Nội dung công tác kiểm tra thuế GTGT đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm tra thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 37 - 42)

5. Kết cấu của đề tài

1.2.1. Nội dung công tác kiểm tra thuế GTGT đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.2.1.1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế GTGT đối với DNN&V

Thứ nhất, kế hoạch kiểm tra thuế giá trị gia tăng đối với DNN&V

Về lý thuyết, kế hoạch là một tập hợp những hoạt động, công việc được sắp xếp theo trình tự nhất định để đạt được mục tiêu đã đề ra. Theo đó, kế hoạch kiểm tra thuế giá trị gia tăng là tập hợp những hoạt động được sắp xếp theo một trình tự nhất định để thực hiện công tác kiểm tra thuế giá trị gia tăng.

Lập kế hoạch là chức năng đầu tiên trong bốn chức năng của quản lý là lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Về trình tự, hàng năm các đơn vị cơ sở xây dựng kế hoạch kiểm tra trình cấp trên phê duyệt và ra quyết định phê duyệt kế hoạch kiểm tra. Trong kiểm tra thuế hiện nay hàng năm số lượng người nộp thuế được giao nhiệm vụ kiểm tra (khoảng 15%-20% số lượng người nộp thuế hoạt động đang quản lý thuế) cho 5 trường hợp kiểm tra (kiểm tra từ hồ sơ khai thuế; kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm; kiểm tra hoàn thuế; kiểm tra theo kế hoạch, chuyên đề và kiểm tra khác), trong đó kiểm tra theo kế hoạch, chuyên đề chỉ là 1 trong 5 trường hợp kiểm tra. Theo đó, trường hợp kiểm tra theo kế hoạch, chuyên đề được lựa chọn đạt 60% số lượng người nộp thuế được giao nhiệm vụ kiểm tra hàng năm thì 4 trường hợp còn lại: kiểm tra từ hồ sơ khai thuế; kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm; kiểm tra hoàn thuế; và kiểm tra khác được lựa chọn khoảng 40% số lượng người nộp thuế được giao nhiệm vụ kiểm tra hàng năm.

Thứ hai, yêu cầu xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế GTGT đối với DNN&V

Ngành Thuế đã triển khai áp dụng quản lý rủi ro trong công tác lập kế hoạch kiểm tra thuế cho tất cả cơ quan thuế các cấp theo ứng dụng công nghệ thông tin phân tích rủi ro của người nộp thuế. Việc áp dụng quản lý rủi ro trong công tác lập kế hoạch kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế đã góp phần nâng cao tính khoa học, linh hoạt, chính xác cao, giảm rất lớn về khối lượng công việc và thời gian lập kế hoạch, lựa chọn đúng người nộp thuế có rủi ro để tiến hành thanh tra, kiểm tra. Để đảm bảo xây dựng, phê duyệt kế hoạch kiểm tra thuế hàng năm kịp thời, đúng

định hướng của Bộ Tài chính, góp phần nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra thuế của toàn ngành yêu cầu đặt ra là:

Kế hoạch kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế hàng năm phải đạt tối thiểu 18% số lượng người nộp thuế đang hoạt động thuộc diện quản lý thuế.

Kế hoạch kiểm tra theo đánh giá rủi ro phải được thực hiện trên cơ sở áp dụng ứng dụng phân tích thông tin rủi ro của người nộp thuế để lựa chọn người nộp thuế có rủi ro về thuế từ cao đến thấp đưa vào kế hoạch kiểm tra.

Kế hoạch kiểm tra theo chuyên đề phải được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu lựa chọn các chuyên đề và từng doanh nghiệp gắn với mỗi chuyên đề phù hợp với tình hình thực tế kinh doanh của doanh nghiệp thuộc địa bàn quản lý.

Kế hoạch kiểm tra của cơ quan thuế cấp dưới phải đảm bảo nguyên tắc tránh chồng chéo, trùng lắp với kế hoạch thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế cấp trên và kế hoạch thanh tra của Thanh tra nhà nước, Kiểm toán Nhà nước.

Khi xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế trên nguyên tắc rủi ro, các đơn vị cần lưu ý tập trung kiểm tra đối với doanh nghiệp nhiều năm chưa được kiểm tra (từ 5 năm trở lên), tránh tình trạng hiện nay có doanh nghiệp năm nào cũng được kiểm tra và có doanh nghiệp nhiều năm chưa được kiểm tra.

