chảy ra cũng đẫm mùi lá rừng, đun mãi mà không hết. Sông Lô cạn dần…Rừng ngủ. Cây cối ngủ. Thú hoang ngủ. Đất đai ruộng nương cũng ngủ”[42, tr.207]. Có lẽ chỉ có thiên nhiên trong trang văn của Đỗ Bích Thúy mới có mùi phân bò, mùi hoai mục đặc trưng như vậy.

Là một cây bút có nghề, đặc biệt có sở trường về đề tài miền núi, Đỗ Bích Thúy đã dựng lên trong trang viết khung cảnh khó quên của vùng cao nguyên đá, hoang sơ, hùng vĩ và dữ dội. Có lẽ bắt nguồn từ cảm hứng về không gian dữ dằn này mà ba trong bốn nhan đề tiểu thuyết viết về miền núi của Đỗ Bích Thúy là hướng về thiên nhiên. Nhan đề Cánh chim kiêu hãnh gợi mở một không gian vũ trụ rộng lớn. Nơi đó là trời cao, mây rộng, là rừng thẳm…Chỉ như thế mới đủ chỗ để cánh chim đại bàng dũng mãnh vùng vẫy với khát vọng tự do của mình, giống như con người Hà

Giang khô cằn sỏi đá chẳng thắng nổi ý chí và sức người bền bỉ qua phong ba. Còn

Bóng của cây sồi là một khúc tráng ca về một loài cây không phải tùng, bách mà vẫn

kiên cường, hiên ngang rủ bóng, che phủ Lao Chải hàng trăm năm: “Ở đây rất nhiều sồi. Sồi mọc khỏe khoắn và kiêu hãnh từ rừng trở ra cho đến sát nương đồi trồng lúa và sắnCây sồi bằng tuổi bố nhưng ngày càng chắc chắn vững chãi, ngày càng nhiều lá xanh. Tám mươi năm nay không thiên tai nào làm nó gục ngã…Leo qua ba ngọn núi nhìn về không thấy Lao Chải, không thấy cả khói bếp bay lên nhưng ngọn cây sồi thì vẫn nhìn thấy. Cây sồi cao nhất, nhiều chim đến làm tổ nhất trong số những cây cổ thụ có mặt trong làng, ngoài làng [42, tr.36]. Thời gian qua đi, con người đã trưởng thành nhưng không ai có thể vượt ra ngoài bóng của cây sồi: “Ngay cả anh (Phù), người đàn ông duy nhất của dòng họ, cũng không qua được nó, không vượt qua được cái ranh giới mà bóng của cây sồi in xuống vùng thung lũng này”[42, tr.1]. Hình ảnh cây sồi không sợ gió, không sợ sâu mọt, không sợ mưa, không sợ sấm sét là ẩn dụ cho khí chất của người đàn ông Tày, Dao ở Lao Chải. Nếu như Cánh chim kiêu hãnh và Bóng của cây sồi mở ra một không gian cao, rộng thì Lặng yên dưới vực sâu lại đưa ta xuống tận cùng chiều sâu của vực thẳm và bóng tối. Nơi đó tưởng

chừng như ghê rợn nhưng lại là chốn dừng chân an yên nhất cho những kiếp người mệt mỏi, bế tắc trước bão giông của cuộc đời. Cánh chim kiêu hãnh và Bóng của cây sồi khiến người ta phải ngưỡng vọng đầy trân trọng thì Lặng yên dưới vực sâu

lại khiến ta phải cúi xuống đầy xót xa. Nhan đề ba tác phẩm gợi mở chiều kích của không gian ba chiều: chiều cao vời vợi, chiều rộng mênh mông và chiều sâu thăm thẳm. Đó cũng chính là hồn cốt của không gian thiên nhiên vùng cao nguyên đá Hà Giang. Có thể nói, bằng sự quan sát và cảm nhận tinh tế trong tình yêu thiên nhiên đất nước tha thiết, Đỗ Bích Thúy đã mở ra một không gian miền sơn cước hoang sơ tuyệt đẹp và mỗi lần đọc tác phẩm của chị là người đọc được thêm một lần khám phá.

Dọc theo từng trang tiểu thuyết về miền núi của Đỗ Bích Thúy người đọc được đi trên những con đường dài men theo sườn núi của Hà Giang khiến chúng ta như đang được trải nghiệm trong những cuộc hành trình vượt đèo, leo núi, tắm mưa giữa đại ngàn nơi địa đầu Tổ quốc, đẫm mồ hôi, mỏi mệt nhưng cũng hân hoan niềm sảng khoái khi tận hưởng cảm giác thư thái giữa thiên nhiên nguyên sơ. Với lối miêu tả ấn tượng, thiên nhiên miền núi vốn đã hoang sơ kì bí lại càng trở nên bí hiểm hơn trong tác phẩm của Đỗ Bích Thúy. Nó trở thành một miền đất mà ai cũng muốn một lần đến để khám phá. Có người đến và chẳng muốn rời đi.

