Khái quát về tình hình vốn của Tổng công ty xây dựng Hà Nội – CTCP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng vốn tại tổng công ty xây dựng hà nội ctcp​ (Trang 49 - 52)

3.1.2.1 Cơ cấu vốn hoạt động của Tổng công ty:

Bảng 3.4 Cơ cấu vốn hoạt động của Tổng công ty

ĐVT: tỷ đồng

N m nguồn vốn Tổng Giá trị Vốn chủ sở hữu Tỷ trọng Giá trị Nợ phải trả Tỷ trọng N m 2016 6.560,47 1.521,49 23,19% 5.038,98 76,81%

N m 2017 5.782,67 1.629,19 28,17% 4.153,47 71,83%

N m 2018 5.512,67 1.619,02 29,37% 3.893,65 70,67% (Nguồn BCTC Tổng công ty xây dựng Hà Nội – CTCP, 2016 - 2018)

Qua bảng 3.2 về cơ cấu vốn hoạt động của Tổng công ty chúng ta có thể thấy, quy mô tổng nguồn vốn của Tổng công ty có xu hướng ngày càng giảm. Năm 2016, tổng nguồn vốn đạt 6.560,47 tỷ đồng giảm xuống 5.782,67 tỷ đồng năm 2017 và chỉ còn 5.512,67 năm 2018. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do chủ trương của Hội đồng quản trị của tổng công ty có xu hướng kiểm soát chặt chẽ hơn các khoản mục nợ phải trả. Mức nợ phải trả giảm mạnh từ 5.038,98 tỷ đồng năm 2016 xuống còn 4.153,47 năm 2018. Trong khi đó, vốn chủ sở hữu thay đổi không nhiều, từ 1.521,49 tỷ đồng năm 2016 lên 1.619,02 tỷ đồng năm 2018, qua đó làm tỷ trọng các khoản nợ phải trả giảm từ 76,81% xuống còn 70,67%. Như vậy, có thể thấy xu hướng của Tổng công ty trong việc chủ động hơn về nguồn vốn, giảm mức độ phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài.

3.1.2.2 Cơ cấu nợ phải trả

Cơ cấu nợ phải trả dài hạn

Bảng 3.5 Cơ cấu nợ phải trả dài hạn

ĐVT: tỷ đồng

Nội dung N m 2016 N m 2017 N m 2018

Doanh thu chưa thực hiện dài hạn 529,91 175,57 221,58

Phải trả dài hạn khác 0.4 0.4 0.4

Vay và nợ thuê tài chính dài hạn 1.074,39 0 0

Tổng nợ dài hạn 1.604,7 175,97 221,98

Giai đoạn 2016 – 2018, nợ dài hạn của Tổng công ty giảm nhanh, từ 1.604,7 tỷ đồng năm 2016 xuống còn 221,98 tỷ đồng năm 2018. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do kể từ năm 2017, Tổng công ty chưa triển khai đầu tư thêm dự án nào mới, chủ yếu hoàn thành dự án còn lại và đẩy mạnh mảng xây lắp nên nhu cầu sử dụng vốn dài hạn không còn nhiều, các khoản nợ dài hạn đã được chi trả hoặc gần đến hạn nên được chuyển sang nhóm các khoản nợ ngắn hạn. Phần còn lại của các khoản nợ dài hạn chủ yếu là doanh thu chưa thực hiện đối với việc cho thuê dài hạn văn phòng, trụ sở.

Cơ cấu nợ phải trả ngắn hạn.

Bảng 3.6 Cơ cấu nợ phải trả ngắn hạn

ĐVT: tỷ đồng

Nội dung N m 2016 N m 2017 N m 2018

1. Phải trả người bán ngắn hạn 406,3 340,93 516,84

2. Người mua trả tiền trước ngắn hạn 994,07 1.176,51 834,09 3. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 120,7 145,99 160,73

4. Phải trả người lao động 8,11 7,49 4

5. Chi phí phải trả ngắn hạn 1.110,82 1.200,57 1.198,98 6. Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn 0,032 0,094 0

7. Phải trả ngắn hạn khác 72,16 147,23 353,94

8. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 718,01 956,054 600,63

9. Quỹ khen thưởng phúc lợi 4.08 2,63 2,45

Tổng nợ phải trả ngắn hạn 3.434,28 3.977,5 3.637,66

(Nguồn BCTC Tổng công ty xây dựng Hà Nội – CTCP, 2016 - 2018)

Giai đoạn 2016 -2018, sự biến động về các khoản nợ phải trả ngắn hạn thay đổi liên tục. Năm 2017, Tổng nợ phải trả ngắn hạn tăng từ 3.434,28 tỷ đồng lên 3.977,5 tỷ đồng. Nhưng tới năm 2018, các khoản mục này lại giảm chỉ còn 3.637,66 tỷ đồng. Chúng ta xem xét đến những nội dung chiếm tỷ trọng lớn trong tổng các các khoản phải trả ngắn hạn:

