5. Kết cấu của luận văn
1.3.1. Nhân tố chủ quan
- Chính sách quản lý rủi ro
Chính sách quản lý rủi ro là một hệ thống các quy định nhằm điều chỉnh hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng phù hợp với chiến lược kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ. Bản thân hoạt động cho vay của ngân hàng luôn chứa đựng rủi ro. Việc xây dựng chính sách quản lý rủi ro là kim chỉ nam cho hoạt động cho vay. Chính sách quản lý rủi ro giúp định hướng phát triển hoạt động cho vay trên cơ sở chấp nhận một mức độ rủi ro nhất định, đồng thời cũng sẽ tác động trực tiếp đến xây dựng
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
chỉ tiêu về nợ xấu phát sinh từ hoạt động cho vay. Việc tăng cường hay nới lỏng quản lý nợ xấu luôn phải tuân theo định hướng và mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng. Khi tỷ lệ nợ xấu cũng như mức độ rủi ro tiềm ẩn vượt ra ngoài giới hạn rủi ro cho phép thì ngân hàng cần áp dụng ngay những biện pháp hữu hiệu để quản lý và kiểm soát nợ xấu.
- Quy trình cho vay
Mỗi ngân hàng khi triển khai bất kỳ sản phẩm, dịch vụ nào cũng cần phải ban hành quy trình hướng dẫn cụ thể về sản phẩm, dịch vụ, cách thức thực hiện. Việc ban hành quy trình cho vay chi tiết, rõ ràng sẽ giúp cho nhân viên ngân hàng hiểu và triển khai nghiệp vụ có hiệu quả, hạn chế được những lỗi vi phạm quy trình cho vay không chủ đích, tránh ảnh hưởng tới chất lượng các khoản cho vay. Bên cạnh đó, với quy trình cho vay chuẩn xác, việc rà soát, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm, thiếu sót sẽ được thực hiện dễ dàng hơn.
Hệ thống quy trình về các sản phẩm cho vay của ngân hàng có tác động đến xây dựng chỉ tiêu về nợ xấu. Trong trường hợp ngân hàng ban hành đầy đủ và chuẩn xác các quy trình cho vay thì chỉ tiêu về nợ xấu có thể được xây dựng theo hướng nới lỏng hơn (nhưng vẫn phải đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh) do đã hạn chế được nợ xấu phát sinh do nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng, ngược lại khi quy trình cho vay chưa đầy đủ hoặc chưa rõ ràng thì chỉ tiêu về nợ xấu cần được thắt chặt để nâng cao hơn nữa ý thức kiểm soát và hiệu quả thu hồi đối với các khoản cho vay.
- Năng lực, trình độ phân tích, đánh giá, lựa chọn khách hàng, dự án vay vốn của nhân viên ngân hàng
Việc phân tích, đánh giá, lựa chọn khách hàng, dự án để tài trợ vốn là khâu quan trọng, quyết định đến mức độ rủi ro cũng như khả năng sinh lời của
mỗi khoản vay. Khi quyết định cho vay được đưa ra trên cơ sở các phân tích, đánh giá đầy đủ, khách quan sẽ giúp hạn chế được khả năng phát sinh nợ xấu.
Trên cơ sở năng lực, trình độ của đội ngũ nhân viên, ngân hàng sẽ xây dựng chỉ tiêu về nợ xấu cho phù hợp. Với một đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn tốt trong thẩm định cho vay, chỉ tiêu về nợ xấu có thể được xây dựng theo hướng nới lỏng và ngược lại khi đội ngũ nhân viên có chất lượng chuyên môn chưa cao, thiếu kinh nghiệm thì chỉ tiêu về nợ xấu cần được thắt chặt.
- Mô hình tổ chức và quản trị điều hành
Mô hình tổ chức có tác động trực tiếp đến lập kế hoạch và triển khai xử lý nợ xấu. Với mô hình tổ chức được phân rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, đặc biệt là bộ phận xử lý nợ sẽ giúp công tác triển khai xử lý nợ hiệu quả hơn, chuyên nghiệp hơn.
Quản trị điều hành của ban lãnh đạo ngân hàng cũng là một nhân tố quyết định trong quản lý nợ xấu nói chung và xử lý nợ xấu nói riêng. Khi ban lãnh đạo có quan điểm rõ ràng và kiên quyết trong kiểm soát và xử lý nợ xấu thì công tác thực thi chỉ tiêu về nợ xấu sẽ đạt hiệu quả tốt hơn và thuận lợi hơn.
- Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay
Sau khi giải ngân khoản vay, ngân hàng cần thực hiện việc theo dõi khoản vay, nắm bắt tình hình của khách hàng nhằm phát hiện càng sớm càng tốt các khoản vay có vấn đề hoặc tiềm ẩn rủi ro, làm cơ sở cho việc xác định nợ xấu được chuẩn xác. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm soát cũng góp phần phát hiện, ngăn chặn những rủi ro đạo đức do nhân viên ngân hàng gây ra. Khi thiết lập được hệ thống kiểm tra, kiểm soát độc lập, vận hành có hiệu quả sẽ góp phần hỗ trợ rất tốt cho công tác quản lý hoạt động cho vay nói chung và quản lý nợ xấu nói riêng.
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
Ngày nay, việc ứng dụng công nghệ tin học có ảnh hưởng rất lớn, chi phối mọi hoạt động của ngân hàng. Nền tảng công nghệ tốt sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng tiết kiệm được thời gian, nhân lực trong quản lý nói chung và theo dõi các khoản vay nói riêng. Ứng dụng công nghệ tin học trong thực hiện các chỉ tiêu về nợ xấu giúp tăng cường công tác quản lý, cảnh báo và phát hiện kịp thời những khoản vay suy giảm chất lượng do vi phạm cam kết hoàn trả.