3.2.2.1 Tổ chức thực hiện quản lý sử dụng vốn cố định
Trên cơ sở khái niệm về vốn cố định tại phần cơ sở lý luận, ta có thể nhận diện được vốn cố định trên bảng cân đối tài khoản chính là tài sản dài hạn, gồm giá trị tài sản cố định, bất động sản đầu tư, đầu tư tài chính dài hạn, tài sản dở dang dài
hạn, phải thu dài hạn và các tài sản dài hạn khác. Quản lý sử dụng vốn cố định chính là việc quản lý sử dụng các khoản mục này. Sau khi xem xét đánh giá tỷ trọng các khoản mục so với tổng giá trị tài sản dài hạn và mức độ ảnh hưởng trong đặc thù của Tổng công ty, tác giả đề xuất xem xét 3 nhóm chính gồm: Tài sản cố định và bất động sản đầu tư; tài sản tài chính dài hạn; các tài sản dài hạn khác.
Bảng 3.10 Bảng tổng hợp giá trị tài sản dài hạn
ĐVT: tỷ đồng TT Nội dung N m 2016 N m 2017 N m 2018 Gi trị Tỷ trọng % Gi trị Tỷ trọng % Gi trị Tỷ trọng % 1 Tài sản cố định 41,09 2,80 34,2 2,12 41,78 2,97 2 Bất động sản đầu tư 251,32 17,11 245,64 15,26 240,04 17,06 3 Đầu tư tài chính
dài hạn 1.043,01 71,02 1.215,85 75,52 1.020,88 72,54 4 Tài sản dở dang dài hạn 0,56 0,04 0,56 0,03 2,65 0,19 5 Tài sản dài hạn khác 131,66 8,96 112,82 7,01 100,91 7,17 6 Các khoản phải thu dài hạn khác 1 0,07 1 0,06 1 0,07 Tổng 1.648,64 1.610,07 1.407,26
(Nguồn BCTC Tổng công ty xây dựng Hà Nội – CTCP, 2016 - 2018)
Theo bảng số 3.8 Tổng hợp giá trị tài sản dài hạn, dễ thấy các giá trị các khoản mục này có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2016, tổng giá trị là 1.648,64 tỷ xuống 1.610,07 tỷ năm 2017 và giảm mạnh vào năm 2018, chỉ còn 1.407,26 tỷ đồng. Nguyên nhân của sự suy giảm này là do sự thay đổi của giá trị tài sản cố định, bất động sản đầu tư; tài sản tài chính dài hạn và các tài sản dài hạn khác. Cơ cấu các khoản tài sản dài hạn là một vấn đề đặt ra cho lãnh đạo Tổng công ty khi tỷ trọng đầu tư tài chính dài hạn luôn chiếm trên 70% nguồn vốn cố định, trong khi nguồn lợi sinh ra từ các khoản đầu tư tài chính này không nhiều. Hai nhóm tài sản trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh và mang lại doanh thu là bất động sản đầu tư và tài sản cố định chiếm tỷ trọng thấp, trong ba năm đều dưới 20%. Đây là hệ
quả của quá trình nhà nước giao Tổng công ty đại diện nắm giữ phần vốn của các đơn khác trong việc chia tách, sát nhập và cổ phần hóa. Hiện nay, Tổng công ty đang thực hiện đề án tái cơ cấu doanh nghiệp, đặc biệt phá băng nguồn vốn cố định nằm trong các khoản đầu tư tài chính này bằng việc thoái vốn ở các công ty liên doanh liên kết, đem đồng vốn đó đưa vào sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề thế mạnh của mình để phát huy hiệu quả một cách cao nhất.
