Cơ cấu vốn chủ sở hữu của Tổng công ty trong giai đoạn vừa qua biến động chủ yếu do sự biến động của lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Trong ba năm qua, tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty khá tốt, mức lợi nhuận sau thuế được giữ ổn định dẫn đến lũy kế tăng dần kể cả sau khi đã chi trả cổ tức.
3.2 Phân tích thực trạng quản lý sử dụng vốn tại Tổng công ty xây dựng Hà Nội – CTCP Nội – CTCP
3.2.1 Lập kế hoạchsử dụng và phân bổ vốn
X c định nhu cầu về vốn
- Xác định nhu cầu về vốn cố định:
Nhu cầu về vốn cố định đối với Tổng công ty xây dựng Hà Nội phát sinh từ nhu cầu mua sắm, đầu tư tài sản cố định, bất động sản đầu tư và mua bán tài sản tài chính dài hạn. Căn cứ vào tình hình thực tế và phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh, Tổng công ty thường xây dựng các kế hoạch 5 năm, 3 năm và kế hoạch hàng năm.
Trước hết đối với tài sản cố định và bất động sản đầu tư, Tổng công ty thực hiện quản lý theo từng dự án do chủ yếu việc đầu tư, mua sắm là để thực hiện các dự án này. Trước khi mỗi dự án được triển khai, phòng dự án kết hợp phòng Tài chính kế toán phải hoàn thiện kế hoạch tài chính cho dự án đó, trong đó biểu thị cơ
bản tiến độ và nhu cầu về vốn tương ứng để thực hiện, về biến động dòng tiền để đánh giá hiệu quả trong công tác đầu tư.
Đối với hoạt động mua bán, đầu tư tài sản tài chính, Tổng công ty đã và đang thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp theo đề án giai đoạn 2016 -2020 đã được Bộ xây dựng phê duyệt. Theo đó sẽ thoái vốn tại các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, góp vốn vào các công ty, dự án có triển vọng cho phù hợp với định hướng phát triển của Tổng công ty.
Tổng hợp các nhu cầu đó và kế hoạch sản xuất kinh doanh hằng năm được hội đồng quản trị và đại hội đồng cổ đông phê duyệt, Tổng công ty xác định được nhu cầu đối với vốn cố định hàng năm.
Bảng 3.8 Tổng hợp nhu cầu về vốn cố định
ĐVT: tỷ đồng
TT Nội dung N m 2016 N m 2017 N m 2018
1 Kế hoạch tài sản cố định -12,33 -6,403 9,18
2 Kế hoạch bất động sản đầu tư 0 0 0
3 Kế hoạch tài sản tài chính dài hạn -26 172,8 -194,97
Tổng nhu cầu vốn cố định -38,33 108,77 -185,79
(Nguồn kế hoạch đầu tư và sản xuất kinh doanh, 2016 -2018 )
- Xác định nhu cầu về vốn lưu động:
Tổng công ty xây dựng Hà Nội hoạt động kinh doanh trong hai lĩnh vực chính là đầu tư và thi công xây dựng. Nguồn vốn lưu động chủ yếu đổ vào đây nhằm đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra bình thường và liên tục.
Nhìn chung, Tổng công ty xây dựng Hà Nội xác định nhu cầu về vốn lưu động thông phương pháp gián tiếp, thông qua tình hình thực tế sử dụng vốn của kỳ trước để xác định nhu cầu vốn của kỳ kế hoạch khi có sự biến động về cơ cấu sản xuất. Phương pháp đáp ứng nhu cầu dự báo vốn lưu động một cách nhanh chóng, cung cấp thông tin một cách kịp thời cho người quản lý sử dụng vốn, để có thể có những biện pháp, phương án xử lý kịp thời, phù hợp với những đặc thù ngành nghề và đặc điểm của Tổng công ty.
