5. Kết cấu của đề tài
3.2.3. Thành tựu và hạn chế của công tác kiểm tra thuế GTGT đối vớ
trên địa bàn huyện Tam Đảo
3.2.3.1. Những thành tựu chủ yếu của công tác kiểm tra thuế GTGT đối với DNN&V
Ba năm thực hiện kiểm tra thuế GTGT đối với DNN&V trên địa bàn huyện Tam Đảo đã đạt được những kết quả sau đây
Thứ nhất, công tác kiểm tra thuế GTGT đối với DNN&V đã tuân thủ theo
quy định, quy trình của ngành thuế quy định. Các kế hoạch kiểm tra được xây dựng có căn cứ khoa học và thực tiễn địa phương, đảm bảo đúng trình tự và các nội dung của kế hoạch kiểm tra;
Kế hoạch kiểm tra được phổ biến đầy đủ, kịp thời tới từng đối tượng trong diện kiểm tra. Chi cục Thuế Tam đảo đã thực hiện tổ chức phân công lực lượng tiến hành kiểm tra rõ ràng, cụ thể và phù hợp.
Chi cục Thuế đã chú ý tăng cường việc kiểm tra thuế GTGT đối với DNN&V trên địa bàn; tỷ lệ đối tượng nộp thuế GTGT được kiểm tra theo kế hoạch hàng năm ngày càng tăng lên (xem bảng 3.14).
Bảng 3.14. Tình hình thực hiện kiểm tra thuế GTGT các DNN&V năm 2014-2016 ĐVT: doanh nghiệp Số NNT Năm Số NNT đang quản lý Kiểm tra tại cơ quan
thuế
Kiểm tra tại trụ sở
NNT
Tỷ lệ NNT được kiểm tra trên tổng số quản lý Kiểm tra tại
cơ quan thuế
Kiểm tra tại trụ sở NNT
Năm 2014 108 19 16 17,6% 14,8%
Năm 2015 119 20 18 16,8% 15,1%
Năm 2016 152 29 25 19% 16,4%
Nguồn: chi cục thuế huyện Tam Đảo
Thứ hai, công tác đánh giá, tổng kết về kiểm tra thuế GTGT đối với DNN&V
được Chi cục Thuế huyện Tam Đảo đã tiến hành thường xuyên theo định kỳ hàng năm, nhờ đó đã rút kinh nghiệm kịp thời giúp cho việc thực hiện các mục tiêu, nguyên tắc kiểm tra thuế GTGT đối với các DNN&V trên địa bàn được thực hiện ở mức khá và tốt.
Thứ ba, công tác kiểm tra thuế GTGT đã góp phần tăng cường công tác quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNN&V, tăng cường công tác quản lý của ngành thuế; đóng góp tích cực cho Ngân sách nhà nước, phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện. Tỷ lệ thuế GTGT từ các DNN&V so với tổng số thu thuế GTGT trên địa bàn huyện Tam Đảo tăng lên (bảng 3.15).
Bảng 3.15. Tình hình thu thuế GTGT các DNN&V năm 2014-2016
ĐVT: triệu đồng Số thu Năm Tổng số thu NSNN Số thuế GTGT thu được từ DNN&V Tỷ lệ thuế GTGT từ DNN&V/ Tổng thu NSNN Năm 2014 51.892 19.775 38,1% Năm 2015 63.130 26.115 41,3% Năm 2016 89.461 33.274 37.2%
Nguồn: Nguồn: chi cục thuế huyện Tam Đảo
3.2.3.2. Những mặt còn hạn chế bất cập của công tác kiểm tra thuế GTGT đối với DNN&V trên địa bàn huyện Tam Đảo
Bên cạnh những thành tựu trên, công tác kiểm tra thuế GTGT đối với DNN&V trên địa bàn huyện Tam Đảo cũng còn nhưng hạn chế. Cụ thể là:
Thứ nhất, việc xây dựng kế hoạch kiểm tra hàng năm về thuế GTGT đối với
DNN&V còn hạn chế, bất cập
Công tác kiểm tra chưa thực hiện trên cơ sở nắm đầy đủ các thông tin về đối tượng nộp thuế. Việc phân tích các dấu hiệu để thực hiện kiểm tra chưa được quan tâm đúng mức, chưa dựa trên cơ sở đánh giá mức độ vi phạm, mức độ gian lận của đối tượng nộp thuế để lập kế hoạch kiểm tra và tổ chức thực hiện ngay từ đầu nên vừa lãng phí nguồn nhân lực, vừa tốn kém cho cơ quan thuế.
Thứ hai, trong tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra hàng năm về thuế
GTGT đối với DNN&V, việc tổ chức, phân công cán bộ làm công tác kiểm tra còn mỏng do còn thiếu nhân sự dẫn đến việc sắp xếp, bố trí, phân công còn khó khăn.
