Nâng cao trình độ và vai trò của cán bộ quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nợ xấu tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển thái nguyên​ (Trang 79 - 80)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.2. Nâng cao trình độ và vai trò của cán bộ quản lý rủi ro tín dụng

Để phát huy hơn nữa vai trò của Phòng Quản lý rủi ro trong quản lý rủi ro tín dụng, ngân hàng cần tiêu chuẩn hóa đội ngũ quản lý rủi ro tín dụng. Theo đó, cần xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro tín dụng có kinh nghiệm, có kiến thức và khả năng nhanh nhạy khi xem xét, đánh giá các đề xuất tín dụng. Ngân hàng có thể xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn đối với cán bộ quản lý rủi ro tín dụng như trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế. Bên cạnh lựa chọn nhân sự tốt cho bộ phận quản lý rủi ro tín dụng, việc đào tạo nâng cao trình độ cũng cần được tiến hành thường xuyên và đồng bộ. Công tác đào tạo, nâng cao trình độ có thể được tiến hành theo một số hình thức như:

+Tổ chức các khóa đào tạo chuyên môn, các buổi hội thảo nhằm trao đổi thông tin, kinh nghiệm, quan điểm rủi ro, cách thức tiếp cận và xử lý thông tin hiệu quả.

+Luân chuyển vị trí công tác: phải được thực hiện thường xuyên và trên phạm vi toàn hệ thống BIDV Thái Nguyên. Theo đó, thực hiện điều chuyển cán bộ quản lý khách hàng sang làm việc tại các địa bàn khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định và ngược lại. Điều này sẽ giúp cho việc kiểm tra chéo khách hàng của các cán bộ quản lý khách hàng tránh trường hợp cán bộ quản lý khách hàng quản lý quá lâu một khách hàng dễ dẫn tới rủi ro.

cán bộ tham gia các chương trình học tập, nâng cao kiến thức chuyên môn nằm ngoài chương trình đào tạo của ngân hàng. Định kỳ thực hiện kiểm tra, đánh giá trình độ chuyên môn, kiến thức của cán bộ quản lý khách hàng, cán bộ quản lý rủi ro tín dụng, trên cơ sở đó lựa chọn, thay thế nhân sự cho phù hợp.

Bổ sung nhân sự có trình độ chuyên môn về xử lý, thu hồi nợ xấu cho Phòng Khách hàng Doanh nghiệp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nợ xấu. Trên cơ sở nhân sự của bộ phận xử lý nợ xấu, phòng Khách hàng doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong việc lên kế hoạch, trực tiếp triển khai các biện pháp xử lý nợ xấu kịp thời, phù hợp. Ngoài ra, với sự tham gia đồng thời xử lý nợ xấu của Phòng Khách hàng Doanh nghiệp sẽ nâng cao hơn trách nhiệm cũng như hiệu quả thu hồi nợ của cán bộ quản lý khách hàng.

Bên cạnh đó, cần xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả, đảm bảo sự liên lạc thường xuyên, liên tục và cập nhật kịp thời các thông tin trọng yếu giữa các bộ phận chức năng trong hoạt động cấp tín dụng, kiểm soát tín dụng, giúp cho bộ phận khách hàng doanh nghiệp có thể phân tích, đánh giá những rủi ro tiềm ẩn cũng như đưa ra kế hoạch xử lý nợ xấu phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nợ xấu tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển thái nguyên​ (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)