Bảng 3.9 Minh họa cách thức xác định nhu cầu vốn lưu động
ĐVT: tỷ đồng
TT Chỉ tiêu N m 2016 N m 2017 N m 2018
1 Doanh thu thuần kỳ trước 2.409,7 2.670,97 2361,1 2 Vốn lưu động bình quân kỳ trước 4.039,57 4.696,3 4.632,22 3 Doanh thu thuần theo kế hoạch 2.700 2.914 2.950 4 Tỷ lệ thay đổi số ngày luân chuyển vốn -5% 10% 30% 5 Nhu cầu vốn lưu động kỳ này 4.752,53 4.611,25 4051,30 (Nguồn BCTC Tổng công ty xây dựng Hà Nội – CTCP, 2016 - 2018)
Theo số liệu về bảng tổng hợp minh họa cách thức xác định nhu cầu sử dụng vốn lưu động tại Tổng công ty xây dựng Hà Nội, ta có thể thấy được những hạn chế trong phương pháp dự báo nhu cầu vốn lưu động khi mà con số dự báo chưa sát với thực tế. Tuy nhiên bằng lợi thế về quy mô và uy tín, luôn đảm bảo khả năng thanh toán cho các nhà cung cấp, khả năng trả nợ cho ngân hàng, đảm bảo tiến độ bàn giao với khách hàng nên trong giai đoạn 2016-2018, Tổng công ty chưa thực sự gặp vấn đề nghiêm trọng về vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng đây là một vấn đề đặt ra cho bộ máy quản lý sử dụng vốn nói chung và quản lý doanh nghiệp nói riêng nhằm đảm bảo nguồn vốn đủ để phục vụ sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra, bên cạnh nhu cầu vốn lưu động được tính toàn bộ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đối với hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản, căn cứ vào tiến độ và kế hoạch dòng tiền của dự án để xác định ra nhu cầu vốn tại một thời điểm nhất định.
Tổng hợp nhu cầu vốn lưu động và nhu cầu vốn cố định theo các kế hoạch sản xuất kinh doanh đã được phê duyệt, Tổng công ty xác định được nhu cầu vốn cần có để lên kế hoạch về huy động vốn để đáp ứng. Có ba nguồn chủ yếu để đáp ứng cho nhu cầu về vốn đó. Trước hết là vốn chủ sở hữu, hàng năm được Tổng công ty bổ sung bằng các khoản lợi nhuận chưa phân phối và các khoản quỹ đầu tư phát triển.Nguồn thứ hai là từ chiếm dụng vốn của nhà cung cấp, của người mua trả tiền trước, của nhà nước và của người lao động. Tuy nhiên, hai nguồn này không ổn định và rất khó đảm bảo khả năng thanh khoản cũng như đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn thứ ba đó là từ đi vay từ các tổ chức tín dụng. Tổng công ty
có quan hệ với các ngân hàng lớn như ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, ngân hàng Quốc tế, ngân hàng Sài gòn Hà Nội … Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh nhận được, các ngân hàng sẽ cấp cho Tổng công ty một hạn mức tín dụng phù hợp. Ví dụ như ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam – chi nhánh Sở giao dịch cấp hạn mức 800 tỷ đồng từ ngày 06/09/2017 trong thời hạn 12 tháng, chi nhánh Hà Nội cấp hạn mức tín dụng 1.000 tỷ ngày 17/07/2017, 100 tỷ ngày 07/4/2018… Như vậy, có thể thấy bằng quy mô, hiệu quả kinh doanh và thanh toán các khoản nợ đã giúp cho Tổng công ty có một hạn mức tín dụng lớn, đủ để đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình.
Kế hoạch phân bổ vốn
Trên cơ sở các kế hoạch xây dựng về nhu cầu và khả năng đáp ứng về vốn, phòng Tài chính kế toán sẽ tổng hợp và xác định về kế hoạch phân bổ vốn cho từng hoạt động, lĩnh vực và nhu cầu. Theo tầm vĩ mô, việc xây dựng kế hoạch này được tiến hành theo năm, theo quý và theo tháng, theo đó việc phân bổ các nguồn lực từ vốn tự có, vốn vay hay tạm thời chiếm dụng vốn của nhà cung cấp.
Còn trong thực tế điều hành, việc lên kế hoạch phân bổ vốn là hoạt động thường xuyên, liên tục, diễn ra hàng ngày trong công tác điều hành của Tổng công ty xây dựng Hà Nội. Vấn đề đặt ra là mặc dù đã có kế hoạch về nhu cầu sử dụng vốn, nhưng trên thực tế để đôi lúc tại một số thời điểm doanh nghiệp sẽ không có đầy đủ vốn cho tất cả các nhu cầu. Tại Tổng công ty, vào buổi sáng của mỗi ngày, phòng tài chính kế toán sẽ đưa ra một báo cáo về các nhu cầu và dự kiến kế hoạch phân bổ dòng tiền trình Phó tổng giám đốc phụ trách quyết định trên cơ sở cân đối các nguồn vốn. Nguyên tắc của việc xây dựng kế hoạch phân bổ vốn này được Tổng công ty xác định dựa trên tính kịp thời và hiệu quả của từng đồng vốn. Tính kịp thời tức là các dòng vốn phải đảm bảo cho việc hoạt động liên tục, thường xuyên của doanh nghiệp, nơi nào cấp bách hơn thì sẽ được ưu tiên trước. Tính hiệu quả của từng đồng vốn, tức lãnh đạo của Tổng công ty sẽ phải xem xét đánh giá hiệu quả của từng phương án phân bổ sao cho tối ưu nhất, đảm bảo an toàn nhất đối với hoạt động của toàn bộ hệ thống.
