Thời gian tâm lí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của đỗ bích thúy (Trang 87 - 104)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Thời gian tâm lí

3.2.2.1.Thời gian quá khứ

Bên cạnh thành công trong việc xây dựng thời gian sự kiện, Đỗ Bích Thúy cũng rất thành công trong việc khắc họa thời gian tâm lý của nhân vật với các chiều thời gian quá khứ, hiện tại, tương lai và thời gian đồng hiện.

Thời gian quá khứ là thời gian đã xảy ra so với hiện tại của nhân vật, thường được biểu hiện qua dòng hồi ức, hồi tưởng của nhân vật. Đó là những dòng hồi ức triền miên của nhân vật đầy những tâm trạng vui buồn, những mơ ước mộng mị vẩn vơ, những ám ảnh, ám thị mơ hồ mà nhân vật khó nói ra. Đỗ Bích Thúy đã đi đến tận cùng của cảm xúc, tâm tưởng của các nhân vật trong quá khứ để từ đó bộc lộ họ một cách đầy đủ, sâu sắc nhất. Vì thế, nhiều nhân vật của chị không phải là nhân vật hành động mà là nhân vật tâm tưởng với sự vận động tâm lí hết sức tinh tế.

Trong tiểu thuyết Cánh chim kiêu hãnh, thông qua việc miêu tả thời gian quá khứ của nhân vật, Đỗ Bích Thúy đã khắc họa cả một nỗi niềm với bao ẩn ức của cuộc đời Mai. Nhà văn đã khám phá tận đáy sâu dòng tâm tưởng của Mai để bật lên tiếng nói của tình yêu không thể diễn tả thành lời: “nhớ đêm đầu tiên...Như thể còn có cả hơi thở dồn dập, nóng rực phả bên tai. Gương mặt đầy râu nữa, hối hả úp vào cổ, vào ngực Mai"[46, tr.124]. Sau những tháng ngày dứt áo ra đi tham gia cách mạng, tưởng như khoảng cách về thời gian, không gian sẽ làm Mai vơi đi nỗi nhớ chồng. Nhưng sâu thẳm trong trái tim Mai, Chúng chưa từng chết. Âm dương cách biệt nhưng những kí ức, cảm xúc khi gần gũi chồng vẫn vẹn nguyên và chân thực đến gai người: “còn có cả tiếng cười rinh rích và giọng nói không giấu nổi thèm khát của Chúng nữa: thèm thịt quá đi mất cho chồng ăn thịt cái nào. Và Mai thì sẵn sàng dâng hiến" [46, tr.124]. Chính điều đó khiến “bao nhiêu cảm xúc đột ngột ùa về căng cứng, bóp nghẹt lồng ngực Mai. Thiếu chút nữa thì Mai đã gào lên" [46, tr.124]. Cũng vì thế mà Sinh (người đồng đội cũng rất yêu Mai) đã cảm thấy, Mai gần trong gang tấc nhưng nhìn vào đôi mắt Mai lại thấy xa cách tựa nghìn trùng.

Không dừng lại ở đó, trên con đường cách mạng, thường trực và dày vò Mai hơn cả là chuỗi những tháng ngày nhớ con đến quặn thắt: “Hồi còn ở nhà, mỗi khi đang trên nương, tự dưng thấy sữa thấm ướt ngực áo làm Mai phải bỏ việc đấy tất tả chạy về. In như rằng, thằng Dí đang khóc ngằn ngặt. Bao giờ nó khóc thì sữa cũng chảy ướt ngực mẹ" [46, tr.82]. Càng yêu chồng, Mai càng nhớ con. Mỗi lần nhớ đến thằng con trai giống hệt bố nó, Mai lại cồn lên nhớ ánh mắt sáng đen, nhớ khuôn mặt đầy râu của chồng. Hai nỗi nhớ cồn cào cứ quấn lấy nhau, cứ thế ứ lại, dâng đầy, ngày một lớn lên bóp nghẹt tim Mai. Nhiều đêm, Mai cảm thấy có những ngày khó sống biết nhường nào. Nỗi nhớ của một người mẹ thương con, một người vợ yêu chồng, giản dị, quen thuộc không hóa đá như hòn vọng phu nhưng cũng khiến người đọc day dứt mãi khôn nguôi.

