Bài học kinh nghiệm rút ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng vốn tại tổng công ty xây dựng hà nội ctcp​ (Trang 38)

Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý sử dụng vốn tại một số đơn vị có tính tương đồng đối với Tổng công ty xây dựng Hà Nội – CTCP, có thể thấy tầm quan trọng của công tác quản lý sử dụng vốn trong việc đạt được những kế hoạch, mục tiêu đề ra, đảm bảo hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó, có thể rút ra được một số bài học kinh nghiệm:

- Một là công tác quản lý sử dụng vốn là một trong những vấn đề trọng tâm và then chốt trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

- Hai là các tổ chức phải luôn luôn chú trọng công tác lập kế hoạch sử dụng vốn. Xét cho cùng, đây là nền tảng cho mọi hoạt động của doanh nghiệp, vì vậy việc lập kế hoạch phải đảm bảo yếu tố chính xác, hợp lý và kịp thời.

- Thứ ba, phải thường xuyên rà soát hệ thống quản lý sử dụng vốn, cần chú trọng đảm bảo các chỉ tiêu tài chính ở mức hợp lý những vẫn đảm bảo kết quả hoạt động kinh doanh. Cần xây dựng các cơ chế thông tin báo cáo định kỳ, để kịp thời nắm bắt được tình hình, những biến động bất thường, từ đó có những biện pháp xử lý phù hợp.

- Thứ tư, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện những sai phạm trong quá trình điều hành cũng như thực hiện quản lý sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đưa ra những biện pháp phòng ngừa, điều chỉnh một cách thích hợp, đảm bảo hiệu quả công tác quản lý.

Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phƣơng ph p thu th p tƣ liệu

Đối với nghiên cứu khoa học, thu thập tư liệu là một trong những bước thực hiện đầu tiên nhằm cung cấp dữ liệu cần thiết cho các bước tiếp theo của quá trình nghiên cứu. Thu thập tư liệu là việc tác giả thực hiện ghi chép, cập nhật thông tin liên quan đến những vấn đề nghiên cứu. Trong phạm vi luận văn, tác giả chủ yếu tiến hành phương pháp nghiên cứu tại bàn.

Khi thực hiện nghiên cứu, tác giả đã tiến hành thu thập tư liệu từ các báo cáo tài chính của Tổng công ty xây dựng Hà Nội – CTCP từ năm 2016 đến 2018. Đây là một nguồn dữ liệu đáng tin cậy, trên cơ sở đã được công ty hãng kiểm toán AASC thẩm định và công bố công khai. Đây cũng là dữ liệu để Tổng công ty báo cáo đến Bộ xây dựng và cơ quan thuế. Bên cạnh đó, tác giả còn thực hiện thu thập dữ liệu từ các phòng chức năng, các hồ sơ văn bản của Tổng công ty, các bài báo, tạp chí tài chính, các website về kinh tế uy tín như tạp chí tài chính, website cafef.vn; website www.vneconomy.vn...

Ngoài ra, trong suốt quá trình làm luận văn, tác giả đã thực hiện xây dựng khung lý thuyết trên cơ sở kế thừa và vận dụng các thông tin, khái niệm, kiến thức liên quan tới đề tài nghiên cứu từ các nguồn dữ liệu như giáo trình, sách, các nghiên cứu về khoa học quản lý, về vốn và sử dụng vốn.

2.2 Phƣơng ph p xử lý tƣ liệu

2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả.

Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đãsử dụng các phần mềm tin học văn phòng như Excel để tính toán, word để trình bày số liệu, vận dụng phương pháp thống kê mô tả để từ đó cố gắng thể hiện một cách có hệ thống, rõ nét và logic nhất hoạt động quản lý sử dụng vốn tại Tổng công ty xây dựng Hà Nội – CTCP, thông qua các chỉ tiêu về cơ cấu nguồn vốn, tăng trưởng vốn, hiệu quả sử dụng vốn…qua các năm, từ đó mô tả diễn biến về vốn nói chung và thực trạng quản lý sử dụng vốn nói riêng tại Tổng công ty xây dựng Hà Nội – CTCP, chỉ ra những hạn chế và

nguyên nhân trong quản lý tại đơn vị. Dựa vào những thông tin đó, tác giả đã tiến hành đánh giá, phân tích tổng hợp và đưa ra những giải pháp có cơ sở căn cứ cụ thể, mang tính thuyết phục và tính khả thi cao nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả công tác quản lý sử dụng vốn tại Tổng công ty xây dựng Hà Nội - CTCP.