Như vậy, có thể thấy rằng xác định kế hoạch phân bổ các nguồn vốn là một việc làm hết sức phức tạp do tính hạn chế của nguồn lực và tính hiệu quả của mục đích kinh doanh. Việc làm này đòi hỏi những thông tin, dữ liệu một cách chính xác và quan trọng nhất là tầm và tâm của lãnh đạo phụ trách trong việc ra quyết định.
Cơ chế đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn.
Xét cho cùng, việc đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn là việc đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh đi đúng hướng, hoạt động đúng theo các kế hoạch đã đề ra.
- Về cơ chế tài chính:
Phòng Tài chính kế toán của Tổng công ty là đầu mối duy nhất thực hiện các chức năng, nhiệm vụ về toàn bộ hoạt động tài chính kế toán của Tổng công ty, chịu trách nhiệm trước Phó Tổng giám đốc phụ trách, Tổng giám đốc về hoạt động tài chính kế toán. Thực hiện quản lý, kiểm tra, hướng dẫn và thực hiện chế độ kế toán thống kế, quản lý tài chính, tài sản theo quy định của nhà nước và quy chế của Tổng công ty, xây dựng và tham mưu cho lãnh đạo về quy trình hồ sơ tài chính, hồ sơ thanh toán ….
Ngày từ những ngày đầu khi hoàn thành tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp, Tổng công ty xây dựng Hà Nội – CTCP đã ban hành quy chế quản lý tài chính chung cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Quy chế quản lý tài chính này là xương sống cho mọi cơ chế, chính sách quản lý về tài chính trong Tổng công ty. Đây là căn cứ để xây dựng các quy chế quản lý cụ thể như quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý tài sản, quy chế báo cáo … Nội dung của quy chế này gồm những điều khoản về quản lý, sử dụng vốn và tài sản tại Tổng công ty, quy định về các chế độ tài chính, kế hoạch, báo cáo thống kê về hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, các đơn vị hạch toán phụ thuộc…
Theo đặc thù của hoạt động của Tổng công ty, tất cả các công trình thực hiện hay các dự án đầu tư đều được thành lập các Ban điều hành, các Ban quản lý dự án. Theo đó, mỗi Ban đều sẽ phải xây dựng một quy chế quản lý tài chính riêng trên cơ sở quy chế quản lý tài chính chung của Tổng công ty, phù hợp với đặc điểm của dự
án. Trong đó quy định rõ về việc quản lý các tài sản cố định, quy trình tạm ứng, thanh toán, quy trình hồ sơ thanh toán…
Việc tuân thủ đúng và đầy đủ các quy trình, quy định đã đề ra là cơ sở đảm bảo hiệu quả trong việc sử dụng vốn.
- Cơ chế quản lý về tiến độ:
Trong hoạt động xây dựng, tiến độ là một nhân tố vô cùng quan trọng đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung và hiệu quả của đồng vốn bỏ ra nói riêng. Mỗi một sự chậm chễ về tiến độ thi công, về tiến độ làm hồ sơ thanh toán cũng có thể dẫn đến sự chậm trễ về dòng tiền của Tổng công ty, làm sai lệch các kế hoạch về tài chính, dẫn đến kém hiệu quả trong công tác sử dụng vốn. Phòng Kỹ thuật thi công chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Tổng công ty trong việc xây dựng các quy chế đảm bảo tiến độ như giám sát công trình, các cơ chế phạt nhà thầu khi không thực hiện đúng tiến độ …, các quy chế đảm bảo tiến độ làm hồ sơ thanh toán như việc giám sát, khen thưởng, phạt đối với bộ phận làm hồ sơ thanh toán.
- Cơ chế về người lao động:
Tổng công ty xây dựng Hà Nội luôn chú trọng đến công tác nâng cao chất lượng nguồn lao động trong Tổng công ty. Bộ máy lãnh đạo luôn luôn xác định rõ rằng con người là nhân tố quan trọng nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh, luôn cố gắng tạo điều kiện tối ưu để mỗi các nhân có thể phát huy hết sở trường của mình. Phòng tổ chức lao động chịu trách nhiệm tham mưu và xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ, tay nghề cho lao động, thường xuyên tổ chức các cuộc thi tay nghề giữa các ban điều hành… Ngoài ra còn có cơ chế thưởng phạt phân minh để tạo động lực thúc đẩy người lao động và phong trào thi đua sản xuất.