Quản lý đối với tài sản cố định và bất động sản đầu tƣ
Tổng công ty xây dựng Hà Nội – CTCP thực hiện quản lý, sử dụng và trích khấu hao đối với tài sản cố định và bất động sản đầu tư theo hướng dẫn của thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013, thông tư 147/2016/TT-BTC ngày 13/10/2016 và thông tư 28/2017/TT-BTC ngày 12/4/2017 và các chuẩn mực kế toán Việt Nam về những đối tượng này. Theo đó, tài sản cố định và bất động sản đầu tư được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại. Khấu hao được trích theo phương pháp đường thẳng. Việc áp dụng phương pháp này giúp việc tính toán đơn giản, dễ dàng, việc khấu hao được ổn định hàng năm giúp ổn định giá thành. Tuy nhiên phương pháp này cũng có nhiều hạn chế khi mà không phản ánh đúng và đủ mức độ hao mòn thực tế của TSCĐ, đôi khi tài sản cố định đã lạc hậu nhưng vẫn chưa thu hồi đủ vốn cố định. Mỗi TSCĐ và bất động sản đầu tư được theo mở một mã tài sản riêng nhưng thống nhất chung với quy cách quy định của Tổng công ty. Đây là cơ sở giúp theo dõi chặt chẽ về ngày tháng sử dụng, chủng loại …. Hàng năm, tổ chức kiểm kê, đánh giá tình trạng sử dụng của nhóm tài sản này để nắm bắt được tình hình sử dụng tài sản, phát hiện những mất mát, hư hỏng … hoặc những vấn đề trong công tác quản lý sử dụng để có những biện pháp xử lý kịp thời.
Về bất động sản đầu tư, theo bảng 3.9 thông tin về tình hình trích khấu hao của bất động sản đầu tư từ năm 2016 -2018 không có phát sinh gì mới, giá trị nguyên giá giữ nguyên ở mức 272,59 tỷ đồng. Trong giai đoạn này, đơn thuần chỉ là sử dụng và khấu hao. Mức khấu hao tăng đều qua các năm cho thấy việc quản lý đối với bất động sản đầu tư khá tốt, không phát sinh vấn đề gì bất thường. Giá trị khấu hao so với nguyên giá còn rất nhỏ, có nghĩa rằng bất động sản đầu tư này còn giá trị
sử dụng trong thời gian dài, có nghĩa là khả năng mang lại doanh thu trong tương lại còn lớn, giá trị khấu hao ổn định có nghĩa chi phí phân bổ vào giá vốn ổn định, không có sự biến động đột biến, gây khó khăn cho công tác quản trị, quản lý của Tổng công ty.
Bảng 3.11 Bảng trích khấu hao bất động sản đầu tư
ĐVT: tỷ đồng
TT Nội dung N m 2016 N m 2017 N m 2018
1 Nguyên giá 272,59 272,59 272,59
2 Khấu hao 21,27 26,95 32,55
Tổng 251,32 245,64 240,04
Bảng 3.12 Bảng tổng hợp tài sản cố định ĐVT: Tỷ đồng TT Nội dung N m 2016 N m 2017 N m 2018 Giá trị Tỷ trọng (%) HM lũy kế Hệ số hao mòn (%) Giá trị Tỷ trọng (%) HM lũy kế Hệ số hao mòn (%) Giá trị Tỷ trọng HM lũy kế Hệ số hao mòn 1 Nhà cửa, vật kiến trúc 50,04 61,21 17,92 35,81 47,12 63,17 17,87 37,92 56,52 67,54 20,42 36,13 2 Máy móc, thiết bị 4,94 6,04 3,46 70,04 4,56 6,11 3,65 80,04 4,52 5,40 3,85 85,18 3 Phương tiện vận tải
truyền dẫn 19,04 23,29 15,05 79,04 19,16 25,69 15,15 79,07 16,83 20,11 13,77 81,82 4 Thiết bị dụng cụ quản lý 3,54 4,33 3,47 98,02 3,63 4,87 3,6 99,17 4,29 5,13 3,72 86,71 5 Quyền sử dụng đất 1,3 1,59 - - - 1,3 1,55 - - 6 Phần mềm máy tính 0,12 0,15 0,12 100,00 0,12 0,16 - 100,00 0,22 0,26 0,13 59,09 7 TSCĐ vô hình khác 2,77 3,39 0,64 23,10 - - - - Tổng 81,75 100 40,66 74,59 100 40,39 83,68 100 41,89
