Tình hình nợ xấu tại BIDV Thái Nguyên giai đoạn 2013-2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nợ xấu tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển thái nguyên​ (Trang 54 - 59)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Tình hình nợ xấu tại BIDV Thái Nguyên giai đoạn 2013-2015

Nợ xấu tại BIDV Thái Nguyên giao đoạn 2013-2015 có nhiều biến động, cả về tổng dư nợ cũng như tỷ trọng giữa các nhóm nợ, trước tiên ta xem xét thực trạng nợ xấu của chi nhánh dưới góc độ là các khoản nợ đang được theo dõi tại nội bảng, cụ thể:

Bảng 3.5: Cơ cấu dƣ nợ nội bảng theo nhóm nợ

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) DN nhóm 1 3.454 98.8 3.666 97,6 3.602 98 DN nhóm 2 21 0.63 50 1.34 45 1.3 DN nhóm 3 0 0 0 0 0 0 DN nhóm 4 0 0 0 0 0 0 DN nhóm 5 19 0.57 40 1.06 26 0.7 Tổng cộng 3.494 100 3.756 100 3.673 100

(Nguồn: Báo cáo Phân loại nợ và trích lập DPRR - Phòng QLRR các năm 2013 - 2015)

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

DN nhóm 1 DN nhóm 2 DN nhóm 3 DN nhóm 4 DN nhóm 5

Bảng 3.6. Nợ xấu nội bảng

(Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) DN nhóm 3 0 0 0 0 0 0 DN nhóm 4 0 0 0 0 0 0 DN nhóm 5 19 100 40 100 26 100 Tổng cộng 19 100 40 100 26 100

(Nguồn: Báo cáo chất lượng tín dụng - Phòng QLRR các năm 2013 - 2015) (ĐVT: tỷ đồng) 0 5 10 15 20 25 30 35 40

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Dư nợ nhóm 3 Dư nợ nhóm 4 Dư nợ nhóm 5

Biểu đồ 3.5. Nợ xấu nội bảng

Năm 2013 tổng dư nợ xấu(nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5) là 19 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,57% trên tổng dư nợ, năm 2014 là 40 tỷ đồng, tỷ lệ 1,06%, năm 2015 là 26 tỷ đồng, tỷ lệ 0,7% tổng dư nợ nội bảng thấp hơn nhiều so mặt bằng chung của các tín dụng trên địa bàn Thái Nguyên năm 2015 (1,5%), điều này phản ánh chất lượng tín dụng của BIDV Thái Nguyên là rất tốt. Trong 3 nhóm nợ 3,4,5 BIDV Thái Nguyên chỉ có nợ nhóm 5 do khách hàng có nhiều khoản vay thì chỉ cần 1 khoản vay ở nhóm 5 là các khoản khác cũng tự động

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

chuyển nhóm 5. Bên cạnh đó đối với BIDV Thái Nguyên đối với khách hàng quá hạn thì BIDV Thái Nguyên sẽ tiến hành phân loại nợ theo định lượng và đánh giá khả năng phục hồi của khách hàng do vậy đối với các khách hàng đó sẽ phân loại nợ chủ yếu vào nhóm cao nhất là nhóm 5.

Mặc dù nợ xấu được theo dõi tại nội bảng năm 2015 giảm nhiều, tỷ lệ nợ xấu thấp, tuy nhiên tỷ trọng nợ xấu nhóm 5 vẫn cao. Tuy nhiên, con số dư nợ xấu tại nội bảng giảm xuống không đồng nghĩa với việc chất lượng của các khoản nợ phải thu từ phía khách hàng được nâng lên. Vì vậy, để đánh giá một cách toàn diện về tình hình nợ xấu tại BIDV Thái Nguyên ta cần xem xét đến các khoản nợ được theo dõi tại ngoại bảng.

Bảng 3.7. Cơ cấu dƣ nợ ngoại bảng

(Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 % 14/13 % 15/14 Dư nợ ngoại bảng 75 60 83 -20 38 (Đơn vị: Tỷ đồng) 0 20 40 60 80 100 Dư nợ ngoại bảng

Biểu đồ 3.6: Dư nợ ngoại bảng

Nợ ngoại bảng đã được xử lý bằng quỹ DPRR đến cuối năm 2013 là 75 tỷ đồng, năm 2014 là 60 tỷ đồng, năm 2015 là 83 tỷ đồng, năm 2015 tăng 38% so với năm 2014, bao gồm:

- Nợ Công ty Cổ phần Cung ứng nguồn nhân lực tổng số là 40 tỷ đồng, đây là khoản nợ đã thu hồi bán hết toàn bộ tài sản tuy nhiên vẫn không đảm bảo thu hết được nợ gốc và nợ lãi vay. Hiện nay khách hàng không có khả năng trả nợ, Công ty không hoạt động và Giám đốc Công ty đã bỏ trốn.

- Nợ không có tài sản đảm bảo để xử lý thu hồi nợ, tổng số 6,3 tỷ đồng, cụ thể Doanh nghiệp tư nhân Phước Hạnh 2 tỷ đồng, Công ty TNHH Tùng Nguyệt 1,8 tỷ đồng, Doanh nghiệp Tâm Phong 2,5 tỷ đồng.

- Nợ hiện tại BIDV Thái Nguyên đang tiến hành khởi kiện ra tòa như Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Hoàng Hà 5,1 tỷ đồng, Doanh nghiệp tư nhân thương mại Triều Dương 2,4 tỷ đồng.

- Nợ BIDV Thái Nguyên đang tiến hành phát mại tài sản như Công ty TNHH Mỏ Nhân Thịnh 26 tỷ đồng. Tuy nhiên việc phát mại vô cùng khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng mua tài sản.

Qua bảng 3.7 cho thấy, dư nợ ngoại bảng tại 31/12/2015 tăng 38% so với năm 2014, tương ứng tăng 23 tỷ đồng. Như vậy, mặc dù nợ xấu tại nội bảng đã giảm 14 tỷ đồng nhưng thay vào đó là việc gia tăng các khoản nợ ít có khả năng thu hồi 24 tỷ (nợ theo dõi ngoại bảng). .

Tổng nợ xấu của chi nhánh đã có xu hướng giảm xuống, đây là một tín hiệu đáng mừng nhất là trong tình hình nền kinh tế nói chung và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng giai đoạn năm 2013 gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, các khoản nợ ít có khả năng thu hồi lại có xu hướng tăng cao, buộc ngân hàng phải bù đắp bằng quỹ dự phòng rủi ro, điều này sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của ngân hàng. Ngoài ra, nợ xấu đã xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro không có dấu hiệu giảm xuống cho thấy công tác

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

Nhìn chung, với quan niệm về nợ xấu như đã trình bày, tình hình nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nợ xấu tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển thái nguyên​ (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)