Tổng công ty Viglacera cũng tiền thân là một doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc quản lý của Bộ xây dựngvới bề dày lịch sử hoạt động và phát triển. Tổng
công ty Sông đà chính thức chuyển sang hoạt động dưới mô hình công ty cổ phần ngày 7/2014. Qua 4 năm cổ phần hóa, hoạt động của Tổng công ty đã đi vào ổn định và từng bước tăng trưởng. Để đạt được thành tựu này, công tác quản lý sử dụng vốn tại Tổng công ty đã góp phần không nhỏ. Điều này thể hiện ở một số nội dung như sau:
- Cơ cấu vốn được chú trọng, đảm bảo mức độ lệ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài ở mức hợp lý, qua đó giữ chi phí tài chính ở mức vừa phải, đảm bảo mức độ an toàn tài chính cao, cũng như chủ động hơn trong các phương án sản xuất kinh doanh.
- Công tác lập kế hoạch sử dụng vốn được đầu tư hơn, khi áp dụng các phương pháp tính toán kết hợp cả trực tiếp lẫn gián tiếp, giúp xây dựng một kế hoạch sử dụng vốn tương đối sát với thực tiễn, qua đó triển khai việc quản lý sử dụng vốn hiệu quả và dễ dàng hơn.
- Công tác quản lý đầu tư tại các công ty con, công ty liên kết hiệu quả, các kênh thông tin báo cáo được duy trì tốt, thể hiện ở các công ty con đều hoạt động tốt, đảm bảo khả năng sinh lời cho các khoản đầu tư.
- Đối với các khoản phải thu được liên tục rà soát và quản lý một cách chặt chẽ, tỷ lệ vòng quay được duy trì ở mức an toàn cho thấy mức rủi ro thấp trong việc bị chiếm dụng vốn.
- Công tác quản lý, điều hành hoạt động của Tổng công ty nói chung, trong hoạt động quản lý sử dụng vốn nói riêng được quan tâm. Các cá nhân có trách nhiệm quản lý thường xuyên phối hợp chặt chẽ, hàng tuần, hàng tháng đều họp trao đổi, kiểm điểm các công việc đã và sẽ triển khai. Hệ thống kiểm tra, giám sát được chú trọng xây dựng, đặc biệt qua các cuộc họp quý hoặc họp đột xuất đánh giá kết quả công tác quản lý, mọi người thẳng thắn trao đổi những điều đã đạt được, chưa được theo kế hoạch, mục tiêu đã đề ra.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn cần phải nhìn nhận những tồn tại trong hoạt động quản lý sử dụng vốn tại đây:
- Do công tác lập kế hoạch sử dụng trên cơ sở kết hợp nhiều biện pháp dẫn đến đôi lúc còn bị chậm nhịp, ảnh hưởng đến công tác quản trị doanh nghiệp.
- Bộ máy quản lý còn cồng kềnh, nhiều khâu làm cho công tác quản lý sử dụng vốn đôi khi bị trì trệ, khó khăn.
- Mặc dù công tác quản lý sử dụng vốn trong việc đầu tư vào các công ty con được chú trọng, tuy nhiên do đầu tư ngoài ngành qua nhiều dẫn đến vẫn có rủi ro, cụ thể một số khoản đầu tư vốn góp đã phải trích lập dự phòng 60%, thậm chí có những khoản đầu tư đã phải trích lập lên tới 100% giá trị đầu tư ban đầu.
- Công tác quản lý hàng tồn kho chưa thực sự phát huy được hiệu quả cao nhất khi vòng quay hàng tồn kho còn lớn, lượng vốn bị ứ đọng ở đây còn nhiều, dẫn đến đồng vốn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.