- Phải trả người bán ngắn hạn chủ yếu bao gồm các khoản phải trả đối với nguyên vật liệu phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh mà chủ yếu là trong lĩnh vực xây lắp. Năm 2017, khoản mục này giảm so với năm 2016, từ 406,3 tỷ đồng xuống còn 340,93 tỷ. Đến năm 2018 lại tăng mạnh lên 516,84 tỷ. Nguyên nhân là trong giai đoạn 2016-2018, Tổng công ty không đầu tư một dự án nào mới mà chủ

yếu là đẩy mạnh hoạt động xây lắp dẫn đến nhu cầu về nguyên vật liệu tăng trong khi dòng tiền từ các công trình này chưa đáp ứng được. Ngoài ra thì với vị thế của một khách hàng lớn và lâu năm, người bán đã cấp cho Tổng công ty một thời hạn tín dụng thương mại dài hơn so với các doanh nghiệp xây lắp bình thường.

- Khoản mục người mua trả tiền trước hạn cũng biến động lên xuống. Năm 2016 là 994,07 tỷ đồng, năm 2017 tăng lên 1.176,51 tỷ đồng và năm 2017 giảm còn 834,09 tỷ đồng. Năm 2017, các công trình thi công xây dựng mới được khởi công, các chủ đầu tư tạm ứng giá trị ban đầu tương đối lớn, khoảng 30% dẫn đến giá trị các khoản trả tiền trước hạn này tăng. Năm 2018, do việc đảm bảo tiến độ, giá trị công việc hoàn thành đối cho các dự án tăng nhanh, hơn nữa là do nguyên nhân từ việc thu hồi việc tạm ứng dần theo giá trị hoàn thành dẫn đến khoản mục người mua trả tiền trước hạn giảm mạnh.

- Thuế và các khoản phải nộp nhà nước biến động theo chiều hướng tăng lên. Năm 2016, giá trị này là 120,7 tỷ; năm 2017 là 145,99 tỷ và năm 2018 là 160,73 tỷ. Sự biến động này chủ yếu do khoản mục thuế Giá trị gia tăng và khoản mục thuế TNDN do cuối năm tính toán, kết chuyển thuế giá trị gia tăng đầu ra, đầu vào và lợi nhuận.

- Chi phí phải trả ngắn hạn trong ba năm 2016-2018 được giữ tương đối ổn định trong khoản 1.200 tỷ. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là việc trích trước các khoản chi phí các dự án BĐS mà Tổng công ty là chủ đầu tư. Đây là một vấn đề chung đối với các chủ đầu tư khi mà các nhà thầu không đáp ứng được tiến độ hoàn thiện hồ sơ thanh toán, trong khi doanh thu đã được ghi nhận. Đây là một vấn đề trong quản lý tiến độ của Tổng công ty.

- Khoản mục phải trả ngắn hạn khác tăng mạnh và nhanh, khi từ 72,16 tỷ năm 2016 lên đến 353,94 tỷ đồng năm 2018. Vấn đề ở đây là sự tăng nhanh về cổ tức phải trả do trong ba năm vừa qua tỷ lệ chi trả cổ tức luôn đều đặn ở mức 600/CP. Ngoài ra thì còn có các khoản phải trả khác cũng tăng mạnh.

- Vay và nợ thuê tài chính năm 2016 là 718,01 tỷ đồng, năm 2017 tăng lên 956,04 tỷ đồng, năm 2018 thì giảm xuống còn 600,63 tỷ đồng. Nguyên nhân của sự biến động này là do các khoản nợ dài hạn được vay để thực hiện các dự án đầu tư

của Tổng công ty đến hạn hoặc sắp đến hạn được chuyển sang ngắn hạn để quản lý và chi trả. Hơn nữa, Tổng công ty luôn chú trọng đảm bảo khả năng thanh khoản, thanh toán các khoản nợ đầy đủ và đúng hạn nên tới năm 2018, giá trị vay nợ giảm mạnh chỉ còn 600,63 tỷ đồng.

3.1.2.3 Cơ cấu vốn chủ sở hữu

Bảng 3.7 Cơ cấu vốn chủ sở hữu

ĐVT: tỷ đồng

Nội dung N m 2016 N m 2017 N m 2018

1. Vốn góp của chủ sở hữu 1.410,48 1.410,48 1.410,48

2. Quỹ đầu tư phát triển 10,33 16,03 21,23

3. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 102,37 202,68 187,31

Tổng 1.521,49 1.629,19 1.169,02

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng vốn tại tổng công ty xây dựng hà nội ctcp​ (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)