5. Kết cấu của luận văn
2.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
- Tổng nợ xấu và tốc độ tăng trưởng nợ xấu - Tỷ trọng nợ xấu/ Tổng dư nợ
- Tỷ lệ nợ xấu - Nợ ngoại bảng
2.2.5.1. Các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh
- Lợi nhuận trước thuế
- Huy động vốn cuối kỳ/bình quân
- Dư nợ tín dụng cuối kỳ/bình quân: dư nợ tín dụng gồm dư nợ thương mại từ nhóm 1 đến nhóm 5.
2.2.5.2. Các chỉ tiêu về hoạt động tín dụng
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI BIDV THÁI NGUYÊN 3.1. Khái quát về chi nhánh Ngân hàng TMCP đầu tƣ và phát triển Thái Nguyên
3.1.1. Khái quát chung
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ với chức năng ban đầu là cấp phát và quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách phục vụ tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Qua 55 năm trưởng thành và phát triển, đến nay BIDV là một trong bốn NHTM lớn nhất ở Việt Nam, là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức hoạt động theo mô hình Tổng công ty Nhà nước.
Đến năm 1981, Hội đồng chính phủ (nay là Chính phủ) đã đổi tên Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam thành Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Việt Nam và tách khỏi Bộ Tài Chính, Trực thuộc NHNN Việt Nam theo Quyết định số 259-CP 24/6/1981, trong đó nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thuộc kế hoạch nhà nước. Từ năm 1981-1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam đã từng bước vượt qua khó khăn, hoàn thiện các cơ chế nghiệp vụ, tiếp tục khẳng định để đứng vững và phát triển. Đây cũng là thời kỳ ngân hàng đã có bước chuyển mình theo định hướng của sự nghiệp đổi mới của cả nước nói chung, ngành ngân hàng nói riêng, từng bước trở thành một trong những ngân hàng chuyên doanh hàng đầu trong nền kinh tế. Ghi nhận những đóng góp của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
Nam trong thời kỳ này và với mục đích hoàn thiện hệ thống Ngân hàng cho phù hợp với cơ chế thị trường, ngày 26/11/1990 Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Đến năm 1994 với quyết định số 654/QĐ-TTg ngày 08/11/1994 của Thủ tướng Chính Phủ về việc chuyển giao nhiệm vụ cấp phát vốn ngân sách và tín dụng theo kế hoạch nhà nước từ BIDV về Tổng cục của Thống đốc NHNN Việt Nam cho phép BIDV được kinh doanh đa năng như một NHTM, BIDV đã thực hiện những bước chuyển đổi cấu trúc cơ bản, định hướng kinh doanh mạnh mẽ theo hướng một NHTM đa năng, hoạt động đa ngành, kinh doanh đa lĩnh vực vì một mục tiêu lợi nhuận. Những nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên BIDV đã góp phần tích cực trong sự nghiệp đổi mới kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, khẳng định vai trò và vị trí của BIDV trong hoạt động ngân hàng và đặc biệt, đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận với danh hiệu “Anh hừng lao động thời kỳ đổi mới” .
Ngày 01/09/2011 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ra quyết định số 1974/QĐ-NHNN chuyển đổi Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ doanh nghiệp Nhà nước thành loại hình Công ty TNHH Một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và tiến hành cổ phần hóa theo tiến trình đã được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt. Ngày 28/12/2011, BIDV đã phát hành thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Ngày 30/11/2011, Thủ tướng Chính Phủ đã ký quyết định số 2124/QĐ-TTG về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Ngày 01/05/2012, BIDV chính thức chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Đến nay, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã trở thành một trong bốn ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam với quy mô không ngừng mở rộng và tăng trưởng bên vững, tạo ra tiền đề để bước vào giai đoạn mới
với những đổi mới rất cơ bản và những kết quả quan trọng như:
- Là ngân hàng chủ lực trong phục vụ đầu tư, phát triển, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam luôn giữ vai trò quan trọng - là Ngân hàng hàng đầu cung ứng vốn đầu tư phát triển cho nền kinh tế, góp phần công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
- Cùng với các ngân hàng quốc doanh Việt Nam là lực lượng chủ lực thực thi chính sách tiền tệ Quốc gia.