Thời gian quá khứ bao bọc nhân vật Mai còn là những kí ức ngày nhỏ của cô.Mai nhớ về tuổi thơ xót xa đầy nước mắt khi phải chia tay cha mẹ và em trai để đi ở đợ. Mai nhớ về những cay cực trong chuỗi ngày đi ở nhà lí trưởng, bị đánh, bị mắng, bị đói...Và nhiều hơn cả, Mai nhớ về những lần đi săn cùng bố. Đó là những lần Mai được bố nuôi dưỡng giấc mơ trở thành “một con chim lớn, có sải cánh dài, kiêu hãnh bay trên bầu trời cao rộng…Bố gửi gắm vào Mai rất nhiều” [46, tr.120]. Ước mơ ấy sớm hun đúc trong Mai một tinh thần quả cảm, là cơ sở bền vững để Mai bước đi trên con đường cách mạng, trả nợ nước thù nhà.

Tiểu thuyết Bóng của cây sồi lại là một miền kí ức ngập tràn nỗi nhớ của Phù dành cho Kim. Nỗi nhớ có xen lẫn niềm đau của một tình yêu tha thiết nhưng không thành. Bởi thế, nó càng trở nên day dứt, cháy bỏng với Phù và càng ám ảnh với người đọc. Phù yêu Kim nhưng lại lấy Mai vì định kiến, vì gánh nặng bổn phận với tổ tiên dòng họ của một chàng trai Dao độc đinh. Tình yêu bị kìm nén chỉ còn chỗ trú ngụ duy nhất là trong nỗi nhớ của Phù. Vì thế mà hơn lúc nào, hơn chỗ nào nó được thể hiện trọn vẹn, sâu sắc nhất. Người đọc dễ lí giải vì sao có lúc Phù quay quắt cả trong những cơn mơ: “trong giấc ngủ tụt sâu hun hút, Phù chỉ nhớ đến hai bờ vai hằn lên dưới lớp áo mỏng ướt sũng, láng máng lồng ngực phập phồng trong đêm trăng ngoài cửa sông hôm nào. Đôi bờ vai tròn, cặp vú đầy căng, tấm áo ướt, hơi nóng hắt vào người Phù”[46, tr.89]. Hình ảnh Kim không chỉ mờ tỏ quấn lấy giấc ngủ, ẩn hiện trong giấc mơ như vô thức của Phù mà còn hiện hình rõ nét ngay cả lúc Phù tỉnh. Có điều, buồn thay khi nỗi nhớ cứ khiến Phù đau đớn như tê dại, càng cố quên thì mỗi dịp nó trở lại trong đầu lại càng cồn cào: Nguy hại đến xót xa, tình yêu và nỗi nhớ ấy không chỉ làm cuộc sống của Phù đau khổ, mà nó khiến cuộc sống của Mai, vợ Phù không kém phần bi kịch. Mai dẫu đã được cưới hỏi, được mẹ chồng dẫm lên chín

bước chân trên chín bậc cầu thang nhà Phù; ăn cùng mâm, ngủ cùng giường đắp chung chăn nhưng lại vô cùng xa lạ và chẳng thể chạm tới được trái tim của chồng. Thời gian quá khứ đã cho thấy chiều sâu trong tình yêu, nỗi nhớ của Phù, giúp ta hiểu và cảm thông hơn với số phận của con người nói chung trên vùng cao khi còn nhiều định kiến lạc hậu. Những định kiến đó đã bóp chết tình yêu, giấc mơ và đưa đến những đau khổ đầy oan uổng cho con người.

