3.3.2.1 Hạn chế trong công tác quản lý sử dụng vốn của Tổng công ty xây dựng Hà Nội
Về cơ cấu vốn:
Trong giai đoạn 2016 -2018, cơ cấu vốn của Tổng công ty xây dựng Hà Nội vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, khi mà tỷ lệ nợ phải trả trên tổng nguồn vốn rất cao, trong cả năm đều trên 70%, thậm chí năm 2016, tỷ lệ này còn đạt 76,81%. Hơn nữa, trong đó chủ yếu là các khoản nợ ngắn hạn đã cho thấy những tiềm ẩn về rủi ro tài chính, về khả năng thanh khoản…
Hạn chế trong công tác l p kế hoạch
- Hoạt động tổ chức lập kế hoạch và phân bổ vốn còn nhiều hạn chế, chưa chi tiết, cụ thể như lập kế hoạch về vốn lưu động bằng phương pháp gián tiếp dẫn đến kết quả dự báo nhu cầu vốn còn kém chính xác, kém sát với thực tế. Công tác quản lý còn bị động, chủ yếu là đi sau, giải quyết các vấn đề phát sinh khi thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
- Công tác xây dựng cơ chế, chính sách còn chưa được chú trọng, nặng về tình hình thức, chưa đạt được hiệu quả cao khi những dư âm tồn tại của một doanh nghiệp nhà nước mới chuyển mình sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần.
Hạn chế trong giai đoạn tổ chức thực hiện quản lý sử dụng vốn
Trước hết đánh giá về khả năng đáp ứng vốn cho sản xuất kinh doanh: Thực tế cho thấy trong kỳ, mặc dù tại một số thời điểm nhất định, Tổng công ty gặp khó khăn về khả năng thanh khoản, hay khả năng huy động vốn đáp ứng những nhu cầu sản xuất kinh doanh chưa được tốt. Tuy nhiên tình trạng này hầu như chỉ diễn ra tức thời, trong thời gian rất ngắn. Nguyên nhân là do đặc thù của ngành xây dựng, các kế hoạch về tài chính thường không thể diễn ra đúng theo dự tính, khi mà còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố từ bên ngoài. Nhưn bằng nỗ lực của ban lãnh đạo cũng như của các phòng ban trong Tổng công ty, tình trạng này không diễn ra thường xuyên cũng như nhanh chóng được giải quyết nên tác động của nó tới hoạt động sản xuất kinh doanh không nhiều.
Ngoài ra, theo tác giả thì việc tổ chức thực hiện quản lý sử dụng vốn hiệu quả hay không, biểu hiện ở chính hiệu quả sử dụng vốn. Nếu quản lý tốt, hiệu quả sử dụng vốn sẽ cao và ngược lại, nếu quản lý không tốt, hiệu quả sử dụng vốn còn nhiều bất cập.
Hạn chế trong quản lý sử dụng vốn cố định:
Căn cứ bảng 3.16 về hiệu quả sử dụng vốn cố định, dễ thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định biến thiên liên tục, nhưng đang có dấu hiệu suy giảm.
- Hiệu suất sử dụng vốn cố định xu hướng giảm liên tục trong ba năm 2016 – 2018.
Năm 2016, hiệu suất này đạt 1,81 lần hay 1,81 đồng doanh thu thuần sẽ có sự tham gia vào của 1 đồng vốn cố định. Tới năm 2017, hiệu suất này giảm 0,28 lần xuống còn 1,53 lần, với mức giảm tương đương với 15,47% hay doanh thu thuần được tạo ra ít hơn 0,28 đồng so với năm 2016 từ cùng 1 đồng vốn cố định. Nguyên nhân của sự biến động này là do vốn cố định tăng lên 4,58%, trong khi doanh thu thuần lại có sự sụt giảm 11,6%.
Năm 2018, mức độ giảm chậm đi khi hiệu suất giảm 0,11 lần còn 1,42 lần, tương ứng với 7,31% hay nói cách khác, năm 2018 mặc dù có tiến triển để trong việc quản lý sử dụng vốn, nhưng hiệu suất thì vẫn sụt giảm. Một đồng vốn cố định tạo ra doanh thu thuần ít hơn 0,11 đồng so với năm 2017. Giải thích cho vấn đề này là do cả doanh thu thuần lẫn vốn cố định đều giảm trong đó mức độ sụt giảm của vốn cố định ít hơn so với mức độ sụt giảm của doanh thu (1,99% so với 9,16%).
Nhìn tổng thể, có thể thấy rằng, theo thời gian, giá trị doanh thu thuần được tạo ra bởi sự tham gia của 1 đồng vốn cố định ngày càng giảm.