Nhiều cán bộ làm công tác kiểm tra được luân chuyển từ bộ phận khác chuyển sang do vậy chất lượng cán bộ một phần còn chưa đáp ứng được với yêu cầu công tác. Số lượng cán bộ được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực kiểm tra theo các nội dung còn ít chưa tương xứng với khối lượng công việc và vai trò của công tác kiểm tra thuế, cán bộ thuế còn yếu về kỹ năng, nghiệp vụ kiểm tra, khả năng sử
dụng các thiết bị tin học, chưa thành thạo về kế toán doanh nghiệp để có thể phát hiện các gian lận về thuế nhưng còn có các biểu hiện về vụ lợi, ý thức trách nhiệm pháp luật thấp, còn gây phiền hà, sách nhiễu người nộp thuế dẫn đến hiệu quả của công tác kiểm tra vẫn chưa tương xứng với yêu cầu đề ra.
Thứ ba, những hạn chế, bất cập trong tổng kết đánh giá hàng năm việc thực
hiện kiểm tra thuế GTGT đối với DNN&V.
Kết quả thực hiện công tác kiểm tra thuế phải thực hiện chế độ tổng kết, báo cáo theo quy định. Tuy nhiên hiện nay việc rút kinh nghiệm từ kết quả kiểm tra để kiểm chứng lại các tiêu thức đánh giá rủi ro trong việc xây dựng kế hoạch kiểm tra, để phản hồi kịp thời nhằm có sự điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu trong công tác quản lý thuế.
Hạn chế cũng đã làm ảnh hưởng phần nào đến việc thực hiện công tác kiểm tra thuế GTGT của các DNN&V trên địa bàn. Tỷ lệ số đơn vị vi phạm so với số đơn vị được kiểm tra vẫn cao nhưng có xu hướng giảm dần từ 93,75% năm 2014 về 88% năm 2016 chứng tỏ lựa chọn qua phân tích rủi ro để đưa vào kế hoạch vẫn còn số ít chưa được sát với thực tế. Số thuế truy thu và số tiền phạt sau truy thu có xu hướng tăng lên trong các năm 2014-2016 ( Xem bảng 3.16; và phụ lục 2.1; 2.2; 2.3)
Bảng 3.16. Kết quả kiểm tra thuế GTGT đối với DNN&V tại trụ sở NNT năm 2014-2016
Chỉ tiêu ĐV tính Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Số đơn vị kiểm tra DN 16 18 25
Số đơn vị vi phạm DN 15 16 22
Tỷ lệ số đơn vị vi phạm % 93,75 88,88 88,0
Số thuế truy thu Tr.đồng 225,3 289,5 335,4
Số tiền phạt sau truy thu Tr. đồng 83,4 161,7 182,6
Nguồn: Chi cục Thuế huyện Tam Đảo
3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra thuế GTGT đối với DNN&V 3.3.1. Về môi trường luật pháp và cơ chế chinh sách thuế GTGT đối với DNN&V
Khảo sát ý kiến NNT và cán bộ quản lý cho thấy kết quả đánh giá về môi trường luật pháp và cơ chế chính sách như bảng 3.17.
Bảng 3.17. Đánh giá về môi trường luật pháp và cơ chế chính sách về kiểm tra thuế Chung M1 M2 Số lượng ĐTB Số lượng ĐTB Số lượng ĐTB
1. Mức độ phù hợp của Luật thuế GTGT 100 4.0 50 3.8 50 4.2
2. Mức độ phù hợp của các văn bản hướng
dẫn thì hành Luật Thuế GTGT 100 3.4 50 3.0 50 3.8
3. Mức độ đầy đủ, hoàn chỉnh, đồng bộ của các cơ chế áp dụng, thực hiện pháp luật thuế GTGT
100 3.6 50 3.4 50 3.8
4. Tính pháp lý của kết luận kiểm tra thuế và việc xác định trách nhiệm của người nộp thuế
100 3.8 50 3.6 50 4.0
5. Mức độ phù hợp, cụ thể của quy trình và
các quy định tiến hành kiểm tra thuế 100 3.5 50 3.2 50 3.8
6. Cơ chế tính và ra Biên bản của cơ quan thuế 100 3.5 50 3.0 50 4.0
.7. Mức độ rõ ràng, đầy đủ của cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế đối với cơ sở sản xuất kinh doanh
100 4.0 50 4.0 50 4.0
8.Mức độ ảnh hưởng của mô hình quản lý
thuế đến công tác kiểm tra thuế GTGT đối
với DNN&V.