2.2.2 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là một trong những phương pháp cơ bản khi xử lý và phân tích số liệu trong nghiên cứu khoa học. Trên cơ sở đối chiếu những dữ liệu đã được lượng hóa của cùng một nội dung kinh tế qua các thời kỳ để phân tích, đánh giá và làm rõ những biến động, những xu hướng thay đổi của nội dung đó. Từ đó nhận diện ra những điểm tích cực, những tồn tại, xu hướng tăng trưởng hay suy thoái, đánh giá được kết quả của quá trình thực hiện có hiệu quả hay không để đưa ra những giải pháp cho mỗi vấn đề.

Trong chương 3 của luận văn này, tác giả đã liên tục sử dụng phương pháp so sánh để so sánh, đánh giá và phân tích số liệu của một số chỉ tiêu qua các thời năm như doanh thu, lợi nhuận, cơ cấu vốn …. Từ đó đưa ra những nhận xét, nhận định về hoạt động quản lý sử dụng vốn tại Tổng công ty xây dựng Hà Nội – CTCP.

2.2.3 Phương pháp phân tích tổng hợp.

Trên cơ sở những dữ liệu mà tác giả đã có được nhờ phương pháp thu thập, tác giả sử dụng phương pháp phân tíchtrong quá trình nghiên cứu. Việc sử dụng phương pháp này, cho phép tác giả có được sự phân tích, đánh giá và đưa ra ý kiến về những nội dung, vấn đề nghiên cứu

Cụ thể, trong chương 1,trên cơ sở nghiên cứu, phân tích đánh giá một số những tài liệu, công trình nghiên cứu, công trình khoa học liên quan đến đề tài, tác giả đã xác định cho mình những khoảng trống, những vấn đề trọng tâm trong nghiên cứu của mìnhvà kế thừa những nội dung lý luận, kết quả nghiên cứu, từ đó xây dựng cho luận văn những lý luận chung về quản lý sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Ở chương 3 của luận văn, tác giả dựa trên những thông tin đã thu thập được, khung phân tích đã xây dựng ở chương 1 vàvận dụng phương pháp phân tích để tiến hànhphân tích các số liệu, vấn đề để đưa ra những nhận định, nhận xét về thực trạng

về công tác quản lý sử dụng vốn, những nhân tố, đặc thù ảnh hưởng đến công tác quản lýsử dụng vốn tại Tổng công ty xây dựng Hà Nội – CTCP trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018.

Ở chương 4, trên cơ sở phân tích bối cảnh nền kinh tế, định hướng phát triển của hội đồng quản trị đối với Tổng công ty và sự ảnh hưởng của những yếu tố này đến hoạt động quản lý sử dụng vốn để từ đó xây dựng và đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý sử dụng vốn tại Tổng công ty xây dựng Hà Nội - CTCP.

Sau khi có được những kết quả, tác giả đã vận dụng phương pháp tổng hợp để liên kết những vấn đề, số liệu, tài liệu để từ đó đưa ra được cái nhìn tổng thể nhất về vấn đề nghiên cứu.

Ngay tại chương 1, phương pháp tổng hợp đã giúp tác giả thể hiện được tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý sử dụng vốn thông qua việc tổng hợp những thành công, những tồn tại của những tài liệu, công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Từ đó, tác giả đã nhận thức được những thành tựu mà các công trình đi trước đã đạt được để có thể kế thừa, đồng thời tránh được vấn đề trùng lặp trong quá trình nghiên cứu.

Ở chương 3, dựa trên những kết quả của phương pháp phân tích số liệu, tác giả đã sử dụng phương pháp tổng hợp để có thể khái quát được về tình hình công tác quản lý sử dụng vốn, những sự ảnh hưởng của công tác quản lý sử dụng vốn tới hoạt hiệu quả hoạt động của tổng công ty, những điểm đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế. Đây là cơ sở để tác giả có thể đưa ra những giải pháp, kiến nghị trong chương 4.

Trong chương 4, tác giả đã vận dụng phương pháp tổng hợp để xây dựng được hệ thống các giải pháp nhằm cải thiện công tác quản lý sử dụng vốn tại Tổng công xây dựng Hà Nội - CTCP mang tính đồng bộ, thống nhất, có tính khả thi cao và có khả năng áp dụng vào thực tiễn.

