Phương pháp phân tích, xử lý số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm tra thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 54 - 55)

5. Kết cấu của đề tài

2.2.3. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu

2.2.3.1. Phương pháp đối chiếu so sánh

Phương pháp đối chiếu so sánh là một phương pháp được sử dụng một cách thường xuyên và xuyên suốt trong công tác kiểm tra thuế. Ở phương pháp này, cán bộ kiểm tra thuế đối chiếu thông tin liên quan đến NNT từ các nguồn thông tin khác nhau, giữa các hồ sơ của NNT với nhau và giữa các chỉ tiêu trong cùng một hồ sơ thuế với nhau.

2.2.3.2. Phương pháp tiếp cận đối chiếu chéo

Đối chiếu chéo là phương pháp đối chiếu thông tin về số thuế kê khai của NNT giữa cơ quan quản lý thuế bên người bán với cơ quan quản lý thuế bên người mua với nhau nhằm tìm ra sự sai lệch trong công tác kê khai thuế của NNT. Một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay là phương pháp xác minh hóa đơn. Nhờ phương pháp này mà không ít các hành vi sai phạm về thuế đã được phát hiện và xử lý kịp thời.

2.2.3.3. Tiếp cận kiểm tra ngược chiều

Phương pháp kiểm tra ngược chiều là phương pháp được sử dụng phổ biến khi tiến hành kiểm tra thuế tại trụ sở NNT. Theo đó cán bộ kiểm tra thuế căn cứ vào hồ sơ khai thuế với cơ quan thuế phát hiện ra các vấn đề nghi vấn rồi đi sâu vào kiểm tra sổ chi tiết các tài khoản và các chứng từ gốc.

2.2.3.4. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối và tương đối để mô tả thực trạng kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi cục thuế huyện

Tam Đảo; mô tả thực trạng công việc Chi cục Thuế huyện Tam Đảo thực hiện, các giải pháp tăng cường kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

2.2.3.5. Phương pháp so sánh

So sánh là phương pháp tính toán và tiến hành so sánh các chỉ tiêu có mối quan hệ tương quan như so sánh giữa các năm; so sánh giữa kết quả thực hiện với kế hoạch… Phương pháp này dùng để so sánh đối chiếu các chỉ tiêu thống kê, sử dụng phương pháp này để so sánh các chỉ tiêu theo thời gian và theo không gian. Từ đó nhằm chỉ ra sự khác biệt. Sử dụng phương pháp so sánh với các thông tin thu thập được để đưa ra được các nhận xét về thực trạng hoạt động, từ đó thấy được những ưu, khuyết điểm, khó khăn, thuận lợi, những bất cập và các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình kiểm tra thuế làm cơ sở để đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường kiểm tra thuế đối với doanh nhỏ và vừa tại Chi cục Thuế huyện Tam Đảo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm tra thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 54 - 55)