Tiêu chí đánh giá quản lýsử dụng vốn trong doanhnghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng vốn tại tổng công ty xây dựng hà nội ctcp​ (Trang 31 - 35)

Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế đã và đang là một xu thế tất yếu khách quan, các quốc gia liên tục phải hội nhập kinh tế sâu rộng với nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế khu vực nói chung. Thực tế đó luôn đòi hỏi các doanh nghiệp phải sẵn sàng đương đầu với rất nhiều những khó khăn thử thách. Một trong những vấn đề đó là vốn. Đặc biệt đối với Việt Nam, khi mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng rất lớn, khả năng về vốn kinh doanh còn rất nhiều hạn chế. Chính vì vậy, quản lý sử dụng vốn sao cho đạt hiệu quả tối ưu là một bài toán lớn đặt ra cho các doanh nghiệp phải giải quyết nếu muốn tồn tại và phát triển bền vững.

Như khái niệm trên đã đề cập, quản lý sử dụng vốn về bản chất là sự tác động của chủ thể quản lý tới quá trình sử dụng vốn nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong việc sử dụng vốn với chi phí tối thiểu, nhưng đảm bảo khả năng sinh lời và khả năng thanh khoản. Vì vậy, trong khuôn khổ luận văn, tác giả xem xét đánh giá hiệu quả quản lý sử dụng trên khía cạnh đảm bảo nhu cầu về vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và khía cạnh đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.

1.2.4.1 Chỉ tiêu đánh giá về mức độ đáp ứng nhu cầu vốn

Xét cho cùng, để một doanh nghiệp có thể tồn tại, hoạt động sản xuất kinh doanh bền vững, đạt những thành công được thì đòi hỏi những nguồn lực để thực hiện những mục tiêu đã đặt ra. Một trong những yếu tố quan trọng nhất, đó là vốn. Tuy nhiên, nguồn lực là có hạn và việc sử dụng vốn phải mất chi phí, vì vậy câu hỏi đặt ra cho nhà quản lý là làm sao luôn đáp ứng được những nhu cầu sử dụng của

doanh nghiệp nhưng không để diễn ra tình trạng lãng phí, ứ đọng vốn, gây thiệt hại cho doanh nghiệp do mất chi phí sử dụng vốn.

Chỉ tiêu về quy mô vốn:

Chỉ tiêu quy mô vốn là chỉ tiêu phản ánh về số lượng vốn mà doanh nghiệp huy động để có thể thỏa mãn được nhu cầu sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp được đánh giá hiệu quả trong công tác huy động vốn khi mà số vốn huy động được trong kỳ đáp ứng được nhu cầu về vốn của các hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu về tính kịp thời:

Chỉ tiêu về tính kịp thời là chỉ tiêu phản ánh về khả năng đáp ứng vốn đối với những nhu cầu phát sinh của doanh nghiệp trong kỳ để thực hiện các mục tiêu sản xuất kinh doanh của mình. Hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp được đánh giá hiệu quả khi các nhu cầu vốn được đáp ứng đầy đủ và kịp thời. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, khi mà xảy ra tình trạng thiếu vốn trong một thời điểm có thể gây gián đoạn dự án, gây tăng chi phí. Tóm lại, vốn phải được huy động và sử dụng đúng thời điểm, không để diễn ra tình trạng lúc cần thì không có, lúc không cần thì lại dư thừa. Để đánh giá tính kịp thời, cần so sánh lượng vốn huy động với nhu cầu vốn tại từng thời điểm.

1.2.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý sử dụng vốn

Các chỉ tiêu đánh giá quản lý sử dụng vốn cố định

Trước hết, để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định tác giả cho rằng cần đánh giá tình trạng biến động của tài sản của doanh nghiệp qua các năm, để qua đó có được một cái nhìn tổng quan về xu hướng về sử dụng vốn cố định.