Chƣơng 3.THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN TẠI TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG HÀ NỘI – CTCP

3.1 Khái quát về Tổng công ty xây dựng Hà Nội – CTCP

3.1.1 Tổng quan về Tổng công ty xây dựng Hà Nội – CTCP

Tên tiếng Việt: Tổng công ty xây dựng Hà Nội – CTCP; Tên viết tắt: Hancorp;

Địa chỉ giao dịch: Số 57 Quang Trung, P. Nguyễn Du, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội; Mã số thuế: 0100106338;

Vốn điều lệ: 1.410.480.000.000 đồng

3.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

- Tổng công ty xây dựng Hà Nội – CTCP nguyên là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ xây dựng, được thành lập theo quyết định số 324/BXD-TCCB ngày 11/12/1982 trên cơ sở sát nhập 05 đơn vị trực thuộc Bộ gồm Công ty xây dựng số 1, Công ty xây dựng số 3, Công ty xây dựng số 11, Nhà máy bê tông đúc sẵn Hà Nội, Xí nghiệp Một Bạch Đằng về Tổng công ty;

- Ngày 20/11/1995, Tổng công ty được cơ cấu lại theo quyết định số 990/BXD – TCLĐ của Bộ trưởng Xây dựng, đơn vị phụ thuộc hạch toán nội bộ, 06 đơn vị sự nghiệp và 06 doanh nghiệp có vốn;

- Năm 2007, Tổng công ty chính thức chuyển sang hoạt động dưới mô hình Công ty mẹ - Công ty con theo quyết định số 50/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng; bao gồm 05 đơn vị trực thuộc, 03 đơn vị sự nghiệp, 19 công ty con và 09 công ty liên kết theo quyết định số 976/QĐ-BXD;

- Ngày 30/6/2010, Tổng công ty xây dựng Hà Nội chuyển đổi từ mô hình hoạt động Công ty mẹ - Công ty con sang công ty TNHH MTV bao gồm 05 đơn vị trực thuộc, 03 đơn vị sự nghiệp, 06 công ty con và 27 công ty liên kết liên doanh trên cơ sở quyết định số 152/HUD-HĐTV của Hội đồng thành viên Tập đoàn Phát triển Nhà và Đô thị Việt Nam;

- Năm 2014, trên cơ sở chủ trương của Đảng và nhà nước về tái cơ cấu nền kinh tế, thoái vốn tại các công ty cổ phần nhà nước; Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt phương án cổ phần hóa Tổng công ty xây dựng Hà Nội. Ngày 15/8/2014, Tổng công ty đã chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0100106338 với số vốn điều lệ là 1.410.480.000.000 đồng;

- Với sự cố gắng, nỗ lực hoàn thiện về quy trình sản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm và dịch vụ, hướng đến sự hài lòng tối đa của khách hàng, Tổng công ty đã được Chính Phủ, các tổ chức, cơ quan, khách hàng ghi nhận và trao tặng nhiều huân huy chương, bằng khen giải thưởng như huân chương lao động các hạng nhất, nhì, ba; top 10 thương hiệu – nhãn hiệu tiêu biểu ngành xây dựng, top 10 nhãn hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam; cúp vàng chất lượng xây dựng Việt Nam.

3.1.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị Ban Kiểm soát

P. Kinh tế Thị Trường P. Phát triển Dự án P. Kỹ thuật thi công P. Tài chính Kế toán P. Pháp chế Tổng hợp P. Tổ chức Lao động Văn Phòng Ban Tổng Giám Đốc Các Ban QL Dự án/ Điều hành thi công côngtrình Các đơn vị hạch toán phụ thuộc Các văn phòng đại diện Các công ty con (có vốn góp >50%) Các công ty liên kết (Có vốn góp 20 % -50%) Các công ty đầu tư tài chính (Có vốn góp

3.1.1.3 Ngành nghề và địa bàn kinh doanh

Tổng công ty xây dựng Hà Nội - CTCP là một trong những doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực thi công xây lắp và nhà đầu tư về hạ tầng và khu đô thị mới - nhà ở có tiềm lực với tầm nhìn quy hoạch xa, rộng và cung cách kinh doanh độc đáo.