Đến với Chúa đất người đọc bị lôi cuốn theo thời gian quá khứ mênh mông

của bà Cả. Bà Cả là người phụ nữ có quyền lực lớn nhất trong dinh thự của chúa Đà đã chọn cách sống cam chịu. Đổi lại cho sự hi sinh thầm lặng đó, chúa đất hoàn toàn tin tưởng và giao cho bà cai quản toàn bộ tài sản nhà chúa. Tưởng như thế đã là an yên, toại nguyện cho một kiếp người. Nhưng khi Chúa Đà đang phơi phới với dự định cưới Xính về làm vợ năm, thì bà Cả một mình với nỗi buồn dài như vô tận. Sau cuộc nói chuyện với chúa đất, bà không trở về phòng mà rẽ bóng tối đi về với miền kí ức xa xưa đến "chỗ ngày xưa đoàn đón dâu về ngang qua thì dừng lại. ..Ở chỗ này cô dâu là bà run rẩy như con mèo xa mẹ. Bà ngồi bên này, Sùng Chúa Đà ngồi bên kia đống lửa. Chốc chốc Đà lại nhìn qua, chạm ánh mắt vào má bà. Chúa đang nghĩ gì lúc ấy ai mà biết được. Nhưng ánh mắt của Đà khiến bà thấy yên tâm, như là đã nhìn thấy một chỗ thật tốt dành cho mình" [47, tr.160]. Nơi ấy, bà tìm lại được đâu đó một chút hơi ấm của hạnh phúc và một chút dư vị của tình yêu sau bao năm còn vương lại. Dõi theo bước chân và dòng kí ức của bà, người đọc nhận thấy một khao khát cháy lòng về tình yêu và hạnh phúc lứa đôi - điều mà cả đời bà kiếm tìm. Có lúc tưởng điều đó như đã bị vùi lấp trong kho bạc, trong hư danh và trong sự cam chịu. Trên đường đi đến cái chết, bà tìm đến vườn cải, nơi ghi dấu kỉ niệm đẹp của bà và chúa đất để tìm lại hạnh phúc nhỏ nhoi gửi gắm ở một miền kí ức xa xăm. Nơi đó

“chúa đất không cho trồng anh túc cũng chính là chiều theo ý bà. Bà muốn có một vườn cải thật rộng, thật xanh lúc đang mùa và thật vàng lúc cuối mùa. Chỉ vì một lý do. Lần đầu tiên bà gặpchúa đất chính là trong một vườn cải. Vườn cải của bố mẹ bà nằm ngay cạnh đường mòn xuyên qua bản. Hôm ấy, chúa đất ngang qua lúc bà đang nhổ cỏ cho mấy luống cải. Chúa đất nhìn thấy bà, dừng ngựa, hỏi mua rau cải…Bà không bao giờ quên gương mặt vuông vức của chúa đất, nụ cười sáng như nắng…Chúa đất chỉ muốn nhìn mặt người đang làm cỏ vườn cải mà thôi… Vì thế, suốt những năm làm bà Cả, bà luôn giữ dải đất này để làm chỗ gieo hạt cải"

[47, tr.272-273]. Thời gian quá khứ trở về nói lên cả một thế giới thầm kín tận đáy sâu tâm khảm của bà. Lâu nay, bà vẫn chắt gạn, nuôi nấng, chăm bẵm cái hạnh phúc nhỏ bé, hiếm hoi của mình như chăm chút đứa con trai mấy đời độc đinh. Phải chăng,

kí ức đẹp của ngày đầu gặp gỡ, của ngày cưới là lí do khiến bà có đủ sức mạnh để nhẫn nại, âm thầm như một cái bóng dâng hiến cả cuộc đời cho chúa đất - người đã khiến bà mệt mỏi, đau đớn vì yêu thương suốt cuộc đời. Miền kí ức xa xôi trở lại trong bà Cả vào những ngày cuối đời càng làm rõ hơn bi kịch của bà Cả nói riêng và của người phụ nữ vùng cao nói chung. Một lần nữa, bằng việc phục dựng thời gian quá khứ của nhân vật, Đỗ Bích Thúy đã thể hiện niềm yêu thương vô hạn dành cho đàn bà.

