Mặc dù việc ghép đồng loài với việc sử dụng các tế bào gốc trung mô từ dây rốn đã được sử dụng trong nghiên cứu khác nhau tuy nhiên việc sử dụng tế bào của người cho có hoàn toàn đảm bảo về mặt miễn dịch đối với người nhận hay không thì đó là một vấn đề vẫn đang được tìm hiểu. Trong khi đó nguồn tế bào gốc tự thân lại sẵn có và nguy cơ đào thải là không cao và đảm bảo tính an toàn cho người bệnh [118]. Tối ưu hóa việc mở rộng in vitro và đặc tính của BM-MSCs đặc hiệu cho bệnh sẽ cung cấp thông tin quan trọng để tối ưu hóa hiệu quả của liệu pháp truyền BM- MSCs tự thân trong bệnh tiểu đường [83] Với các đặc tính tăng sinh ổn định, tế bào gốc trung mô từ tủy xương được ứng dụng trên các bệnh khác nhau, tuy nhiên chúng cũng đã được chứng minh là khác biệt trên các bệnh lý khác nhau. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng BM-MSCs được phân lập từ bệnh nhân mắc bệnh Parkinson, bệnh xơ cứng teo cơ một bên (ALS), bệnh bạch cầu lymphoblastic cấp tính (ALL), bệnh Hodgkin (HD) và u lympho không Hodgkin (NHL), tương tự như BM-MSC trưởng thành bình thường về hình thái, bề mặt epitopes, và khả năng biệt
bất thường ở các mẫu đánh giá dự ổn định của nhiễm sắc thể. Tuy nhiên, BM-MSC được phân lập từ bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu cấp tính (AML) suy thận mạn, hội chứng rối loạn sinh tủy, đa u tủy xương và viêm khớp dạng thấp cho thấy các đặc tính sinh học bất thường, với khả năng tăng sinh tế bào gốc còn nhiều hạn chế [30], [34], [38], [76], [126].
Ở môi trường bên trong cơ thể trên các bệnh lý khác nhau thì các đặc điểm của tế bào gốc cũng bị thay đổi. Môi trường tiểu đường dẫn đến những tổn thương thực thể trên từng loại tế bào khác nhau đặc biết tế bào cơ, tế bào gan và phần nào cũng ảnh hướng đến tế bào gốc. Các nghiên cứu về sự ảnh hưởng của vi môi trường lên tế bào gốc từ tủy xương đã chỉ ra các đặc điểm về hình thái tế bào gốc không bị thay đổi, chúng vẫn giữ được hình ảnh giống như các nguyên bào sơi, bào tương rộng và biểu hiện đặc trưng bởi hình ảnh rõ ràng của nhân tế bào. Tế bào gốc trung mô cũng được chứng minh giữ nguyên các mức biểu hiện các dấu ấn dương tính bề mặt bao gồm CD29, CD44, CD 73 CD 90 CD105 và ít biểu hiện các dấu ấn âm tính CD34, CD45, CD11b, CD14, CD19, CD79α và HLA-DR. Phân tích nhiễm sắc thể sau các giai đoạn nuôi cấy cũng cho những đánh giá tích cực về việc duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể người bình thường. Tuy nhiên nghiên cứu của Smruti M. Phadnis và công sự trên 90 mẫu bệnh nhân bị tiểu đường chỉ ghi nhận nuôi cấy thành công hơn nửa số mẫu, các mẫu còn lại tế bào tăng sinh không ổn định hoặc không thể tăng sinh ở các bệnh nhân trên 50 tuổi. Các mẫu tế bào của bệnh nhân trẻ tuổi có khả năng tăng sinh ổn định có thể duy trì đến lần cấy chuyển thứ 15. Tính chất biệt hóa đa dòng thành tế bào xương, sụn, mỡ không có sự thay đổi trong vi môi trường tiểu đường và chỉ được thực hiện định tính [90].
Các nghiên cứu về ảnh hưởng của môi trường tiểu đường cũng được thực hiện trên các tế bào gốc mỡ. Tế bào gốc trung mô từ mô mỡ (Adipose-Derived Mesenchymal Stem Cells – AD-MSCs) được coi là một chiến lược trị liệu rất hấp dẫn cho các bệnh nhân mắc ĐTĐ T2. Tuy nhiên, các kết quả thu được đã xác nhận rằng bệnh tiểu đường loại 2 làm suy yếu các chức năng quan trọng của ASC, như khả năng sống sót, hoạt động tăng sinh, chức năng của ty thể, cơ chế bảo vệ chống lại stress oxy hóa, cũng như khả năng bài tiết. Hơn nữa, các rối loạn chuyển hóa dẫn đến suy yếu cân bằng nội môi glucose và nhạy cảm với insulin, thông qua việc điều
hòa một số mRNA và miRNA, có vai trò quan trọng trong chuyển hóa glucose và lipid [4].
Như vậy, việc nghiên cứu và đánh giá các đặc tính tế bào của tế bào gốc tự thân trên các đối tượng bệnh lý khác nhau là rất quan trọng. Việc làm này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả điều trị trên bệnh nhân.