- Về xây dựng, thi công xây lắp:

Với cơ sở vật chất và con người ngày càng được tăng cường, bằng lao động sáng tạo của mình, Tổng công ty xây dựng Hà Nội - CTCP đã thi công hàng nghìn công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông thuỷ lợi, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên mọi miền đất nước và các công trình ở nước ngoài như Liên xô cũ, Cộng hòa I-Rắc và Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào… Đặc biệt, Tổng công ty cũng vinh dự được nhà nước giao nhiều công trình quan trọng có ý nghĩa về chính trị, quân sự, kinh tế, quốc phòng. Phần lớn các công trình và sản phẩm xây dựng được xã hội và thị trường đánh giá cao như Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hội trường Ba Đình, Nhà hát lớn TP Hà Nội, Khách sạn quốc tế Hồ Tây, Tháp Hà Nội, Khách sạn Daewoo, Trung tâm hội nghị Quốc gia, Trung tâm báo chí quốc tế, Văn phòng Trung ương Đảng, Nhà làm việc các cơ quan và văn phòng Quốc hội, Nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình mới, Trụ sở Bộ Tài chính, Viện nhi Trung ương, Tòa nhà KEANGNAM, ROYAL CITY, Trạm biến áp 500KV Hà Tĩnh, Đường Hồ Chí Minh, Nhà máy Xi măng Nghi Sơn, Hoàng Mai, Bỉm Sơn, Tam Điệp, Hạ Long... Nhà máy điện Phú Mỹ 1-2, Nhà máy điện Hàm Thuận….

- Về đầu tư, kinh doanh bất động sản:

Tổng công ty xây dựng Hà Nội – CTCP với chủ trương đề cao chất lượng sản phẩm dịch vụ nhằm mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, đã và đang là một chủ đầu tư uy tín trên thị trường bất động sản Việt Nam. Một số dự án mà Tổng công ty làm chủ đầu tư đã gây ấn tượng mạnh đối với khách hàng trong và ngoài nước như dự án Làng Quốc tế Thăng Long; Dự án Khu Ngoại Giao Đoàn.

3.1.1.4 Tình hình nhân sự và trang thiết bị kỹ thuật thi công.

Tình hình nhân sự

Với đặc thù là một doanh nghiệp trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, lao động chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong công ty là công nhân, lao động phổ thông.

Số lao động của Tổng công ty tại thời điểm 31/12/2018 là 540 người, trong đó nam là 421 người, nữ là 119 người.

Bảng 3.1 Cơ cấu lao động của Tổng công ty xây dựng Hà Nội

Chỉ tiêu N m 2016 N m 2017 N m 2018 Số lƣợng (ngƣời) Tỷ trọng (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ trọng (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ trọng (%) Tổng số lao động 882 100 826 100 540 100 1. Theo giới tính a. Nam 685 77,66 643 77,85 421 77,96 b. Nữ 197 22,34 183 22,15 119 22,04 2. Theo trình độ học vấn a. Trên ĐH 79 9,0 26 3,15 28 5,19 b. Đại học, cao đẳng 178 20,2 236 28,57 267 49,44 c. Trung cấp, lao động phổ thông 625 70,9 564 68,28 245 45,37

3. Theo phân công lao động

a. Hội đồng quản trị/

Ban Tổng giám đốc 8 0,9 8 0,97 8 1,48

b. Lao động quản lý 45 5,1 45 5,45 45 8,33

c. Lao động gián tiếp 829 94,0 773 93,58 487 90,19

4. Theo độ tuổi

a. < 30 tuổi 319 36,17 300 36,31 197 36,4

b. 31 -45 tuổi 372 42,18 352 42,60 232 43,01

c. > 45 tuổi 191 21,66 174 21,09 111 20,59

Tình hình trang thiết bị kỹ thuật

Bảng 3.2 Tình hình trang thiết bị kỹ thuật thi công

TT Danh mục Số lƣợng I. Thiết bị nâng hạ 165 1 Cần trục ô tô 6 2 Cần cẩu bánh xích 13 3 Cẩu tháp 45 4 Vận thăng 68 5 Cổng trục, cầu trục các loại 25

6 Xe nâng hàng, tời, palăng 8

II. Thiết bị v n chuyển 82

1 Ô tô vận tải thường 23

2 Ô tô vận chuyển Bê tông 56

3 Ô tô vận chuyển xi măng 3

III. Thiết bị thi công 1175

1 Máy khoan cọc nhồi 45

2 Búa đóng cọc 2

3 Máy ép cọc bê tông, cọc cừ 4

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng vốn tại tổng công ty xây dựng hà nội ctcp​ (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)