Để việc xây dựng kế hoạch kiểm tra vừa đảm bảo, chính xác, chất lượng, hiệu quả và phù hợp với hướng dẫn của Bộ Tài chính, đồng thời phải đảm bảo không chồng chéo, trùng lắp với kế hoạch thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế cấp trên và kế hoạch thanh tra của Thanh tra nhà nước, Kiểm toán Nhà nước.

Đối với kiểm tra thuế, quy trình kiểm tra thuế có quy định số lượng người nộp thuế đưa vào kế hoạch, chuyên đề hàng năm đạt tối thiểu 60% nhiệm vụ kiểm tra được giao. Do đó, cơ quan thuế căn cứ nhiệm vụ được giao để xây dựng kế hoạch kiểm tra tối thiểu 60% nhiệm vụ kiểm tra được giao nhưng không nên xây dựng 100% mà phải dành một phần nhiệm vụ kiểm tra để thực hiện kiểm tra đột xuất phát sinh trong năm.

Thứ ba, nội dung công việc xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế GTGT đối với DNN&V:

- Lựa chọn các đối tượng kiểm tra:

Dựa trên nguyên tắc phân tích đánh n giá, sắp xếp theo mức độ rủi ro trên cơ sở ứng dụng phầm mềm quản lý rủi ro được Tổng cục Thuế ban hành.

Căn cứ thực tiễn quản lý để lựa chọn người nộp thuế có rủi ro, có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế để đưa vào kế hoạch kiểm tra.

Lựa chọn danh sách NNT để kiểm tra hồ sơ khai thuế bằng ứng dụng phần mềm quản lý rủi ro TPR và qua thực tiễn quản lý có rủi ro cao về thuế đảm bảo phù hợp với quy định về quản lý rủi ro và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế: Lựa chọn danh sách NNT để kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế tối thiểu là 20% số lượng doanh nghiệp hoạt động đang quản lý thuế; Quy định kiểm tra hồ sơ bằng phần mềm ứng dụng đảm bảo tin học hóa công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế nhằm đạt mục tiêu kiểm tra tất cả các hồ sơ khai thuế gửi đến Cơ quan thuế theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế. Bỏ thông báo yêu cầu NNT giải trình thông tin, tài liệu lần 2; Nguyên tắc kiểm tra tại trụ sở NNT đảm bảo phù hợp với quy định về giao nhiệm vụ kiểm tra hàng năm, về tần suất kiểm tra, về hình thức kiểm tra, về nội dung kiểm tra và về xử lý chồng chéo trong hoạt động kiểm tra; Quy định cụ thể việc lập kế hoạch kiểm tra, chuyên đề kiểm tra phải trên cơ sở áp dụng phần mềm quản lý rủi ro để lựa chọn tối thiểu 60% số NNT được giao nhiệm vụ kiểm tra hàng năm.

- Kế hoạch kiểm tra, chuyên đề kiểm tra được lựa chọn theo hai hình thức: Hình thức lựa chọn bằng phần mềm ứng dụng TPR đạt từ 80% - 85% số lượng NNT được giao kế hoạch kiểm tra, chuyên đề kiểm tra hàng năm; Hình thức lựa chọn bằng thương pháp thủ công đạt 15% - 20% số lượng NNT được giao kế hoạch kiểm tra, chuyên đề kiểm tra hàng năm có rủi ro cao qua thực tiễn quản lý thuế tại địa phương; Quy định cụ thể về thủ tục để trình ban hành quyết định kiểm tra cho từng trường hợp kiểm tra theo quy định.

1.2.1.2. Tổ chức thực hiện kiểm tra thuế GTGT đối với DNN&V Thứ nhất, tổ chức thực hiện kiểm tra thuế GTGT

Tổ chức thực hiện kiểm tra thuế GTGT là những biện pháp nhằm kiểm tra giám sát người nộp thuế trong việc thực hiện kế hoạch thuế GTGT, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước.