Đến với Lặng yên dưới vực sâu, thời gian quá khứ của Súa ám ảnh người đọc bởi sự giằng xé, đan xen nhiều cung bậc cảm xúc. Súa đau đớn khi nhớ đến Vừ- người mà Súa yêu tha thiết. Súa day dứt trong nỗi thương nhớ về người cha ốm yếu. Và Súa tận cùng sự cô đơn, buồn thảm khi nhớ về mẹ.

Sau khi bị Phống cướp về làm vợ, cuộc sống của Súa như bị đày ải dưới địa ngục. Súa trốn chạy chuỗi ngày đau khổ bằng cách sống với những kỉ niệm tươi đẹp cùng Vừ. Từ đâu đó rất xa , trong bóng đêm mịt mù như có tiếng sáo vọng về, gọi về bao nhiêu kỉ niệm. Âm thanh tiếng sáo trong tâm tưởng của Súa giống với tiếng sáo gọi bạn tình của Mị trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài. Hai tiếng sáo đều là tài năng, niềm kiêu hãnh của hai nhân vật. Đều là âm thanh gắn với một thời say mê, một tình yêu tự do của họ, mà nay chỉ còn trong kí ức. Lúc này, giống bà Cả trong Chúa đất, Súa nhớ về kỉ niệm của ngày đầu rung cảm chẳng dễ dàng quên đi: “Đúng lúc Súa sắp rời khỏi lưng bò thì nó dừng lại. Súa ngồi lên, nhận ra một thằng trai đang đứng cạnh con bò kia, nhìn mình chăm chăm. Ôi mẹ ơi, cặp đùi trắng lóa cả mắt của Súa đang phơi cả ra đây này, váy thì lật ngược lên rồi còn đâu. Thằng trai đó chính là Vừ .Có thế thôi, chẳng phải mất nhiều ngày nhiều tháng, Hai người tự khắc yêu nhau, đến là nhanh" [49, tr.31-33]. Giản đơn, mộc mạc như cỏ cây mà nồng nàn, sâu sắc đến vô cùng. Đến với nhau vì vẻ đẹp khỏe khoắn của ngoại hình, nhưng họ gắn bó với nhau không vì điều đó: “Có một lần, cả hai cùng đi chăn bò thì trời mưa to. Trời sắp tối đến nơi mà vẫn chưa tạnh, trong hang càng lúc càng lạnh. Nói chuyện cũng không hết lạnh, hát to cũng không hết lạnh. Phải ôm nhau. Ôm nhau một lúc thì ấm, nóng nữa, nóng như hòn than. Súa nhìn vào mắt Vừ, thì như mắt người say rượu, dính chặt vào má Súa. Thế mà Vừ vẫn không làm gì Súa. Nếu mà Vừ có làm gì thì Súa cũng không từ chối được" [49, tr.35]. Chính bởi sự trong sáng, thuần khiết trong tình yêu của Vừ đối lập hoàn toàn với cái thô bạo, xác thịt của Phống đã khiến Súa uất nghẹn, day dứt và ân hận: “Càng nghĩ càng thương Vừ, thương mình, hận Phống, càng thấy đau lòng như nát nhừ cả ruột gan…Giờ thì bị Phống nó ăn hết mất rồi ”. Bi kịch tình yêu bị đẩy đến cao trào khi Súa tìm đến cái

chết để kết thúc cuộc đời. Đỗ Bích Thúy đã thực sự sống cùng nhân vật để có thể thấu cảm với nhân vật của mình. Qua những dòng tâm tưởng ẩn sâu trong thời gian kí ức, nỗi lòng của Súa từ phút rung động tinh tế đầu đời, những bồi hồi, run rẩy lúc gần gũi cho đến những uất hận căm thù được giãi bày chân thật nhất. Người đọc thổn thức cùng nỗi sầu thảm của nhân vật.