- Hệ số tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn cố định thay đổi liên tục trong ba năm 2016-2018. Năm 2017, lợi nhuận sau thuế tăng đột biến khi tăng tới 92,24% so với năm 2016 qua đó làm hệ số tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn cố định cũng tăng lên, từ 7,05% năm 2016 lên 12,96%. Tuy nhiên, việc gia tăng lợi nhuận sau thuế này không phải do sản xuất kinh doanh trong kỳ hiệu quả mà do sự tính toán lại các chi phí trả trước của các kỳ trước đó theo yêu cầu của các cơ quan chức năng.
Tới năm 2018, tỷ suất này lại giảm mạnh xuống còn 6,63% (ứng với mức giảm 48,87% so với năm 2017). Như vậy, có thể thấy mặc dù hệ số tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn cố định có tăng có giảm, nhưng nhìn vào bản chất dễ thấy hiệu suất sử dụng vốn cố định đang trên đà suy giảm.
Bảng 3.19 Hiệu quả sử dụng vốn cố định
(Nguồn BCTC Tổng công ty xây dựng Hà Nội – CTCP, 2016 – 2018 và tác giả tự tổng hợp)
TT ĐVT N m 2016 N m 2017 N m 2018 Chênh lệch 2017/2016 Chênh lệch 2018/2017 Gi trị Tỷ lệ (%) Gi trị Tỷ lệ (%)
1. Doanh thu thuần Tỷ đồng 2.670,97 2.361,12 2.144,93 -309,85 -11,60 -216,19 -9,16 2. Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 103,79 199,53 99,98 95,74 92,24 -99,55 -49,89 3. Vốn cố định bình quân Tỷ đồng 1.472 1.539,36 1.508,66 67,36 4,58 -30,70 -1,99 4. Hiệu suất sử dụng vốn
cố định Lần 1,81 1,53 1,42 -0,28 -15,47 -0,11 -7,31
5. Tỷ suất lợi nhuận sau
Tóm lại, qua phân tích số liệu hiệu quả sử dụng vốn trong giai đoạn 2016 - 2018, ta thấy quản lý sử dụng vốn cố định còn nhiều bất cập, khi để tồn tại thực trạng đầu tư tài chính dài hạn chiếm quá lớn, trong khi không hiệu quả, dẫn đến lãng phí những đồng vốn này. Cơ cấu tài sản cố định cũng còn hạn chế, khi mà những phương tiện trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh đa phần đã lạc hậu, tỷ lệ hao mòn rất cao. Đây là một tín hiệu cho thấy việc việc sử dụng vốn cố định còn nhiều bất cập, đòi hỏi Tổng công ty phải có những biện pháp kịp thời để xử lý tình trạng trên.
Hạn chế trong quản lý sử dụng vốn lưu động:
Theo những số liệu đã phân tích ở phía trên, dễ nhận thấy được:
- Quản lý đối với các khoản phải thu có rất nhiều những rủi ro, nguy cơ khi Tổng công ty bị chiếm dụng vốn quá nhiều. Có những thời điểm, các khoản phải thu chiếm đến trên 70% tỷ trọng cơ cấu nguồn vốn lưu động và đang có xu hướng tăng lên. Các báo cáo công nợ còn mang tính chất thống kê số liệu, chưa đưa ra được những chính sách hay tham mưu cụ thể cho công tác thu hồi công nợ. Thực trạng này làm cho tài chính của Tổng công ty tiềm ẩn sự thiếu hụt vốn trong kinh doanh hoặc khả năng bảo toàn vốn khi đã xuất hiện các khoản phải thu khó đòi. Đặc biệt cần lưu ý với hoạt động quản lý quản lý các khoản phải thu khác, mà cụ thể là tiền tạm ứng thi công. Cần phải xem xét lại quy trình tạm ứng, phải đảm bảo đúng quy chế, quy định của Tổng công ty cũng như pháp luật nhằm hướng đến việc sử dụng đồng vốn với lợi ích kinh tế cao nhất.
- Giá trị hàng tồn kho của Tổng công ty còn tương đối lớn. Công tác quản lý đối với hàng tồn kho còn hạn chế, chưa khoa học và hợp lý. Một số công trình lớn của Tổng công ty bị chậm tiến độ trong công tác thực hiện hợp đồng cũng như hoàn thiện các thủ tục hồ sơ thanh toán, quyết toán dẫn đến chưa thể bàn giao, ghi nhận doanh thu. Điều này làm Tổng công ty tăng chi phí khi vốn bị đọng trong hàng tồn kho, cũng như mất uy tín đối với các đối tác về tiềm lực và khả năng hoạt động của mình.