- Kinh doanh đa năng tổng hợp, hiệu quả cao, an toàn hệ thống, tuân thủ pháp luật và chủ động hội nhập quốc tế. Làm đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.
- Chiếm thị phần đáng kể trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam và tiếp tục gia tăng.
- Xây dựng được nền tảng công nghệ thông tin, ban đầu đáp ứng được hoạt động Ngân hàng, làm cơ sở tiếp tục để đổi mới công nghệ Ngân hàng để nâng cao sức cạnh tranh.
- Tạo dựng và củng cố được một hệ thống kế toán trong sạch làm cơ sở cho quản trị điều hành.
- Đã tạo dựng và dịch chuyển được cơ cấu tài sản theo hướng bền vững, hợp lý, củng có và xây dựng được nền tài chính lành mạnh.
3.1.2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Thái Nguyên triển Thái Nguyên
BIDV Thái Nguyên đã xây dựng cho mình một cơ cấu tổ chức hợp lý gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo linh hoạt và nhanh chóng trong việc giải quyết công việc, phù hợp với nền kinh tế thị trường.
Tổ chức bộ máy của BIDV Thái Nguyên bao gồm: 1 Giám đốc và 3 Phó Giám đốc quản lý, điều hành 11 Phòng nghiệp vụ và 7 Phòng giao dịch
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
với tổng số 150 cán bộ công nhân viên.
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Thái Nguyên
3.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Thái Nguyên phát triển Thái Nguyên
3.1.3.1 Hoạt động huy động vốn BAN GIÁM ĐỐC KHỐI QUAN HỆ KHÁCH HÀNG KHỐI QUẢN LÝ RỦI RO KHỐI TÁC NGHIỆP KHỐI QUẢN LÝ NỘI BỘ KHỐI TRỰC THUỘC PHÒNG QLRR PHÒNG QTTD PHÒNG GDKHDN PHÒNG GDKHCN PHÒNG QL&DVKQ PHÒNG TCKT PHÒNG QHKH CN PHÒNG TCHC PHÒNG KHTH + TỔ ĐIỆN TOÁN PHÒNG QHKH1 PHÒNG QHKH2 CÁC PHÒNG GD
Nguồn vốn huy động cuối kỳ, huy động vốn bình quân năm sau luôn cao hơn năm trước. Chi nhánh đã vận dụng một cách linh hoạt các loại hình sản phẩm tiền gửi phù hợp, tiện ích và hấp dẫn với nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng như: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tích lũy, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bậc thang, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi… Chi nhánh luôn chủ động bám sát những diễn biến lãi suất trên địa bàn để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp. Kết hợp với việc sử dụng các hình thức quảng cáo, khuyến mại như tặng quà, hình thức dự thưởng, quay số trúng thưởng… đã góp phần thu hút khách hàng đến với BIDV và nâng cao nguồn vốn huy động cho Ngân hàng.
