5. Kết cấu của luận văn
4.1.1. Định hướng chung
Cùng với sự mở cửa của nền kinh tế, BIDV Thái Nguyên đã từng bước hiện đại hoá hoạt động ngân hàng, đổi mới, cải tổ mô hình, bộ máy tổ chức, thay đổi về cơ chế quản lý điều hành, chế độ đãi ngộ, đặc biệt về mặt công nghệ, trong đó lấy công nghệ thông tin làm nền tảng đột phá ... cho đến nay đã có những bước phát triển vượt bậc, đảm bảo có thể hội nhập vào hệ thống tài chính quốc tế.
Với phương châm: “BIDV chia sẻ cơ hội hợp tác thành công”
Hoạt động tín dụng được xác định vẫn là lĩnh vực quan trọng trong nhiều năm tới, hướng tới thực hiện cho vay có chất lượng, đảm bảo an toàn và bền vững.
Thực hiện định hướng chung của BIDV Thái Nguyên về hoạt động tín dụng trong những năm tiếp theo đến 2020, trên cơ sở nghiên cứu thực tế thị trường địa bàn Thái Nguyên, BIDV Thái Nguyên đề ra những định hướng cho hoạt động cho vay của chi nhánh, cụ thể:
- Mở rộng thị trường hoạt động cho vay tới mọi lĩnh vực thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó chú trọng mở rộng cho vay đối với hộ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
- Tập trung phục vụ tốt các khách hàng truyền thống, khai thác tối đa nhu cầu dịch vụ của nhóm khách hàng này.
- Tiếp tục chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu cho vay theo hướng: Nâng cao tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo, lựa chọn khách hàng có tình hình tài chính
lành mạnh, có uy tín.
- Tiếp tục tham gia đồng tài trợ và uỷ thác cho vay đối với các dự án lớn. - Công tác quản lý tín dụng sẽ được thực hiện chi tiết đến từng ngành nghề kinh doanh, từng vùng, từng loại hình sản phẩm.
- Tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát chặt chẽ quá trình giải ngân và thu nợ. Tập trung xử lý các khoản nợ xấu, đặc biệt là các khoản nợ tiềm ẩn, khoản nợ đã cơ cấu và các khoản nợ đã được xử lý bằng quỹ DPRR hiện đang theo dõi tại ngoại bảng.