Những bài học kinh nghiệm từ công tác kiểm tra thuế GTGT đối vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm tra thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 50)

5. Kết cấu của đề tài

1.3.2. Những bài học kinh nghiệm từ công tác kiểm tra thuế GTGT đối vớ

ở một số huyện nghiên cứu có khả năng vận dụng cho huyện Tam Đảo

1.3.2.1. Những bài học kinh nghiệm về tổ chức thực hiện công tác kiểm tra thuế GTGT đối với DNN&V

- Đề ra các giải pháp chi tiết để quán triệt trong trong công tác kiểm tra. Tăng cường theo dõi, kiểm tra hồ sơ khai thuế những Doanh nghiệp có số thuế âm liên tục kéo dài và những doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm về sử dụng Hóa đơn, các Doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực có rủi ro cao...

- Thành lập Ban chỉ đạo chống thất thu và đôn đốc thu nộp ngân sách nhà nước, phối hợp kiểm tra thu ngân sách đối với các đơn vị, các địa bàn trọng điểm

- Tăng cường công tác kiểm tra, chú trọng kiểm tra các doanh nghiệp có giao dịch liên kết, chuyển giá, kinh doanh thương mại, điện tư, dịch vụ du lịch,... tạo bước chuyển biến quan trọng trong kiểm tra đối với lĩnh vực khấu trừ, hoàn thuế GTGT.

- Chú trọng việc rà soát mã số thuế, đảm bảo kiểm soát và nắm bắt kịp thời người nộp thuế, để đưa vào diện theo dõi, quản lý thuế.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, tổ chức nhiều buổi Hội nghị đối thoại Doanh nghiệp để trao đổi, tiếp nhận những thông tin phản hồi từ NNT, nhằm tháo gỡ kịp thời những vướng mắc, khó khăn cho người NNT.

1.3.2.2. Những bài học kinh nghiệm về vận dụng môi trường luật pháp, cơ chế chính sách, tổ chức quản lý và nâng cao ý thức chấp hành thuế GTGT đối với DNN&V

Đẩy mạnh và đổi mới phương thức tuyên truyền chính sách pháp luật thuế đa dạng hoá nội dung và phương pháp tuyên truyền nhằm nâng cáo sự đồng thuận và hiểu biết của người nộp thuế, sự đồng tình chia sẻ trách nhiệm của các ngành, các tổ chức và toàn thể xã hội, đặc biệt là dịch vụ hỗ trợ các tổ chức, cá nhân người nộp thuế để nâng cao sự hiểu biết và tính tự giác tuân thủ trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế, thường xuyên nắm bắt tình hình và giải đáp kịp thời những khó khăn vướng mắc đảm bảo thực hiện thuận lợi hiệu quả, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người nộp thuế trong hoạt động SXKD.

Thường xuyên tổ chức và nâng cao chất lượng các buổi Hội nghị đối thoại doanh nghiệp, tạo điều kiện tốt nhất cho người nộp thuế giải quyết được các vướng mắc trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế; nâng cao chất lượng kê khai thuế hạn chế sự sai sót trong công tác kê khai thuế; Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc kê khai thuế của người nộp thuế phát hiện kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, không đủ... từ đó có biện pháp chấn chỉnh để nâng cáo tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế; Tăng cường kỷ cương kỷ luật hành chính, giải quyết nhanh chóng các hồ sơ khai thuế không gây phiền hà, nhũng nhiễu cho người nộp thuế.

Công khai hoá tại trụ sở cơ quan thuế các loại giấy tờ, biểu mẫu và quy trình giải quyết các thủ tục về thuế để người nộp thuế biết đảm bảo thuận lợi cho việc giám sát thực hiện. Phối hợp với các ngành chức năng tổ chức tập huấn cho đội ngũ kế toán của doanh nghiệp có kiến thức vững vàng về nghiệp vụ kế toán, am hiểu chính sách pháp luật thuế, có như vậy thì mới nâng cao được tính tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi nghiên cứu của đề tài

Các câu hỏi nghiên cứu mà tác giả đặt ra như sau:

- Thực trạng công tác kiểm tra thuế GTGT đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Tam Đảo thời gian qua như thế nào?