Trên cơ sở các thông tin về tình hình biến động vốn cố định của doanh nghiệp, ta xét đến những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng:

- Hiệu suất sử dụng vốn cố định thể hiện bao nhiêu đồng doanh thu thuần được tạo ra từ một đồng tài sản cố định:

Hiệu suất sử dụng vốn cố định =

- Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định: thể hiện bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế tạo ra từ một đồng vốn cố định

- Hệ số hao mòn TSCĐ thể hiện mức độ tái đầu tư của doanh nghiệp vào TSCĐ. Hệ số này càng cao cho thấy mức độ hao mòn càng lớn và ngược lại:

Các chỉ tiêu đánh giá quản lý sử dụng vốn lưu động

- Tốc độ luân chuyển vốn lưu động thể hiện tình hình luân chuyển vốn lưu động trong doanh nghiệp từ đó có thể khái quát tình hình khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp:

Vòng quay vốn lưu động: Trong kỳ, vốn lưu động được lưu chuyển bao nhiêu lần:

Thời gian luân chuyển vốn lưu động: Một vòng quay vốn lưu động cần bao nhiêu thời gian:

- Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động: cho biết cần bao nhiêu đồng vốn lưu động mới có thể tạo ra một đồng doanh thu:

- Tỷ suất sinh lời của vốn lưu động: Cho biết bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế được tạo ra từ một đồng vốn lưu động:

Các chỉ tiêu đánh giá tổng thể công tác quản lý sử dụng vốn:

Đảm bảo khả năng thanh khoản cho doanh nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản lý sử dụng vốn. Chỉ một vấn đề trong khả năng thanh toán của doanh nghiệp cũng có thể gây ra hậu quả to lớn, thậm chí có thể đẩy doanh nghiệp tới cảnh phá sản.

- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát: Thể hiện một cách tổng quát khả năng thanh toán cho các khoản nợ của doanh nghiệp:

- Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn: Cho thấy khả năng đảm bảo trả nợ ngắn hạn từ tài sản ngắn hạn. Nếu chỉ số này lớn hơn hoặc bằng 1 cho thấy các khoản nợ ngắn hạn có thể được bù đắp bằng tài sản ngắn hạn.

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Thể hiện khả năng đảm bảo cho các khoản nợ ngắn hạn bằng những tài sản có tính lỏng cao, dễ dàng chuyển hóa thành tiền. Hệ số này càng cao thì thể hiện khả năng sẵn sàng đáp ứng cho các khoản nợ ngắn hạn mà cần đến hàng tồn kho. Tuy nhiên nếu cao quá sẽ gây tình trạng lãng phí, mất cân đối trong cơ cấu vốn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn:

Hệ số khả năng

thanh toán nhanh

- Hệ số khả năng thanh toán tức thời phản ánh khả năng đáp ứng ngay lập tức đối với các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền:

 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn

- Vòng quay vốn kinh doanh: cho thấy bao nhiêu đồng doanh thu được tạo ra từ một đồng vốn đổ vào kinh doanh:

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tài sản (ROA): cho thấy một đồng tài sản sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế:

- Tỷ suất lợi nhuận của vốn chủ sở hữu (ROE) phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận sau thuế:

- Hệ số đòn bẩy tài chính

Lưu ý: Tổng tài sản tức là tổng vốn mà doanh nghiệp đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh

1.2.4.3 Một số chỉ tiêu khác

 Thực hiện đúng các nguyên tắc về quản lý tài chính của nhà nước nói chung và nội bộ nói riêng.

 Đánh giá việc sử dụng vốn phải được thực hiện đúng các tiêu chí đã đưa ra:

- Sau khi được chấp thuận, vốn phải sử dụng hợp lý và tiết kiệm đúng theo mục đích ban đầu, đúng đối tượng.

- Sử dụng vốn phải mang lại lợi ích: Mục tiêu sau cùng của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Vì vậy, xét cho cùng, việc sử dụng vốn phải mang lại lợi ích (hữu hình và vô hình) đối với doanh nghiệp, tránh tình trạng để vốn nhàn rỗi mà không sử dụng, không sinh lời.

- Đảm bảo khả năng thanh khoản của doanh nghiệp: Đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xây dựng, khả năng thanh khoản luôn được đặt lên ưu tiên hàng đầu nhằm đảm bảo hoạt động liên tục và hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng vốn tại tổng công ty xây dựng hà nội ctcp​ (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)