Đối với tài sản cố định, căn cứ bảng 3.10 trên, dễ thấy trong giai đoạn 2016 – 2018, tài sản cố định của Tổng công ty biến động liên tục, khi mà năm 2016 tới 2017 nguyên giá của tài sản cố định giảm từ 81,75 tỷ đồng xuống còn 74,59 tỷ đồng. Sau đó năm 2018 lại tăng lên 83,68 tỷ đồng. Nguyên nhân của vấn đề này là trong kỳ, Tổng công ty tiến hành các hoạt động mua mới tài sản cố định hoặc thanh lý các tài sản đã hết khấu hao, hỏng hóc và sử dụng tài sản cố định để đi góp vốn để đáp ứng các nhu cầu thực tế của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Về cơ cấu đối với tài sản cố định, dễ thấy tỷ trọng của nhóm tài sản là nhà cửa, vật kiến trúc và phương tiện vận tải, truyền dẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu tài sản cố định của Tổng công ty, với giá trị năm 2016 lần lượt là 61,21% và 23,29%. Năm 2017, khi chủ trương thanh lý một loạt các tài sản đã hết khấu hao, không hoạt động hoặc sử dụng tài sản cố định để đi góp vốn đã làm tỷ trọng của hai khoản mục này tăng lên thành 63,17% và 25,69%. Tới năm 2018, khoản mục nhà cửa và vật kiến trúc tăng thêm 9,4 tỷ đồng từ 47,12 lên 56,52 tỷ qua đó giúp tổng giá trị tài sản cố định tăng lên, tỷ trọng của nhà cửa vật kiến trúc và phương tiện vận tải, truyền dẫn cũng thay đổi, khi lần lượt biến động là 67,54% và 20,11%. Bên cạnh hai khoản mục tài chính chính chiếm tỷ trọng lớn thì danh mục tài sản của Tổng công ty còn có máy móc thiết bị, thiết bị dụng cụ quản lý và các tài sản cố định vô hình khác. Các nhóm tài sản này trong giai đoạn 2016 -2018 chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ và sự biến động không nhiều, trừ nhóm thiết bị dụng cụ quản lý và phần mềm máy tính có tăng nhẹ còn lại các nhóm khác đều giảm do việc thanh lý và sử dụng làm vốn góp vào công ty khác. Có thể nói cơ cấu tài sản cố định này tạm có thể chấp nhận được, khi doanh thu của Tổng công ty chủ yếu từ bất động sản và xây lắp. Tuy nhiên có thể cần lưu ý bổ sung nhóm tài sản về máy móc thiết bị khi tỷ trọng còn thấp, cho thấy Tổng công ty còn hạn chế trong việc áp dụng máy móc thiết bị vào trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Về tình trạng đối với tài sản cố định, theo bảng 3.10 trên thì ngoại trừ nhóm tài sản nhà cửa, vật kiến trúc có tỷ lệ hệ số hao mòn thấp và xu hướng ngày càng giảm do việc Tổng công ty tăng thêm tài sản mới thuộc nhóm này. Hệ số hao mòn
qua các năm là 35,81%, 37,92% và 20,42%. Cho thấy việc chú trọng đầu tư vào nhóm tài sản đóng góp phần tương đối lớn trong doanh thu của Tổng công ty. Đối với các nhóm tài sản khác, hệ số hao mòn đều rất cao. Thậm chí có những thời điểm, có nhóm tài sản có hệ số hao mòn đến tới 100%. Tới năm 2018, hệ số hao mòn của các nhóm tài sản này đều ở ngưỡng khoảng 80%, khá cao khi xem xét đối với một doanh nghiệp, vì có thể do việc bảo trì, bảo dưỡng định kỳ tốt nên tài sản vẫn hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, nguy cơ hiển hiện đối với hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh của Tổng công ty khi nhóm tài sản đã cũ kỹ, lạc hậu, khả năng kéo dài tình trạng hoạt động hiệu quả là một ẩn số. Vì vậy, Tổng công ty bên cạnh việc chú trọng đầu tư vào nhóm tài sản là nhà ở, vật kiến trúc, cần phải có một sự đầu tư mạnh mẽ vào hệ thống tài sản cố định khác để nâng cao năng lực sản xuất của mình, hướng tới đạt hiệu quả cao hơn trong kinh doanh.