3.1.2.2.Không gian thiên nhiên trữ tình, lãng mạn

Hà Giang không chỉ lôi cuốn bởi núi non trùng điệp, hùng vĩ mà còn làm say đắm lòng người bởi những mùa hoa, những bản làng ấm áp, tươi vui, nơi mà mỗi địa danh đều gắn với các câu truyện dân gian được kể từ bao đời về tình yêu và sự hy sinh. Miêu tả thiên nhiên trong chính hình dung và ngôn ngữ của con người miền núi, Đỗ Bích Thúy khiến người đọc phải ngẩn ngơ về sự tinh tế và vẻ đẹp của thiên nhiên miền sơn cước. Các loài hoa mang đặc trưng của miền rẻo cao được Đỗ Bích Thúy dành tình yêu và sự quan tâm nhiều hơn cả. Chị tập trung bút lực để làm bật lên vẻ đẹp và cái hồn riêng của mỗi loài hoa. Giữa đại ngàn núi đá, hoa mận nở ở Hà Giang như vẽ thêm hương sắc cho một mùa xuân thật đẹp: Trời đang hửng nắng lên, cái rét buốt đến tận xương đã tan dần đi. Hoa mận trong rừng nở tung, trắng sáng, lá xanh cũng đã bật lên đầy cành” [47, tr.280].Hoa xen cùng đá trong một khung cảnh cổ tích khiến ta ngỡ như vừa lạc vào chốn bồng lai nơi hạ giới. Cũng trong Chúa đất, sắc màu của hoa cúc đỏ như một điểm nhấn trong bức tranh thiên nhiên lãng mạn, gây ấn tượng độc đáo cho người đọc: Trên đất, những chiếc lá cỏ ướt sũng, từ từ vươn lên để đón ánh nắng ấm áp. Hoa cúc đỏ bắt đầu nở, từng bông một. Những bông cúc đỏ li ti, mọc sâu dưới chân những tảng đá, nhô lên mặt đất qua kẽ lá" [47, tr.110]. Cảnh sắc thiên nhiên vô cùng sống động, sức sống như đang cựa mình ứa ra ở từng cảnh vật. Đá vô tri vô giác nhưng cũng cùng hoa và lá bon chen tranh giành sự sống. Hoa cùng lá vươn lên để đón nhựa sống từ mặt trời. Trên nền màu xám của đá, màu xanh của lá, hoa cải bừng lên một sắc đỏ kiêu kì. Là một người con sinh ra từ núi rừng, Đỗ Bích Thúy không quên dệt vào bức tranh thiên nhiên đẹp của mình trong

Cánh chim kiêu hãnh loài hoa không thể thiếu của miền cao nguyên đá, hoa anh túc. “Nương thuốc phiện đang ra hoa,rực rỡ chưa từng thấy. Trên vùng núi, hình như không có loài hoa nào nở đẹp như loài hoa chết người này[46, tr.38]. Hoa anh túc trong Chúa đất cũng bạt ngàn một sức sống:“xuôi theo hai triền thung lũng, hoa anh túc cuối mùa vẫn đang đẹp rực rỡ. Mấy hôm nữa hoa rụng hết, quả xanh sẽ thay chỗ. Trời mùa đông lạnh đến mấy, anh túc vẫn cho ra hoa đậu quả” [47, tr.75]. Cánh chim kiêu hãnh là một không gian anh túc đang kì nở rộ đã phô diễn trọn vẹn vẻ đẹp

rực rỡ của nó:"Hai bên đường, anh túc đang độ nở hoa. Những bông hoa tím hồng trong bóng đêm trông như màu đen thẫm" [46, tr.114]. Cánh chim kiêu hãnh mang

đến một không gian thiên nhiên với vẻ lãng mạn đầy nữ tính của loài hoa bạch yến:

Đêm đầu tháng, trăng như cái liềm cong cong treo trên ngọn cây nghiến cổ thụ cuối đường. Gió nhẹ nhẹ thổi. Mùi hoa bạch yến ở đâu đó ven đường tỏa ra thơm ngát"

hồng sẫm, lẫn vào mây mờ làm xao xuyến lòng người. Khi mùa xuân về, cao nguyên đá Hà Giang thay màu áo mới, hoa cải vàng nở khắp sườn đồi, hoa ngập tràn thung lũng, hoa lan vào cả những bản làng nhỏ bé, khoe sắc bên những căn nhà tường trình dưới chân núi hùng vĩ hay dưới những quả đồi hoang vu trong Chúa đất đã dẫn dụ người vào chốn bồng lai tiên cảnh giữa hạ giới: "Con sông này chạy giữa một bên là vách núi dựng đứng, một bên là mảnh đất bồi hẹp đầy phù sa. Đây là nơi duy nhất không trồng anh túc mà để trồng cải...Hoa cải vàng óng, ong đậu chĩu cành hút

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của đỗ bích thúy (Trang 74 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)