Bên cạnh đó, xem xét đến các yếu tố đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. Căn cứ bảng 3.17 hiệu quả sử dụng vốn lưu động, ta có thể nhận thấy trong giai đoạn 2016
-2018 hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty xây dựng Hà Nội – CTCP chưa cao, tuy nhiên đang có dấu hiệu tốt hơn. Cụ thể:
- Về vòng quay vốn lưu động:
Tới cuối năm 2016, số vòng quay vốn lưu động đạt 0,57 vòng. Đến năm 2017, giá trị này giảm 0,06 vòng xuống còn 0,51 vòng (ứng với mức giảm 10,38%). Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do trong kỳ, vốn lưu động hầu như không thay đổi (giảm 1,36% so với cùng kỳ), nhưng doanh thu thuần thì giảm với tốc độ nhanh hơn (giảm 309,85 tỷ tương đương với 11,6%). Đây là hệ quả của một năm kinh doanh khó khăn của Tổng công ty.
Tới năm 2018, vòng quay vốn lưu động có dấu hiệu tốt hơn khi tăng nhẹ lên mức 0,52 vòng (tăng 0,01 vòng ứng với 1,67%). Đây là kết quả của việc tốc độ giảm của vốn lưu động nhanh hơn so với tốc độ giảm của doanh thu (10,65% so với 9,16%). Điều này có thể cho thấy mặc dù tiếp tục có một năm kinh doanh khó khăn, nhưng công tác quản lý vốn lưu động đã có dấu hiệu tốt hơn.
- Cùng với sự biến động của vòng quay vốn lưu động là sự biến động của kỳ luân chuyển vốn lưu động. Thời gian của kỳ luân chuyển vốn lưu động càng ngắn càng cho thấy sự luân chuyển vốn lưu động trong sản xuất càng tốt. Năm 2016, kỳ luân chuyển vốn lưu động là 632,98 ngày. Đến năm 2017, số ngày tăng vọt lên 73 29 ngày làm kỳ luân chuyển vốn đạt 706,27 ngày (ứng với mức tăng 11,58%).
Đến năm 2018, hệ số này có sự giảm nhẹ xuống còn 694,68 ngày (mức giảm 11,59 ngày, ứng với 1,64%), đã cho thấy sự biến chuyển trong công tác quản lý vốn lưu động nhằm rút ngắn thời gian vốn lưu động nằm trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh cũng như lưu thông.
- Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động:
Năm 2016, hệ số đảm nhiệm vốn lưu động là 1,76 lần. Tức để tạo ra 1 đồng doanh thu, cần 1,76 đồng vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh. Tới năm 2017, hệ số này tăng lên 1,96 đồng, tức Tổng công ty sẽ mất thêm 0,2 đồng để tạo ra 1 đồng doanh thu (ứng với 11,58%) so với năm 2016. Đến năm 2018, hệ số này giảm nhẹ xuống còn 1,93 đồng (mức giảm 0,03 ứng với 1,64%). Tuy nhiên, có thể thấy được
rằng với hệ số đảm nhiệm vốn lưu ở mức như này cho thấy Tổng công ty phải đầu tư quá nhiều đồng vốn lưu động để tạo ra một đồng doanh thu.
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động:
Căn cứ vào số liệu trên bảng 3.17 thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động thay đổi liên tục. Năm 2017 tỷ suất lợi nhuận này tăng vọt so với năm 2016, từ 2,21% lên 4,31% ứng với mức tăng 2,1%. Điều này có thể cho rằng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng vọt. Tuy nhiên, như giải thích ở các phần trên, việc gia tăng lợi nhuận không phải do trong kỳ Tổng công ty hoạt động kinh doanh hiệu quả nên không thể nhìn nhận điều này theo chiều hướng tích cực khi mà doanh thu vẫn giảm, giá vốn lại tăng. Năm 2018, tỷ suất này lại giảm hẳn xuống còn 2,42 sau khi không còn hiệu ứng của việc điều chỉnh tới lợi nhuận.
Tóm lại, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty xây dựng Hà Nội còn rất thấp, đây là vấn đề đòi hỏi ban lãnh đạo Tổng công ty có những biện pháp, cách thức để tránh tình trạng ứ đọng và sử dụng không hiệu quả những đồng vốn lưu động.
Bảng 3.20 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Nội dung ĐVT N m 2016 N m 2017 N m 2018 Chênh lệch 2017/2016 Chênh lệch 2018/2017 Gi trị Tỷ lệ (%) Gi trị Tỷ lệ (%)
1. Doanh thu thuần Tỷ đồng 2.670,97 2.361,12 2.144,93 -309,85 -11,60 -216,19 -9,16 2. Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 103,79 199,53 99,98 95,74 92,24 -99,55 -49,89
3. VLĐ bình quân Tỷ đồng 4.696,3 4.632,22 4.139,01 -64,09 -1,36 -493,21 -10,65
4. Số vòng quay VLĐ Vòng 0,57 0,51 0,52 -0,06 -10,38 0,01 1,67
5. Kỳ luân chuyển VLĐ Ngày 632,98 706,27 694,68 73,29 11,58 -11,59 -1,64
6. Hệ số đảm nhiệm VLĐ Lần 1,76 1,96 1,93 0,20 11,58 -0,03 -1,64
7. Tỷ suất lợi nhuận trên VLĐ % 2,21 4,31 2,42 2,10 94,90 -1,89 -43,92
Hạn chế trong công tác quản lý sử dụng toàn bộ nguồn vốn
- Trong khả n ng đảm bảo khả n ng to n:
Khi đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, ta cần xem xét đến khả năng thanh toán của đơn vị. Xét cho cùng thì quản lý sử dụng vốn nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn tối ưu và đảm bảo sự hoạt động thường xuyên, liên tục của doanh nghiệp. Trong đó, đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp là một cách thức đánh giá cơ cấu vốn và khả năng thanh toán cho các nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp đó.
