ĐẶC ĐIỂM TẾ BÀO GỐC TRUNG MÔ TỪ TỦY XƯƠNG CỦA BỆNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thử nghiệm lâm sàng nhãn mở, đơn nhóm, đánh giá tính an toàn và hiệu quả của liệu pháp ứng dụng tế bào gốc trung mô tự thân từ tủy xương trong điều trị đái tháo đường típ 2​ (Trang 51 - 53)

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2

3.2.1. Kết quả phân lập và nuôi cấy tăng sinh tế bào gốc trung mô từ tủy xương của bệnh nhân đái tháo đường típ 2.

Bảng 3.7. Kết quả tế bào thu được của quá trình thu thập, phân lập và nuôi cấy tăng sinh tế bào gốc trung mô từ tủy xương của bệnh nhân đái tháo

đường típ 2

1 Số lượng tế bào đơn nhân trước phân lập (106 tế bào)

133 (35 - 231) 2 Số lượng tế bào đơn nhân sau phân lập

(106 tế bào)

87,3 (2,4 - 168) 3 Hiệu suất phân lập %

(Mean ± SD)

67 (6.9 - 133) 5 Thời điểm truyền cho bệnh nhân (n, %)

P3 – lần cấy chuyển số 3 15 (68,2)

P4 – lần cấy chuyển số 4 6 (27,3)

P5 – lần cấy chuyển số 5 1 (4,5)

6 Tỷ lệ tế bào sống (%) 97,9 ± 1,4

7 Số ngày nuôi cấy 24 ± 6,4

4 Số lượng tế bào truyền cho bênh nhân 59,4 ± 12,2

Các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu được tiến hành lấy tủy xương để thu thập tế bào gốc và sau đó một lượng lớn tế bào sẽ được tăng sinh nhằm đảm bảo đủ số lượng tế bào truyền cho bệnh nhân. Bảng 3.2 cho thấy:

Thu thập tế bào gốc trung mô từ tủy xương

Tế bào đơn nhân thu thập từ tủy xương của bệnh nhân có sự khác nhau, số lượng tế bào này có thể phụ thuộc vào tuổi của bệnh nhân, vào thời gian mắc bệnh tiểu đường, nhưng không loại trừ các yếu tố về mặt kĩ thuật của phẫu thuật viên hoặc có thể do vùng chọc tủy không chính xác. Hiệu suất phân lập tương đối đồng đều giữa các mẫu và đạt ngưỡng trung bình là 68,2 ± 8,4. tế bào đơn nhân trước khi phân lập đạt khoảng 133 triệu tế bào, trong khi con số này chỉ đạt 87,3 triệu sau phân lập bằng phương pháp thủ công sử dụng Ficoll khi ly tâm gradient tỷ trọng. Tuy nhiên số lượng tế bào đơn nhân sau khi phân lập lại rất quan trọng, điều này được dẫn chứng bởi tình trạng số lượng thu thập quá ít có thể cần phải kéo dài thời gian nuôi cấy trước khi truyền cho bệnh nhân. Điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng tế bào và hiệu quả điều trị.

Đánh giá khối tế bào truyền cho bệnh nhân

Các tế bào đơn nhân sau khi phân lập được nuôi cấy tăng sinh để đảm bảo số lượng truyền theo liều 1x106 tế bào/kg cân nặng cho mỗi bệnh nhân. Hầu hết các bệnh nhân đều có đủ số lượng tế bào cần. Tuy nhiên, có một bệnh nhân tế bào tăng sinh chậm và không đủ số lượng truyền. (Bệnh nhân nam, 67 tuổi, tiền sử mắc ĐTĐ

T2 5 năm có số lượng tế bào thu được sau thời gian nuôi cấy 31 ngày tại lần cấy chuyển thứ 4 với 32 triệu tế bào trong khi lượng tế bào cần cho bệnh nhân là 79 triệu tế bào).

Hầu hết các bệnh nhân đều được ghép tế bào gốc tại lần P3 (68,2%), chỉ có một bệnh nhân phải ghép tại P5. Mặc dù việc truyền tế bào ở các giai đoạn khác nhau không nằm trong yêu cầu chuẩn bị tế bào BM-MSC trước ghép cho bệnh nhân, tuy nhiên việc kéo dài thời gian tăng sinh và tăng số lần cấy chuyển cũng ảnh hưởng đến chất lượng truyền vào cho bệnh nhân.

Tỷ lệ tế bào sống của tế bào gốc sau khi tăng sinh là rất cao với giá trị trung bình là 97,9 ± 1,4.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thử nghiệm lâm sàng nhãn mở, đơn nhóm, đánh giá tính an toàn và hiệu quả của liệu pháp ứng dụng tế bào gốc trung mô tự thân từ tủy xương trong điều trị đái tháo đường típ 2​ (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)