Bảng 3.1: Huy động vốn từ năm 2013-2015 của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên
Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014 so với 2013 2015 so với 2014 1. Tổng nguồn vốn huy động cuối kỳ 2.532 3.197 3.917 126,26% 122,52% + Theo thành phần Kinh tế 2.532 3.197 3.917 126,26% 122,52%
Trong đó:
- Tiền gửi cá nhân 1.869 2.513 2.842 135,42% 113,09% - Tiền gửi của ĐCTC 137 308 487 224,82% 158.12% - Tiền gửi DN, TC KT 526 358 588 68,06% 164,25%
+ Theo cơ cấu nguồn vốn 2.532 3.197 3.917 126,26% 122,52%
- HĐV ngắn hạn 1.519 2.078 2.742 136.80% 131,95% - HĐV trung dài hạn 1.013 1.119 1.175 110.48% 105% + Theo loại tệ 2.532 3.197 3.917 126,26% 122,52% - VND 2.152 2.717 3.408 126,25% 125,43% - USD 380 480 509 126,32% 106.04% 2. Huy động vốn bình quân 2.268 2.930 3.467 129,19% 118,33%
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm 2013 - 2015 của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Thái Nguyên)
0 500 1000 1500 2000 2500 3000
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Tiền gửi của cá nhân
Tiền gửi của định chế tài chính Tiền gửi của DN, TCKT
Biểu đồ 3.1. Huy động vốn từ năm 2013-2015 của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Thái Nguyên
Xét về tổng nguồn vốn huy động cuối kỳ có sự tăng trưởng cao, năm sau cao hơn năm trước, cụ thể năm 2014 nguồn vốn huy động là 3.197 tỷ đồng tăng 126,26% so với năm 2013, năm 2015 nguồn vốn huy động là 3.467 tỷ đồng tăng 18,33% so với năm 2014. Trong tổng nguồn huy động của toàn chi nhánh thì tiền gửi cá nhân chiếm tỷ trọng lớn, là nguồn vốn tương đối ổn định, bền vững, tăng trưởng qua các năm. Năm 2014 tiền gửi cá nhân tăng 35,42% so với năm 2013, năm 2015 nguồn vốn huy động từ dân cư tăng 13,09% so với 2014. Tiền gửi tổ chức kinh tế so với tiền gửi cá nhân có mức độ tăng trưởng khá cao, nhưng không ổn định, cụ thể: năm 2014 giảm 32% so với năm 2013 nhưng năm 2015 tăng 64,25% so năm 2014.
Xét về cơ cấu nguồn vốn huy động cũng có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ nguồn vốn dài hạn sang nguồn vốn ngắn hạn. Tỷ trọng nguồn vốn dài hạn trong tổng nguồn vốn huy động giảm dần qua các năm: năm 2013 chiếm 40%,
năm 2014 giảm xuống còn 35% và năm 2015 chỉ còn là 30%. Điều đó có thể nói đây là một sự chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn tương đối mạnh mẽ do thời gian qua lãi suất thường xuyên biến động, giá cả thay đổi người gửi tiền có xu hướng chuyển từ gửi các kỳ hạn dài hạn sang gửi các kỳ hạn ngắn bởi người gửi tiền có tâm lý không muốn đầu tư dài hạn mà chuyển sang kỳ hạn ngắn, hoặc chuyển kênh đầu tư khác để thu lợi cao hơn.
Nguồn vốn VND luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn trên 80%, tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn này qua các năm có sự ổn định, năm 2014 nguồn vốn huy động VND tăng 26,25 % so với 2013, sang năm 2015 nguồn vốn huy động VNĐ tăng 25.43% so với năm 2014. Trong khi đó nguồn tiền gửi ngoại tệ tuy chiếm tỷ trọng nhỏ dưới 20% song đã có sự tăng trưởng tương đối khá năm 2014 tăng trưởng 26,32% so với năm trước, tỷ trọng cũng giữ ở mức ổn định ở mức 15%.
Huy động vốn bình quân cũng có sự tăng trưởng tốt qua các năm, cụ thể năm 2013 nguồn vốn huy động bình quân là 2.268 tỷ đồng, năm 2014 là 2.930 tỷ đồng tăng 29,19% so với năm 2013, năm 2015 là 3.467 triệu đồng tăng 18,33% so với năm 2014.
