Nhóm giải pháp về lập kếhoạch và phân bổ vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng vốn tại tổng công ty xây dựng hà nội ctcp​ (Trang 92 - 94)

4.2.1.1 Nhóm giải pháp về lập kế hoạch vốn, hoàn thiện cơ chế quản lý

Trên cơ sở đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty kết hợp với những thông tin kinh tế, thị trường, Tổng công ty cần phải có kế hoạch nhu cầu vốn và sử dụng vốn phù hợp, cụ thể như sau:

- Xác định nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết đáp ứng cho nhu cầu hoạt động SXKD của Tổng công ty nhằm đảm bảo cho hoạt động SXKD của Công ty được diễn raliên tục không bị gián đoạn.

- Trên cơ sở nhu cầu vốn đã lập, Tổng công ty cần xây dựng kế hoạch cụ thể về huyđộng vốn, bao gồm việc xác định khả năng vốn hiện có, số vốn còn thiếu để lựachọn nguồn cho phù hợp.

- Sau khi lập kế hoạch huy động vốn, Tổng công ty cần chủ động trong việc quản lývà sử dụng số vốn đã có được sao cho mang lại hiệu quả cao nhất. Tổng

Công ty cần căncứ trên kế hoạch kinh doanh và dự báo biến động của thị trường để phân bổ vốn cảvề số lượng và thời gian.

- Chú trọng hoàn thiện cơ chế quản lý sử dụng vốn. Tổng công ty cần phải chủ độngtiếp cận và tìm kiếm nguồn vốn đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tài chính vàphải coi chi phí đầu tư về vốn là một phần của hiệu quả đầu tư và sản xuất kinh doanh. Cơ chế quản lý điều hành nguồn vốn và các chi phí sản xuất kinh doanh cần được tăng cường theo hướng điều chỉnh cơ cấu thu chi phù hợp với việc cắt giảm các chi phí đầu vào. Cơ chế quản lý chi của công ty phải đảm bảo kế hoạch chi hợp lý, hiệu quả, đảm bảo kiểm soát được bội chi, tiến tới cân bằng vốn và doanh thu. Hệ thống quản lý tài chính, chi tiêu từng bước thực hiện vi tính hoá, đẩy mạnh phân cấp quản lý tài chính trong Tổng công ty và tăng tính tự chủ tài chính đối với các đơn vị trực thuộc mình.Cân đối tỷ lệ chi và phù hợp với mục tiêu phát triển kinhdoanh trong từng thời kỳ và đảm bảo an toàn tài chính của Tổng công ty.

- Đẩy nhanh tiến trình nâng cao năng lực của bộ máy quản lý tài chính. Bên cạnh đó Tổng công ty cần xây dựng hệ thống thông tin quản lý tài chính hiệuquả để có thể quản lý được quá trình cạnh tranh ngày một cao, đảm bảo thông tin nhanh chóng, kịp thời để người quản lý có thể ra quyết định kịp thời.

4.2.1.2 Giải pháp về tối ưu cơ cấu nguồn vốn

Xây dựng được một cơ cấu nguồn vốn hợp lý với chi phí sử dụng vốn thấp nhất là một trong những mục tiêu của Tổng công ty thời gian tới. Muốn vậy Tổng công ty cầnphải nghiên cứu kỹ nhu cầu vốn trong từng thời kỳ để chủ động hơn trong các kếhoạch huy động vốn. Huy động vốn đòi hỏi đáp ứng được số vốn cần thiết, đảm bảoquá trình SXKD được diễn ra thường xuyên, liên tục đồng thời tính chủ động tàichính cũng phải được đảm bảo và chi phí sử dụng vốn phải thấp nhất.Vốn huy động có thể được chia thành hai nguồn chính: nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài.

Một thực trạng cho thấy việc sử dụng vốn tại Tổng Công ty trong thời gian vừa qua chủ yếu xuất phát từ nguồn bên ngoài (vay nợ) để tài trợ cho hoạt động SXKD (khi mà cả ba năm 2016, 2017 và 2018, tỷ trọng nợ phải trả đều chiếm

trên70%, trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn, thậm chí có thời điểm nợ ngắn hạn chiếm tới trên 90%). Do đó đã làm gia tăng mức độ phụ thuộc vào bên ngoài, giảm khả năng tự chủ về tài chính của công ty. Vì vậy, Tổng công ty cần phải giảm việc tài trợ cho tài sản từnguồn vốn ngoại sinh song song với việc gia tăng vốn kinh doanh từ chính nguồn nội sinh của mình để giúp cho tình hình tài chính khả quan hơn. Ngoài ra, Tổng công ty cũng nên chú ý tận dụng các quỹ như quỹ khen thưởng phúc lợi, hay khoản khấu hao tài sản cố định hàng năm chưa dùng đến. Đây là những nguồn vốn thuộc chủ sở hữu công ty mà công ty hoàn toàn có thể tận dụng để đầu tư, vừa tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn vừa nâng cao khả năng tự chủ về tài chính cho chính mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng vốn tại tổng công ty xây dựng hà nội ctcp​ (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)