Đây là khâu quan trọng đảm bảo cho kế hoạch kiểm tra thuế GTGT được thực thi trong thực tế. Thông qua tổ chức thực hiện kiểm tra thuế GTGT cơ quan

thuế sẽ tăng cường việc giám sát các DNN&V thực hiện các quy định của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế trên cơ sở áp dụng cơ chế quản lý rủi ro nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm về thuế, chống thất thu Ngân sách Nhà nước.

Thứ hai, nội dung Tổ chức thực hiện kiểm tra thuế GTGT đối với DNN&V

Theo quy định hiện hành, việc tổ chức thực hiện kiểm tra thuế GTGT đối với DNN&V cần đảm bảo thực hiện được những nội dung sau:

- Kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế

Cơ quan thuế lựa chọn danh sách NNT để kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế tối thiểu là 20% số lượng doanh nghiệp hoạt động đang quản lý thuế như sau: Từ 15% số lượng người nộp thuế trở lên lựa chọn bằng ứng dụng lập kế hoạch kiểm tra thuế theo rủi ro (TPR); Từ 5% số lượng NNT trở lên lựa chọn qua thực tiễn quản lý thuế tại địa phương có rủi ro, có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế, khai sai số thuế phải nộp.

- Thực hiện kiểm tra, đối chiếu với các quy định của các văn bản Pháp luật về thuế; Đối chiếu các chỉ tiêu trong tờ khai thuế với các tài liệu kèm theo, với các dữ liệu của người nộp thuế có quy mô kinh doanh, ngành nghề, mặt hàng; Đối chiếu, kiểm tra, so sánh phân tích số liệu thu thập được với các tháng trước, quý trước xem có gì đột biến; Kiểm tra các thông tin kê khai, đăng ký các ngành nghề kinh doanh; Kiểm tra tình hình chấp hành việc nộp thuế của người nộp thuế; Kiểm tra quyết toán thuế đối với các đơn vị có tính rủi ro cao.

- Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế trong trường hợp người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu theo thông báo của cơ quan thuế; không khai bổ sung hồ sơ thuế hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng; hoặc cơ quan thuế không đủ căn cứ để ấn định số thuế phải nộp.

Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế đối với trường hợp qua phân tích, đánh giá việc chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế xác định có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế đối với các trường hợp được lựa chọn theo kế hoạch, chuyên đề do thủ trưởng cơ quan quản lý thuế cấp trên quyết định.

Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế đối với người nộp thuế chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, cổ phần hóa, đóng mã số thuế, chuyển địa điểm kinh doanh và các trường hợp kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.

- Đưa ra các kết luận sau kiểm tra: Căn cứ vào kết quả kiểm tra thuế, Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế ra quyết định xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc đề nghị người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế. Trường hợp kiểm tra thuế thuế mà phát hiện hành vi trốn thuế có dấu hiệu tội phạm thì trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện, cơ quan quản lý thuế chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để điều tra theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm phối hợp với cơ quan điều tra trong việc thực hiện điều tra tội phạm về thuế theo quy định của pháp luật.

1.2.1.3. Tổng kết đánh giá công tác kiểm tra và hoàn thuế GTGT đối với DNN&V

Tổng kết công tác kiểm tra trên địa bàn là hoạt động nhằm tổng kết quá trình kiểm tra thuế GTGT và chuẩn bị các nhiệm vụ, giải pháp để tăng cường hoạt động kiểm tra thuế của các năm tiếp theo.

Thực hiện việc đánh giá toàn diện từ khâu xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ ra kết quả, hạn chế và nguyên nhân, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc thực hiện kiểm tra thuế GTGT của những kỳ sau, năm sau.

Đánh giá những hành vi vi phạm, những vi phạm vướng mắc khi thực hiện kiểm tra, từ đó đưa ra hướng xử lý cho từng trường hợp cụ thể. Rút ra kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo điều hành và giám sát hoạt động kiểm tra. Chú trọng hơn từ công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra và triển khai thực hiện đến công tác đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại trong công tác nhằm đưa ra giải pháp trong những năm tiếp theo.

Trong tổng kết cũng phải chỉ ra các thủ đoạn gian lận, trốn thuế chiếm đoạn tiền thuế và nhận dạng các hành vi vi phạm của người nộp thuế để phổ biến trong toàn đơn vị nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm tra thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 37 - 42)