3.1.3.2. Hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng mang lại lợi nhuận lớn nhất cho Ngân hàng, luôn chiếm tỷ trọng cao thường chiếm tới trên 75% trong tổng nguồn thu của chi nhánh. Thị phần tín dụng của chi nhánh luôn chiếm tỷ lệ cao so với thị phần tín dụng của các NHTM trên cùng địa bàn, hầu hết các doanh nghiệp lớn của tỉnh đều có dư nợ vay tại chi nhánh. Mặc dù vậy hoạt động tín dụng của chi nhánh vẫn còn có một số điểm hạn chế, tồn tại đó là chi nhánh chủ yếu tập trung cho vay các đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp, các dự án có dư nợ lớn chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ của toàn chi nhánh, dư nợ đối với các khách hàng cá nhân còn thấp, chiếm tỷ lệ nhỏ, các sản phẩm tín dụng bán lẻ chưa phát triển rộng rãi , khách hàng truyền thống của chi nhánh là các đơn vị xây lắp
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
trong toàn tỉnh, đôi khi bị chậm tiến độ trả nợ Ngân hàng theo cam kết , đây cũng là đối tượng khách hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Hiện nay các NHTM nói chung đều có xu hướng mở rộng các hoạt động sang phát triển các dịch vụ phi tín dụng, song có thể nói trong khoảng thời gian trước mắt nguồn thu chính của các Ngân hàng vẫn là từ tín dụng. Sau đây là số liệu phản ánh tình hình hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Thái Nguyên trong 03 năm gần đây (xem bảng 3.2)
Bảng 3.2: Kết quả tín dụng giai đoạn tƣ̀ 2013 - 2015 của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014 so với 2013 2015 so với 2014 I. Tổng dƣ nợ 3.494 3.756 3.673 107,5% 97,8% 1.Theo thời hạn - Tín dụng ngắn hạn 2.453 2.716 2.587 110,72% 95,25% - Tín dụng trung dài hạn 1.041 1.040 1.569 99,9% 150,87% 2.Theo TPKT - Cá nhân 798 925 900 115,91% 97,3% - Tổ chức kinh tế 2.696 2.831 2.773 105% 97.95%
3.Theo loại tiền tệ
- VNĐ 3.185 3.717 3.432 116,7% 92,33%
- USD, EUR 309 39 241 12,62% 617,95%
II. Dƣ nợ bình quân 3.178 4.125 4.777 129,8% 115,81% III. Tỷ lệ nợ xấu 0,57% 1,06% 0,7%
tư và Phát triển Thái Nguyên) 0 500 1000 1500 2000 2500 3000
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Tín dụng ngắn hạn Tín dụng trung và dài hạn
Biểu đồ 3.2. Kết quả tín dụng giai đoạn từ 2013 - 2015 của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Thái Nguyên
Xét về tổng dư nợ tín dụng có sự tăng trưởng khá tốt qua các năm, năm 2013 tổng dư nợ đạt 3.494 tỷ đồng, năm 2014 là 3.756 tỷ đồng tăng 7,5% so với năm 2013; tổng dư nợ 2015 đạt 3.673 tỷ đồng, giảm 2,2%. Dư nợ bình quân luôn được giữ ở mức cao, năm 2014 đạt 4.125 tỷ đồng tăng 29,8% so với năm 2013, năm 2015 đạt 4.777 tỷ đồng, tăng 15,81% so với 2014.
Nợ xấu của chi nhánh luôn đảm bảo thấp hơn giới hạn, kế hoạch giao, năm 2013 chiếm 0,57% tổng dư nợ, năm 2014 chiếm 1,06%, năm 2015 chiếm 0,7% tổng dư nợ.
Cho vay VND luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ, cụ thể 91% năm 2013, 99% năm 2014 và 93% năm 2015. Tỷ trọng cho vay ngoại tệ có xu hướng giảm. Năm 2014 dư nợ ngoại tệ chỉ đạt 39 tỷ đồng giảm 88% so với năm 2013, năm 2015 dư nợ ngoại tệ giảm 22% so với năm 2013.
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
và năm 2015 chiếm 60,65% tổng dư nợ, đảm bảo nằm trong giới hạn trung ương giao. Kết quả các năm cho thấy tín dụng luôn đạt mức độ tăng trưởng cao xong chi nhánh luôn chủ động kiểm soát chặt chẽ tín dụng theo hướng an toàn, hiệu quả, phát triển bền vững.
Tín dụng bán lẻ: Dư nợ tín dụng bán lẻ năm 2014 là 925 tỷ đồng, cao hơn gấp 1,16 lần so với cuối năm 2013, đạt tốc độ tăng trưởng khá cao trong giai đoạn 2013-2015, bình quân tăng 37,6%/năm.
Hiện nay, BIDV nói chung và BIDV Thái Nguyên nói riêng đang tăng cường triển khai mở rộng các sản phẩm bán lẻ. Các sản phẩm bán lẻ có ưu điểm là đem lại doanh thu cao, ít rủi ro, đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