- Những kết quả đạt được trong kiểm tra thuế GTGT đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Tam Đảo ra sao?

- Trong thời gian tới, có những giải pháp nào có thể áp dụng để tăng cường kiểm tra thuế GTGT đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Tam Đảo?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Dựa trên các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra, tác giả xây dựng khung nghiên cứu như sau:

2.2.1. Khung phân tích của luận văn

Nhân tố ảnh hưởng

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

- Môi trường luật pháp, cơ chế chính sách

- Công tác tổ chức quản lý của cơ quan thuế

- Sự phối hợp giữa các cơ quan trên địa bàn

- Năng lực và ý thức chấp hành của NNT

Nội dung kiểm tra

- Xây dưng kế hoạch công tác kiểm tra - Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra - Tổng kết đánh giá công tác kiểm tra

Chỉ tiêu nghiên cứu - Các chỉ tiêu phản ánh nhân tố ảnh hưởng - Các chỉ tiêu phản ánh nội dung kiểm tra - Các chỉ tiêu phản ánh tác động của công tác kiểm tra

Phương hướng và giải pháp tăng cường kiểm tra thuế GTGT đối với DNN&V

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:

Thu thập các bài viết, các bài báo có liên quan đến kiểm tra thuế GTGT đối với DNN&V, các báo cáo tổng hợp về tình hình kinh tế xã hội của huyện, các số liệu thống kê, báo cáo tổng hợp tổng kết cuối năm, báo cáo tình hình thu thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Tam Đảo,…

Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:

Sẽ tiến hành xây dựng bảng hỏi về công tác kiểm tra thuế GTGT đối với DNN&V trên địa bàn huyện Tam Đảo.

Bảng hỏi được xây dựng cho hai đối tượng là DNN&V và cán bộ quản lý thuế và cán bộ quản lý nhà nước có liên quan đến thuế GTGT.

Với đối tượng là chủ DNN&V bảng hỏi tập trung vào đánh giá tình hình kiểm tra thuế GTGT của chi cục thuế hiện nay, những thuận lợi khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong quá trình kiểm tra thuế GTGT tại doanh nghiệp; đánh giá về các thủ tục hành chính và năng lực, trình độ và trách nhiệm của cán bộ kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp.

Với đối tượng là cán bộ quản lý thuế và quản lý nhà nước có liên quan đến quản lý thuế, ngoài những nội dung trên, bảng hỏi còn hướng tới ý kiến của cán bộ quản lý nhà nước có liên quan đến những bất cập trong các quy định về tổ chức quản lý kiểm tra thuế GTGT; những mong muốn cải tiến các quy định hiện hành trong kiểm tra thuế GTGT đối với DNN&V.

Đề tài dự kiến bảng hỏi sẽ thu thập ý kiến 50 DNN&V và 50 cán bộ quản lý thuế và quản lý nhà nước có liên quan đến thuế GTGT.

Để xác định ý kiến phản hồi của người tham gia trả lời bảng hỏi điều tra, khảo sát, tác giả sử dụng các câu hỏi với thước đo 5 bậc. Để giúp phân tích và diễn đạt số liệu, tác giả sử dụng thang đánh giá Likert:

Bảng 2.1. Thang đánh giá Likert

Mức Khoảng điểm Ý nghĩa

5 4.2 - 5.00 Tốt

4 3.40 - 4.19 Khá

3 2.60 - 3.39 Trung bình

2 1.80 - 2.59 Yếu

1 1.00 - 1.79 Kém

2.2.3. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu

2.2.3.1. Phương pháp đối chiếu so sánh

Phương pháp đối chiếu so sánh là một phương pháp được sử dụng một cách thường xuyên và xuyên suốt trong công tác kiểm tra thuế. Ở phương pháp này, cán bộ kiểm tra thuế đối chiếu thông tin liên quan đến NNT từ các nguồn thông tin khác nhau, giữa các hồ sơ của NNT với nhau và giữa các chỉ tiêu trong cùng một hồ sơ thuế với nhau.