100 3.8 50 3.7 50 3.9
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
Các chỉ tiêu đánh giá về môi trường luật pháp và cơ chế chính sách thuế GTGT đối với DNN&V theo đánh giá chung là ở mức điểm trung bình đạt từ 3.4 đến 4.0 là ở mức khá. Nhưng đi vào chi tiết thì mức độ phù hợp của Luật thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn thi hành luật thuế GTGT, mức độ đầy đủ, hoàn chỉnh, đồng bộ của các cơ chế áp dụng, thực hiện pháp luật thuế GTGT khi khảo sát đánh giá ở NNT đạt từ 3.0 ĐTB/5 là ở mức trung bình, trong khi đó cán bộ thuế và quản lý nhà nước có liên quan đánh giá là 4.2ĐTB/5, là ở mức tốt.
Mức độ đầy đủ, hoàn chỉnh, đồng bộ của các cơ chế áp dụng, thực hiện pháp luật thuế GTGT, tính pháp lý của kết luận kiểm tra thuế và việc xác định trách nhiệm của người nộp thuế cũng như cán bộ thuế và cán bộ làm công tác quản lý đánh giá ở mức khá với ĐTB từ 3.4 đến 3.6 ĐTB/5 là ở mức khá.
Mức độ phù hợp, cụ thể của quy trình và các quy định tiến hành kiểm tra thuế khi khảo sát ở NNT đánh giá ở mức trung bình khi đạt 3.2ĐTB/5, còn phía người làm công tác quản lý thuế đạt ở mức khá 3.8ĐTB/5.
Mức độ rõ ràng, đầy đủ của cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế đối với cơ sở sản xuất kinh doanh khi được khảo sát cả NNT và cán bộ thuế, cán bộ làm công tác có liên quan đều có chung đánh giá ở mức khá khi đạt 4.0ĐTB/5.
Sau đây là sự phân tích cụ thể những mặt được và chưa được của môi trường luật pháp và cơ chế chính sách về thuế GTGT đối với DNN&V.
3.3.1.1. Những mặt được của môi trường luật pháp và cơ chế chính sách về thuế GTGT đối với DNN&V
Có được một hệ thống Chính sách thuế phù hợp, các văn bản hướng dẫn thi hành luật thuế GTGT đầy đủ, đồng bộ đáp ứng yêu cầu công tác quản lý.
Thuế GTGT không bị ảnh hưởng bởi kết quả kinh doanh của người nộp thuế, không phải là yếu tố của chi phí mà chỉ đơn thuần là một khoản được cộng thêm vào giá bán của người cung cấp hàng hóa, dịch vụ, vì vậy sắc thuế này không ảnh hưởng lớn đến mục tiêu khuyến khích hay hạn chế sản xuất, kinh doanh theo các ngành nghề cụ thể.
Thuế GTGT được áp dụng tính theo phương pháp khấu trừ, việc khấu trừ thuế được thực hiện căn cứ trên hóa đơn mua vào, điều này thúc đẩy người mua đòi hỏi người bán phải phát hành hóa đơn hợp pháp, khắc phục được tình trạng thông đồng giữa người mua và người bán để trốn lậu thuế.
Thuế GTGT góp phần thúc đẩy thực hiện tốt chế độ chứng từ trong công tác kế toán với việc phải hoàn thiện đầy đủ các hóa đơn mua, bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Do yêu cầu của việc kê khai thuế GTGT, khấu trừ thuế GTGT đầu vào, các DN đã chú trọng đến công tác kế toán, đặc biệt là kế toán thuế nhằm tăng cường quản lý chặt chẽ về mặt hóa đơn.
3.3.1.2. Những bất cập hiện nay của môi trường luật pháp và cơ chế chính sách về thuế GTGT đối với DNN&V
Nguyên tắc quản lý của mô hình tổ chức bộ máy theo chức năng đòi hỏi phải có các quy trình, quy chế phối hợp giữa các bộ phận, nhằm gắn kết chặt chẽ các chức năng trong quá trình thực hiện quản lý. Không chỉ thế các quy trình phải thường xuyên được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện trong quá trình phối hợp thực hiện công việc cụ thể ở mỗi chức năng mới, từ đó chuẩn hoá các quy trình theo hướng ứng dụng triệt để công nghệ thông tin, đảm bảo công tác quản lý thuế được thực hiện đồng bộ, hiệu quả. Song thời gian qua, công việc này triển khai còn chậm so
Hệ thống chính sách thuế vẫn còn lồng ghép nhiều chính sách xã hội, còn nhiều mức miễn, giảm thuế gây khó khăn trong quá trình kiểm tra thuế, cũng như dễ phát sinh tiêu cực thông đồng giữa cán bộ kiểm tra với người nộp thuế.
Chức năng và quyền hạn của kiểm tra thuế còn bó hẹp chưa trở thành công cụ có hiệu lực để chống thất thu ngân sách và răn đe ngăn chặn các hành vi vi phạm về thuế.