Xuất hiện trong thời gian quá khứ của Súa còn có cả những ám ảnh về hình ảnh người cha với những cơn ho triền miên trong đêm không dứt khi Súa chưa bị bắt về làm vợ. Thêm vào đó, xâm chiếm tâm hồn nhân vật là nỗi nhớ về mẹ với biết bao đau buồn: “Súa nhớ những buổi trưa mùa đông lạnh buốt. Những buổi trưa cuối cùng trong cuộc đời mẹ. Mẹ nằm ở trên giường này gối đầu trên cái gối này. Súa muốn ở bên cạnh nên mẹ chiều Súa, bảo bố bế mẹ từ buồng bố mẹ sang đây để nằm… Thế rồi mẹ cứ thế bỏ đi, để lại Súa với những tháng ngày dằng dặc đầy những muộn phiền, nhớ nhung" [49, tr.48]. Lúc nhớ về mẹ cũng là lúc Súa cảm nhận rõ nhất nỗi cô đơn của mình. Giờ đây, khoảng cách của Súa với Vừ, với cha đã xa vời vợi mất rồi, mỗi người ở một đầu nỗi nhớ, làm sao có thể cho gần lại? Súa với mẹ âm dương cách biệt lại càng xa. Súa sống giữa bao người nhưng cũng như chỉ có một mình. Súa hoang mang và cô đơn giữa dòng đời đang quay cuồng như bão táp. Nhưng sau tất cả nỗi đau, vẫn là tiếng nói của nỗi niềm khao khát yêu thương và hạnh phúc của Súa nói riêng và của người phụ nữ vùng cao nói chung. Bước vào thời gian quá khứ của Súa, người đọc bắt gặp cả một bầu tâm tư ngổn ngang bao tâm sự: tình yêu bị chà đạp, thân phận bị giày vò, vô phương hướng trên cuộc hành trình của một đời người khao khát kiếm tìm hạnh phúc. Dòng kí ức như nghẹn ngào, day dứt gieo vào lòng người đọc những xót thương nghẹn đắng.

Khắc họa thời gian quá khứ của nhân vật, Đỗ Bích Thúy đã thể hiện tấm lòng yêu thương, nhiều trắc ẩn dành cho con người miền núi. Có thể nói, mỗi nhân vật của chị có một miền thời gian quá khứ khác nhau, nhưng miền nào cũng đầy vơi những nỗi niềm tâm trạng. Sức hấp dẫn của thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết viết về miền núi của Đỗ Bích Thúy một phần không nhỏ được tạo nên từ chính những khám phá này.

3.2.2.2. Thời gian hiện tại

Thời gian hiện tại là thời gian đang diễn ra của các sự kiện hoặc những suy nghĩ hành động của nhân vật.Thời gian hiện tại là thời gian của sự sống nhân vật, thời gian được cảm nhận với hiện tại của phát ngôn, hiện tại của hành động. Ta có thể thấy rõ thời gian hiện tại trong các tiểu thuyết của Đỗ Bích Thúy thông qua nhân vật khi họ xuất hiện suy nghĩ và hành động.

Thời gian hiện tại của Vàng Chở trong Chúa đất là thời gian Chở làm vợ tư

trong dinh thự nhà Chúa Đà. Chở xuất hiện không nhiều, cuộc sống cũng thật là ngắn ngủi, rồi bị chết một cách đau đớn bằng cách treo sống trên cột đá nhưng Chở là nhân vật có được những ngày hạnh phúc nhất trong thời gian hiện tại. Đó là khoảng thời gian Chở lén lút qua lại với Sáng, là những ngày Chở được sống là đàn bà đích thực, được là chính mình. Chết trong đau đớn cả về thân xác và tâm hồn nhưng Vàng Chở không hề hối tiếc vì cô đã dám sống đúng với tiếng gọi của trái tim. Niềm vui của Chở như làm cho lòng người bớt lạnh trước cái chết tàn khốc của bông hoa đẹp nhất rừng anh túc. Viết về người vùng cao với tất cả tấm lòng yêu thương, Đỗ Bích Thúy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của đỗ bích thúy (Trang 87 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)