2.2.3.2. Phương pháp tiếp cận đối chiếu chéo

Đối chiếu chéo là phương pháp đối chiếu thông tin về số thuế kê khai của NNT giữa cơ quan quản lý thuế bên người bán với cơ quan quản lý thuế bên người mua với nhau nhằm tìm ra sự sai lệch trong công tác kê khai thuế của NNT. Một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay là phương pháp xác minh hóa đơn. Nhờ phương pháp này mà không ít các hành vi sai phạm về thuế đã được phát hiện và xử lý kịp thời.

2.2.3.3. Tiếp cận kiểm tra ngược chiều

Phương pháp kiểm tra ngược chiều là phương pháp được sử dụng phổ biến khi tiến hành kiểm tra thuế tại trụ sở NNT. Theo đó cán bộ kiểm tra thuế căn cứ vào hồ sơ khai thuế với cơ quan thuế phát hiện ra các vấn đề nghi vấn rồi đi sâu vào kiểm tra sổ chi tiết các tài khoản và các chứng từ gốc.

2.2.3.4. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối và tương đối để mô tả thực trạng kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi cục thuế huyện

Tam Đảo; mô tả thực trạng công việc Chi cục Thuế huyện Tam Đảo thực hiện, các giải pháp tăng cường kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

2.2.3.5. Phương pháp so sánh

So sánh là phương pháp tính toán và tiến hành so sánh các chỉ tiêu có mối quan hệ tương quan như so sánh giữa các năm; so sánh giữa kết quả thực hiện với kế hoạch… Phương pháp này dùng để so sánh đối chiếu các chỉ tiêu thống kê, sử dụng phương pháp này để so sánh các chỉ tiêu theo thời gian và theo không gian. Từ đó nhằm chỉ ra sự khác biệt. Sử dụng phương pháp so sánh với các thông tin thu thập được để đưa ra được các nhận xét về thực trạng hoạt động, từ đó thấy được những ưu, khuyết điểm, khó khăn, thuận lợi, những bất cập và các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình kiểm tra thuế làm cơ sở để đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường kiểm tra thuế đối với doanh nhỏ và vừa tại Chi cục Thuế huyện Tam Đảo.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu về tình hình thực hiện dự toán thu thuế

- Dự toán: Là số thu NSNN được giao phải thực hiện trong năm nhất định. Dự toán số thu NSNN được căn cứ trên số thu thực hiện của năm trước, dự kiến tình hình kinh tế tại địa phương năm giao dự toán để giao số thu.

- Số thực hiện: Là số thu thực tế thực hiện được trong năm nhất định.

2.3.2. Nhóm các chỉ tiêu về kế hoạch kiểm tra được giao và tình hình thực hiện kế hoạch kế hoạch

- Kế hoạch kiểm tra được giao: Là số lượng và danh sách cụ thể các doanh nghiệp hoặc lượt hồ sơ cần được tiến hành kiểm tra được giao cho từng bộ phận. Kế hoạch kiểm tra được giao dựa trên cơ sở nhu cầu thực tế và năng lực của từng bộ phận.

- Số thực hiện kế hoạch kiểm tra được giao là số lượng doanh nghiệp hoặc số lượt hồ sơ thực tế kiểm tra trong một năm nhất định tại một bộ phận cụ thể.

- Mức độ phù hợp của việc xây dựng kế hoạch kiểm tra. - Mức độ triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra.

2.3.3. Nhóm các chỉ tiêu về kết quả kiểm tra thuế

- Tỷ lệ người nộp thuế GTGT được kiểm tra hàng năm: Là số người nộp thuế GTGT được kiểm tra trên tổng số NNT đang quản lý.

- Tỷ lệ thuế GTGT từ các DNN&V so với tổng số thu thuế GTGT trên địa bàn huyện Tam Đảo.

- Tỷ lệ truy thu thuế và phạt sau kiểm tra thuế GTGT đối với DNN&V + Số thuế truy thu: Là số thuế phát hiện tăng qua kiểm tra thuế tại trụ sở NNT. + Số tiền phạt trên số thuế truy thu: Bao gồm tiền phạt vi phạm hành chính do kê khai sai số thuế phải nộp và tiền phạt chậm nộp trên số thuế truy thu.