Quản lý đối với đầu tƣ tài sản tài chính dài hạn
Bảng 3.13 Bảng tổng hợp giá trị tài sản tài chính dài hạn
ĐVT: Tỷ đồng TT Nội dung N m 2016 N m 2017 N m 2018
1 Đầu tư vào công ty con 176,29 176,29 174,43
2 Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 695,3 701,3 549,91 3 Đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác 409,46 409,41 409,09 4 Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài
hạn (238,04) (71,16) (112,55)
Tổng 1.043,01 1.215,85 1.020,88
(Nguồn BCTC Tổng công ty xây dựng Hà Nội – CTCP, 2016 - 2018)
Tổng công ty xây dựng thực hiện quản lý đối với những nhóm đầu tư tài sản tài chính dài hạn này trên cơ sở cử các cán bộ đại diện phần vốn của mình, chịu trách nhiệm điều hành, quản lý và bảo toàn vốn của Tổng công ty tại các đơn vị này. Giá trị các khoản đầu tư tài chính này trong năm 2016 - 2017 ít biến động. Có chăng chỉ có việc điều chỉnh dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn do nhận thức được những vấn đề để thay đổi cách thức điều hành, quản lý trong công tác quản lý vốn giúp các đơn vị này hoạt động tốt hơn trước, dẫn đến có cơ sở để giảm trích lập dự phòng, làm tổng giá trị các khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng từ 1.043,01 tỷ lên
1215,85 tỷ, tức xấp xỉ 172,84 tỷ. Tới năm 2018, một tín hiệu đáng mừng khi tổng giá trị các khoản đầu tư giảm mạnh từ xuống còn 1.020,88 tỷ. Tuy nhiên trên thực tế, việc giảm được nhiều như vậy một phần là do Tổng công ty đã triển khai việc thoái vốn tại các đơn vị thành viên, phần còn lại là do việc tăng trích lập dự phòng. Cụ thể Tổng công ty đã thoái vốn tại các công ty con 1,86 tỷ từ 176,29 xuống còn 174,43 tỷ; thoái vốn tại các công ty liên doanh liên kết từ 701,3 tỷ xuống còn 549,91 tỷ cho thấy sự nỗ lực của ban lãnh đạo Tổng công ty. Bên cạnh đó, số trích lập dự phòng lại phải tăng lên 51,39 tỷ đồng do một số công ty có vấn đề trong hoạt động.