3.2.2 Tổ chức thực hiện quản lý sử dụng vốn.
3.2.2.1 Tổ chức thực hiện quản lý sử dụng vốn cố định
Trên cơ sở khái niệm về vốn cố định tại phần cơ sở lý luận, ta có thể nhận diện được vốn cố định trên bảng cân đối tài khoản chính là tài sản dài hạn, gồm giá trị tài sản cố định, bất động sản đầu tư, đầu tư tài chính dài hạn, tài sản dở dang dài
hạn, phải thu dài hạn và các tài sản dài hạn khác. Quản lý sử dụng vốn cố định chính là việc quản lý sử dụng các khoản mục này. Sau khi xem xét đánh giá tỷ trọng các khoản mục so với tổng giá trị tài sản dài hạn và mức độ ảnh hưởng trong đặc thù của Tổng công ty, tác giả đề xuất xem xét 3 nhóm chính gồm: Tài sản cố định và bất động sản đầu tư; tài sản tài chính dài hạn; các tài sản dài hạn khác.
Bảng 3.10 Bảng tổng hợp giá trị tài sản dài hạn
ĐVT: tỷ đồng TT Nội dung N m 2016 N m 2017 N m 2018 Gi trị Tỷ trọng % Gi trị Tỷ trọng % Gi trị Tỷ trọng % 1 Tài sản cố định 41,09 2,80 34,2 2,12 41,78 2,97 2 Bất động sản đầu tư 251,32 17,11 245,64 15,26 240,04 17,06 3 Đầu tư tài chính
dài hạn 1.043,01 71,02 1.215,85 75,52 1.020,88 72,54 4 Tài sản dở dang dài hạn 0,56 0,04 0,56 0,03 2,65 0,19 5 Tài sản dài hạn khác 131,66 8,96 112,82 7,01 100,91 7,17 6 Các khoản phải thu dài hạn khác 1 0,07 1 0,06 1 0,07 Tổng 1.648,64 1.610,07 1.407,26
(Nguồn BCTC Tổng công ty xây dựng Hà Nội – CTCP, 2016 - 2018)
Theo bảng số 3.8 Tổng hợp giá trị tài sản dài hạn, dễ thấy các giá trị các khoản mục này có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2016, tổng giá trị là 1.648,64 tỷ xuống 1.610,07 tỷ năm 2017 và giảm mạnh vào năm 2018, chỉ còn 1.407,26 tỷ đồng. Nguyên nhân của sự suy giảm này là do sự thay đổi của giá trị tài sản cố định, bất động sản đầu tư; tài sản tài chính dài hạn và các tài sản dài hạn khác. Cơ cấu các khoản tài sản dài hạn là một vấn đề đặt ra cho lãnh đạo Tổng công ty khi tỷ trọng đầu tư tài chính dài hạn luôn chiếm trên 70% nguồn vốn cố định, trong khi nguồn lợi sinh ra từ các khoản đầu tư tài chính này không nhiều. Hai nhóm tài sản trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh và mang lại doanh thu là bất động sản đầu tư và tài sản cố định chiếm tỷ trọng thấp, trong ba năm đều dưới 20%. Đây là hệ
quả của quá trình nhà nước giao Tổng công ty đại diện nắm giữ phần vốn của các đơn khác trong việc chia tách, sát nhập và cổ phần hóa. Hiện nay, Tổng công ty đang thực hiện đề án tái cơ cấu doanh nghiệp, đặc biệt phá băng nguồn vốn cố định nằm trong các khoản đầu tư tài chính này bằng việc thoái vốn ở các công ty liên doanh liên kết, đem đồng vốn đó đưa vào sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề thế mạnh của mình để phát huy hiệu quả một cách cao nhất.
Quản lý đối với tài sản cố định và bất động sản đầu tƣ
Tổng công ty xây dựng Hà Nội – CTCP thực hiện quản lý, sử dụng và trích khấu hao đối với tài sản cố định và bất động sản đầu tư theo hướng dẫn của thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013, thông tư 147/2016/TT-BTC ngày 13/10/2016 và thông tư 28/2017/TT-BTC ngày 12/4/2017 và các chuẩn mực kế toán Việt Nam về những đối tượng này. Theo đó, tài sản cố định và bất động sản đầu tư được ghi nhận