Chức năng điều tra các hành vi trốn thuế, gian lận tiền thuế chưa được quy định là một chức năng của cơ quan thuế. Để tăng cường tính pháp lý việc thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT khi thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp thuế đòi hỏi phải tăng thêm quyền cho cơ quan thuế.
Hiện nay điều tra vi phạm phải chuyển sang cho cơ quan công an. Chuyển được một vụ cũng mất rất nhiều thời gian hơn nữa lực lượng công an khó khăn trong việc điều tra do thiếu thông tin về NNT, thiếu chuyên môn chuyên sâu về thuế ; khi chuyển từ cơ quan thuế sang cơ quan điều tra, việc tiếp cận tài liệu, sổ sách kế toán và các hồ sơ khác có liên quan đến hành vi trốn thuế của doanh nghiệp lại phải bắt đầu từ đầu, cho dù đã có kết quả sơ bộ sau quá trình kiểm tra của cơ quan thuế. Do vậy công tác điều tra NNT vi phạm về thuế tiến hành chậm, hiệu quả chưa cao. Về tình trạng sử dụng tiền mặt trong thanh toán vẫn còn phổ biến là thói quen tiêu dung của người dân đẫn đến nhiều tiêu cực trong thanh toán như mua hàng không lấy hóa đơn, hóa đơn ghi khống, khai tăng chi phí gây khó khăn cho công tác quản lý thuế.
3.3.2. Về công tác tổ chức quản lý kiểm tra thuế GTGT đối với DNN&V của chi cục thuế Tam đảo
Kết quả đánh giá của NNT và cán bộ quản lý về công tác tổ chức quản lý kiểm tra thuế của Chi cục thuế Tam Đảo như bảng 3.18.
Bảng 3.18. Đánh giá về công tác tổ chức quản lý kiểm tra thuế GTGT đối với DNN&V của chi cục thuế Tam đảo
Chung M1 M2 Số lượng ĐTB Số lượng ĐTB Số lượng ĐTB
1. Mức độ tác động của bộ máy quản lý
thuế đến công tác kiểm tra 100 3.1 50 3.0 50 3.2
2. Mức độ tác động của các quy định về
công tác kiểm tra thuế GTGT đối với DN 100 3.4 50 3.3 50 3.5
3. Mức độ tác động của công tác tổ chức tại chi cục thực hiện nhiệm vụ kiểm tra thuế GTGT đối với DN
100 3.6 50 3.4 50 3.8
4. Năng lực thực thi nhiệm vụ và ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ chi cục trong công tác kiểm tra thuế
100 3.8 50 3.6 50 4.0
5. Mức độ tác động của chế độ chính sách của đơn vị đến đội ngũ cán bộ (tuyển dụng đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ...) để thực thi nhiệm vụ kiểm tra thuế
100 3.5 50 3.2 50 3.8
6. Mức độ tác động của về cơ sở vật chất và các điều kiện làm việc của cán bộ đến công tác kiểm tra thuế
100 3.2 50 3.3 50 3.1
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
Tác động của bộ máy quản lý thuế đến công tác kiểm tra, của công tác tổ chức tại Chi cục thực hiện nhiệm vụ kiểm tra thuế GTGT đối với DN ở mức trung bình khi khảo sát NNT ở mức 3.0ĐTB/5, còn phía cán bộ thuế và người làm công tác quản lý có liên quan đạt 3.2ĐTB/5 cũng ở mức trung bình.
Năng lực thực thi nhiệm vụ và ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ chi cục trong công tác kiểm tra thuế được đánh giá ở mức khá khi đạt mức 3.6 ĐTB/5 của NNT (mẫu 1) khi được hỏi, còn cán bộ thuế và người quản lý có liên quan (mẫu 2)
Mức độ tác động của chế độ chính sách của đơn vị đến đội ngũ cán bộ và mức độ tác động của về cơ sở vật chất và các điều kiện làm việc của cán bộ đến công tác kiểm tra thuế được đánh giá ở (mẫu 1) NNT đạt 3.2ĐTB/5 ở mức trung bình, còn cán bộ thuế và cán bộ quản lý nhà nước có liên quan (mẫu 2) là ở mức khá 3.8ĐTB/5.
Mức độ tác động về cơ sở vật chất và các điều kiện làm việc của cán bộ thuế đến công tác kiểm tra đánh giá chung 3.2ĐTB/5 là ở mức trung bình.
Sau đây là sự phân tích cụ thể những mặt được và chưa được của công tác tổ chức quản lý của Chi cục Thuế Tam đảo về kiểm tra thuế GTGT đối với DNN&V
3.3.2.1. Những mặt được của công tác tổ chức quản lý của chi cục thuế Tam đảo về