Tiền phạt vi phạm hành chính do kê khai sai = Số thuế truy thu x 20% Tiền phạt chậm nộp = Số thuế truy thu x số ngày tính phạt chậm nộp x 0,05%

2.3.4. Nhóm các chỉ tiêu về tình hình xử lý sau kiểm tra thuế

- Tổng số thuế truy thu và tiền phạt. Được tính bằng công thức = Số thuế truy thu + tiền phạt vi phạm hành chính do kê khai sai số thuế phải nộp + tiền phạt chậm nộp.

- Tổng số thuế truy thu và tiền phạt phát hiện qua kiểm tra. - Mức độ thực hiện việc đánh giá, tổng kết công tác kiểm tra

- Mức độ đồng bộ, khách quan, công bằng của môi trường luật pháp và cơ chế chính sách thuế GTGT đối với DNN&V.

- Mức độ đáp ứng yêu cầu của công tác tổ chức quản lý của chi cục. - Mức độ đồng bộ trong phối hợp thực hiện.

Chương 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN TAM ĐẢO, TỈNH VĨNH PHÚC

3.1. Tình hình phát triển của DNN&V và hoạt động của Chi cục Thuế huyện Tam Đảo

3.1.1. Giới thiệu về huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

3.1.1.1. Vị trí địa lý huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc

- Thuận lợi:

Vĩnh phúc là một tỉnh ở cửa ngõ Tây bắc của thủ đô Hà Nội, thuộc vùng châu thổ sông Hồng là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có vị trí địa lý thuận lợi; phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Tuyên Quang, Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông và phía Nam giáp Thủ đô.

Tam Đảo nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Vĩnh Phúc, phía Đông Nam giáp huyện Bình Xuyên, phía Tây Nam giáp huyện Tam Dương, phía Tây giáp huyện Lập Thạch, phía Tây Bắc giáp huyện Sơn Dương (Tuyên Quang), phía Bắc giáp huyện Đại Từ (Thái Nguyên) đây là điều kiện để kết nối các tuor, tuyến du lịch của huyện với các tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên nơi có các di tích lịch sử cách mạng. Cách Thành phố Vĩnh Yên 10 km, thủ đô Hà Nội 50 km và sân bay quốc tế Nội Bài 25 km, có tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai chạy qua giáp với huyện, đây là điều kiện thuận lợi thu hút khách quốc tế đến với Tam Đảo để phát triển du lịch và dịch vụ của huyện.

Là huyện có nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn hết sức đa dạng và phong phú, với thế mạnh là du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hoá, tâm linh. Những địa danh du lịch nổi bật được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến là khu di tích danh thắng Tây Thiên, khu du lịch Tam Đảo, Thiền viện trúc lâm Tây Thiên, Vườn quốc gia và sân golf Tam Đảo. Ngoài ra, du lịch công vụ, kết hợp việc khảo sát, nghiên cứu, hội họp, tập huấn, du lịch sinh thái cũng thu hút được nhiều du khách. Hệ thống Cáp treo với trang thiết bị kỹ thuật hiện đại đã được khánh thành đưa vào phục vụ du khách. Bên cạnh đó, Tam Đảo có hệ thống di tích

thờ thần, phật phong phú và đa dạng, phân bổ ở hầu khắp các địa phương. Một số di tích nổi tiếng như: Đền thờ Quốc Mẫu Tây Thiên, Đền Bà chúa Thượng Ngàn, Đền thờ Đức Thánh Trần, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên,... Các lễ hội được tổ chức hàng năm gắn với các di tích lịch sử văn hóa, các đình, đền, chùa thu hút một lượng lớn khách du lịch hành hương về với Tam Đảo. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 119 di tích trong đó: Xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt 1 cụm di tích, xếp hạng cấp Tỉnh 15 di tích. Có 44 lễ hội ở các thôn, làng được tổ chức tại di tích lịch sử văn hóa. Một số lễ hội tiêu biểu như Lễ hội Tây Thiên, hội vật Làng Hà, lễ rước nước... Tam Đảo còn lưu giữ được các làn điệu dân ca truyền thống của dân tộc, đó là dân ca Soọng Cô của người dân tộc Sán Dìu. Ngoài ra, Tam Đảo còn có các sản phẩm đặc trưng như: Susu Tam Đảo (đã được cấp thương hiệu rau an toàn theo tiêu chuẩn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm tra thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 50)