Như đã phân tích ở trên việc nắm giữ tài sản tài chính dài hạn quá nhiều đã và đang là một hạn chế nghiêm trọng trong việc điều hành và quản lý sử dụng vốn cố định của Tổng công ty. Khi mà hiệu quả sinh lời kém, thậm chí tại một số đơn vị còn hoạt động không hiệu quả, thua lỗ, tiềm ẩn nguy cơ mất vốn khá cao dẫn đến phải trích lập dự phòng với tỷ lệ rất cao. Điển hình như các công ty Cổ phần xây dựng Hancorp 2 (5,92 tỷ tương ứng 100% vốn đầu tư), Công ty cổ phần cơ khí và xây dựng (2,84 tỷ ứng với 100% vốn đầu tư), Công ty cổ phần bê tông xây dựng (22 tỷ trên tổng số 31,43 tỷ, ứng với 70,97% vốn đầu tư), Công ty cổ phần đầu tư và phát triển xây dựng (51,57 tỷ, ứng với 100% vốn đầu tư), Công ty cổ phần Thủy điện Hùng Lợi Tuyên Quang (4,5 tỷ, ứng với 100% vốn đầu tư), Công ty cổ phần Sahabak (19,5 tỷ trên tổng số 32,5 tỷ, ứng với 60% vốn đầu tư), Công ty cổ phần phát triển đô thị Bắc Hà Nội (3 tỷ, ứng với 100% vốn đầu tư), Công ty cổ phần BOT xe điện mặt đất số 1 (3,22 tỷ, ứng với 100% vốn đầu tư). Nguyên nhân của vấn đề này là trong giai đoạn thoái trào của ngành xây dựng, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, ban lãnh đạo của các đơn vị này không có đường lối, chủ trương phát triển và công tác quản lý còn nhiều hạn chế đã dẫn đến hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ, dần dần mất khả năng hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động cầm chừng. Có thể thấy trên tổng số 42 đơn vị mà Tổng công ty đầu tư, nắm giữ cổ phần cổ phiếu có đến 8 công ty hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ dẫn đến giá trị trích lập dự phòng năm 2018 lên tới 112,55 tỷ đồng. Mặc dù không thể phủ nhận sự cố gắng trong việc nâng cao chất lượng quản lý đối với những đồng vốn đầu tư ra bên ngoài, khi năm 2016, các khoản trích lập dự phòng lên đến 238,04 tỷ đồng.
Hiện nay, thực hiện đúng chủ trương của Bộ xây dựng và đường hướng phát triển của ban lãnh đạo, Tổng công ty đã thực hiện các biện pháp chặt chẽ trong quản lý phần vốn của mình tại các đơn vị được góp vốn như bổ nhiệm những người có đức, có tài là người đại diện vốn, duy trì chế độ thông tin báo cáo nhanh chóng, kịp thời… Cũng như kiên quyết thoái vốn tại các đơn vị hoạt động có dấu hiệu hoạt động kém hiệu quả hoặc có những dấu hiệu bất thường, chỉ giữ lại đối với những đơn vị hoạt động hiệu quả. Trong năm 2018, Tổng công ty đã thoái 153,25 tỷ vốn góp, giúp thu về hàng trăm tỷ đồng để đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, phải nhìn nhận vấn đề rằng để giải quyết những hết tồn tại trong việc nắm giữ tài sản tài chính dài hạn là một bài hóc búa, dai dẳng nhưng cấp bách đặt ra cho bộ máy lãnh đạo, quản lý của Tổng công ty trong việc điều hành và sử dụng vốn.
Quản lý đối với các khoản mục tài sản dài hạn khác
Bảng 3.14 Bảng tổng hợp giá trị tài sản dài hạn khác
ĐVT: Tỷ đồng
TT Nội dung N m 2016 N m 2017 N m 2018
I Chi phí trả trƣớc dài hạn 126,17 110,49 100,91
1 Giá trị thương hiệu và giá trị
tiềm năng phát triển 122,18 106,13 90,08
2 Công cụ dụng cụ xuất dùng 1,71 0,56 0,81
3 Chi phí sửa chữa 2,28 1,06 1,55
4 Chi phí trả trước dài hạn khác 0 2,74 8,47
II Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 5,49 2,33 0
Tổng 131,66 112,82 100,91
(Nguồn BCTC Tổng công ty xây dựng Hà Nội – CTCP, 2016 - 2018)
Theo bảng 3.12 tổng hợp về các khoản chi phí trả trước dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thể tài sản cố định, dễ thấy khoản mục giá trị thương hiệu và