Bảng 3.21 Các chỉ tiêu đánh giá về khả năng thanh toán
TT Nội dung N m 2016 N m 2017 N m 2018 1 Tổng tài sản 6.560,47 5.782,67 5.512,67 2 Tổng nợ phải trả 5.038,98 4.153,47 3.893,65 3 Tổng tài sản ngắn hạn 5.091,83 4.172,6 4.105,41 4 Nợ ngắn hạn 3.434,28 3.977,5 3.637,66 5 Hàng tồn kho 1.519,11 1.479,1 1.083,61
6 Tiền và các khoản tương đương tiền 225,24 211,84 76,37
7 Doanh thu thuần 2.670,97 2.361,12 2.144,93
9 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát 1,30 1,39 1,42
10 Khả năng thanh toán hiện hành 1,48 1,05 1,13
11 Khả năng thanh toán nhanh 1,04 0,68 0,83
12 Khả năng thanh toán tức thời 0,07 0,05 0,02
(Nguồn BCTC Tổng công ty xây dựng Hà Nội – CTCP, 2016 - 2018)
Khả năng thanh toán tổng quát của Tổng công ty có xu hướng tăng lên liên tục qua các năm 2016-2018, tương ứng tại các mức 1,3; 1,39; 1,42. Trong cả ba năm đều có hệ số này lớn 1, hay mỗi đồng vốn nợ phải trả được bảo đảm lần lượt bằng 1,3; 1,39 và 1,42 đồng tài sản. Điều này có nghĩa Tổng công ty có đầy đủ khả năng thanh toán cho các khoản nợ.
Khả năng thanh toán hiện hành qua các năm thay đổi liên tục qua các năm. Năm 2016, chỉ số này đạt 1,48 nhưng năm 2017 giảm 0,43 xuống còn 1,05. Tuy nhiên đến năm 2018, chỉ số này lại tăng lên 1,13. Tuy nhiên, nhìn tổng thể các chỉ số này đều nhỏ hơn 2, có nghĩa là khả năng thanh toán hiện hành chưa cao hay Tổng công ty có nguy cơ rơi vào tình trạng không thể đồng thời chi trả các khoản nợ ngắn hạn vừa đủ tài sản để đảm bảo sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân của vấn
đề này là do nợ ngắn hạn có biến động theo xu hướng tăng lên, còn tài sản ngắn hạn lại giảm dần qua từng năm.
Hệ số thanh toán nhanh tương tự như hệ số thanh toán hiện hành, biến động liên tục. Năm 2016, hệ số này đạt 1,04 tức cơ cấu tài sản và nợ ngắn hạn tương đối hợp lý, Tổng công ty vừa đảm bảo khả năng thanh toán nhanh vừa không bị mất cơ hội do khả năng thanh toán nợ mang lại. Đến năm 2017, hệ số này giảm mạnh xuống còn 0,68, tức 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0,68 đồng tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao. Nói cách khác, Tổng công ty đang phải đối mặt với rủi ro về khả năng thanh toán nợ. Đếm năm 2018, hệ số này tăng nhẹ lên 0,83. Mặc dù đã có dấu hiệu để cải thiện nhưng vẫn chưa đủ. Tổng công ty vẫn phải đương đầu với khó khăn trong công tác thanh toán nợ ngắn hạn.
Hệ số thanh toán tức thời của Tổng công ty qua ba năm 2016 -2018 đều rất nhỏ và có xu hướng giảm dần qua các năm, giá trị qua 3 năm tương ứng 0,07; 0,05 và 0,02. Hay tiền mặt và các khoản tương đương tiền ngày của Tổng công ty ngày càng khó đáp ứng được những nhu cầu thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn. Rủi ro thanh toán hiện hữu, khi chỉ cần dòng tiền từ các dự án có một sự sai lệch nhỏ so với kế hoạch, Tổng công ty có thể mất khả năng thanh toán.
Như vậy, có thể thấy qua các chỉ tiêu tài chính đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn như tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, trên tài sản rất đáng báo động.